Bên cạnh việc cần ngăn chặn bệnh ngay từ khi có dấu hiệu cảm cúm, bạn cũng cần lưu ý những điều nên và không nên khi trong gia đình có người bị cúm.
Bệnh cúm là căn bệnh mà nhiều người thường coi nhẹ, nhưng với căn bệnh này nếu không được kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và vệ sinh nơi ở, thân thể sạch sẽ thì bệnh sẽ chuyển biến nặng khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, bên cạnh việc cần ngăn chặn bệnh ngay từ khi có dấu hiệu cảm cúm, bạn cũng cần lưu ý những điều nên và không nên khi trong gia đình có người bị cúm.
Khi có dấu hiệu cảm cúm, tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ ho và hắt hơi bắn nước bọt có mầm bệnh ra xung quanh và lây cho người khác. Đối với người đã nhiễm cúm nặng thì việc đeo khẩu trang là cần thiết để giảm bớt sự phóng thích nguồn virus ra ngoài. Những trường hợp cúm nhẹ không có biến chứng có thể điều trị tại nhà nếu có chỉ định của thầy thuốc.
Nếu trong gia đình có người mắc cúm, ngay lập tức cách ly người bệnh trong phòng riêng hay nơi cách biệt ít nhất 7 ngày, kể từ khi bắt đầu có các biểu hiện cúm cho đến 24h sau khi không còn các triệu chứng bệnh.
Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý tránh tiếp xúc trực diện với người bệnh và khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Nếu bệnh nhân là em bé, khi bồng ẵm nên bế em bé vác vai, mặt em bé tựa lên vai người bế để tránh bị em bé ho vào mặt. Rửa tay ngay sau mỗi lần cởi bỏ khẩu trang, sau mỗi lần tiếp xúc, sờ chạm vào người bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh. Khi nhà có người mắc cúm nên thường xuyên vệ sinh phòng bệnh nhà ở và xử lý các đồ dùng cá nhân của người bệnh.
Bệnh cúm là căn bệnh mà nhiều người thường coi nhẹ, nhưng với căn bệnh này nếu không được kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và vệ sinh nơi ở, thân thể sạch sẽ thì bệnh sẽ chuyển biến nặng khiến bạn vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, bên cạnh việc cần ngăn chặn bệnh ngay từ khi có dấu hiệu cảm cúm, bạn cũng cần lưu ý những điều nên và không nên khi trong gia đình có người bị cúm.
Khi có dấu hiệu cảm cúm, tốt nhất bạn nên đeo khẩu trang để tránh nguy cơ ho và hắt hơi bắn nước bọt có mầm bệnh ra xung quanh và lây cho người khác. Đối với người đã nhiễm cúm nặng thì việc đeo khẩu trang là cần thiết để giảm bớt sự phóng thích nguồn virus ra ngoài. Những trường hợp cúm nhẹ không có biến chứng có thể điều trị tại nhà nếu có chỉ định của thầy thuốc.
Nếu trong gia đình có người mắc cúm, ngay lập tức cách ly người bệnh trong phòng riêng hay nơi cách biệt ít nhất 7 ngày, kể từ khi bắt đầu có các biểu hiện cúm cho đến 24h sau khi không còn các triệu chứng bệnh.
Người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý tránh tiếp xúc trực diện với người bệnh và khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Nếu bệnh nhân là em bé, khi bồng ẵm nên bế em bé vác vai, mặt em bé tựa lên vai người bế để tránh bị em bé ho vào mặt. Rửa tay ngay sau mỗi lần cởi bỏ khẩu trang, sau mỗi lần tiếp xúc, sờ chạm vào người bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của người bệnh. Khi nhà có người mắc cúm nên thường xuyên vệ sinh phòng bệnh nhà ở và xử lý các đồ dùng cá nhân của người bệnh.