Khi trẻ được 14-15 tuổi, tức là trước khi răng khôn nhô ra khỏi lợi, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và chụp X-quang hàm răng. Nha sĩ sẽ loại bỏ mầm răng nếu phát hiện nguy cơ răng khôn mọc lệch.
Răng khôn được hình thành ở tuổi 18, có thể mọc đúng vào tuổi này hoặc chậm hơn, thậm chí không bao giờ mọc. Răng khôn mọc hay không là tùy thuộc vào vị trí của nó trong xương. Nếu răng nằm ngang (không hiếm gặp), nó sẽ không mọc. Trừ trường hợp chiếc răng gây áp xe và nhiễm khuẩn, nhìn chung là không cần xử lý.
Nhưng nếu không tìm được đủ chỗ trên cung răng quá chật, răng khôn sẽ mọc lệch và xô đẩy những chiếc răng khác, khiến hàm răng bị xiên xẹo. Những chiếc răng không thẳng hàng sẽ dễ bị sâu hơn và gây các vấn đề về khớp cắn (sự hài hòa về tiếp xúc giữa răng hàm trên và hàm dưới). Một sự xê dịch, dù chỉ 1 mm, giữa 2 hàm răng có thể gây những rối loạn trầm trọng như đau tai, viêm xoang (nếu xoang bị lồi), co thắt ở khớp thái dương hàm rồi lan từng đợt sang đốt sống cổ và cột sống. Sự xê dịch đó cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của bộ xương.
Cách đề phòng
Để tránh những bất tiện kể trên, cha mẹ phải để ý đến răng của trẻ, dự đoán sớm nhất những chênh lệch về vị trí của răng khôn. Muốn vậy, cần chụp X-quang hàm răng vào giai đoạn răng khôn chưa mọc nhưng đã thấy được mầm răng trên phim X-quang. Răng khôn ở trạng thái mầm không có chân, trông giống như những viên bi nhỏ.
Quan sát phim chụp, nha sĩ ước lượng được vị trí răng sẽ mọc. Nếu chiếc răng khôn tương lai có thể làm xiên xẹo hàm răng, nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Đây là một thủ thuật nhỏ, dễ thực hiện vì răng chưa có chân. Sau khi gây tê tại chỗ, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối nhau (ở hàm trên và hàm dưới) nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng kia mọc.
Nếu chiếc răng khôn đã mọc và bị lệch, bệnh nhân sẽ phải dùng kháng sinh 2 ngày trước khi mổ, và sau khi mổ phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để làm tiêu phù nề.
Răng khôn được hình thành ở tuổi 18, có thể mọc đúng vào tuổi này hoặc chậm hơn, thậm chí không bao giờ mọc. Răng khôn mọc hay không là tùy thuộc vào vị trí của nó trong xương. Nếu răng nằm ngang (không hiếm gặp), nó sẽ không mọc. Trừ trường hợp chiếc răng gây áp xe và nhiễm khuẩn, nhìn chung là không cần xử lý.
Nhưng nếu không tìm được đủ chỗ trên cung răng quá chật, răng khôn sẽ mọc lệch và xô đẩy những chiếc răng khác, khiến hàm răng bị xiên xẹo. Những chiếc răng không thẳng hàng sẽ dễ bị sâu hơn và gây các vấn đề về khớp cắn (sự hài hòa về tiếp xúc giữa răng hàm trên và hàm dưới). Một sự xê dịch, dù chỉ 1 mm, giữa 2 hàm răng có thể gây những rối loạn trầm trọng như đau tai, viêm xoang (nếu xoang bị lồi), co thắt ở khớp thái dương hàm rồi lan từng đợt sang đốt sống cổ và cột sống. Sự xê dịch đó cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của bộ xương.
Cách đề phòng
Để tránh những bất tiện kể trên, cha mẹ phải để ý đến răng của trẻ, dự đoán sớm nhất những chênh lệch về vị trí của răng khôn. Muốn vậy, cần chụp X-quang hàm răng vào giai đoạn răng khôn chưa mọc nhưng đã thấy được mầm răng trên phim X-quang. Răng khôn ở trạng thái mầm không có chân, trông giống như những viên bi nhỏ.
Quan sát phim chụp, nha sĩ ước lượng được vị trí răng sẽ mọc. Nếu chiếc răng khôn tương lai có thể làm xiên xẹo hàm răng, nha sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Đây là một thủ thuật nhỏ, dễ thực hiện vì răng chưa có chân. Sau khi gây tê tại chỗ, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối nhau (ở hàm trên và hàm dưới) nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng kia mọc.
Nếu chiếc răng khôn đã mọc và bị lệch, bệnh nhân sẽ phải dùng kháng sinh 2 ngày trước khi mổ, và sau khi mổ phải dùng thuốc giảm đau, kháng viêm để làm tiêu phù nề.