Hàng chục trận động đất xảy ra trong 2 tháng qua cho thấy các đới đứt gãy trên lãnh thổ Việt Nam đang hoạt động tích cực.
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết:
'Trên các đới đứt gãy này, thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra các trận động đất khác.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học đang 'bó tay' trong việc xác định khi nào thì động đất xảy ra, xảy ra ở đâu và mạnh bao nhiêu độ ricter'.
Trong suốt tháng 9/2012, gần 20 trận động đất lớn nhỏ đã xảy ra ở Bắc Trà My (Quảng Nam).
Tối 29/9, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xảy ra hai trận động đất liên tiếp với các cường độ mạnh lần lượt là 3,3 độ richter và 3,2 độ richter.
Lúc 10h18 sáng 3/10, tại Hải Phòng đã xảy ra một trận động đất mạnh 4,4 độ richter, gây rung lắc tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tâm chấn động đất 4,4 độ ricter ở Hải Phòng hôm 3/10/2012
Cũng trong chiều qua, lúc 15h15, ở khu vực ngoài khơi vịnh Bắc bộ xảy ra một trận động đất 3,3 độ richter, độ sâu chấn tiêu 10km và không có khả năng gây ra sóng thần.
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, động đất tại Việt Nam không mạnh so với nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở mức trung bình và trung bình yếu.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành phân vùng động đất Việt Nam theo thang động đất quốc tế MSK-64.
Theo đó, vùng phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 gồm các vùng Sông Mã, Sơn La và Pu Mây Tun-Sốp Cộp gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La và Lai Châu.
Vùng động đất cấp 8 gồm 2 loại vùng: vùng phát sinh động đất cấp 8 và các vùng chấn động cấp 8 bị gây ra bởi động đất mạnh hơn ở bên cạnh.
Thuộc loại thứ nhất là các vùng Lai Châu - Điện Biên, Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Cả - Rào Nậy và Tây biển Đông (từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 19).
Động đất cấp 7 có thể xảy ra dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Yên Bái và tại nhiều nơi thuộc khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 7, cấp 8, TP HCM nằm trong vùng động đất cấp 6, cấp 7. So với Hà Nội, tại TP HCM, động đất xảy ra ít hơn và yếu hơn.
Tiến sĩ Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết:
'Trên các đới đứt gãy này, thời gian tới sẽ tiếp tục xảy ra các trận động đất khác.
Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học đang 'bó tay' trong việc xác định khi nào thì động đất xảy ra, xảy ra ở đâu và mạnh bao nhiêu độ ricter'.
Trong suốt tháng 9/2012, gần 20 trận động đất lớn nhỏ đã xảy ra ở Bắc Trà My (Quảng Nam).
Tối 29/9, trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xảy ra hai trận động đất liên tiếp với các cường độ mạnh lần lượt là 3,3 độ richter và 3,2 độ richter.
Lúc 10h18 sáng 3/10, tại Hải Phòng đã xảy ra một trận động đất mạnh 4,4 độ richter, gây rung lắc tại các tòa nhà cao tầng trên địa bàn TP Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tâm chấn động đất 4,4 độ ricter ở Hải Phòng hôm 3/10/2012
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, động đất tại Việt Nam không mạnh so với nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu ở mức trung bình và trung bình yếu.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, Viện Vật lý địa cầu đã tiến hành phân vùng động đất Việt Nam theo thang động đất quốc tế MSK-64.
Theo đó, vùng phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 gồm các vùng Sông Mã, Sơn La và Pu Mây Tun-Sốp Cộp gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên, thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La và Lai Châu.
Vùng động đất cấp 8 gồm 2 loại vùng: vùng phát sinh động đất cấp 8 và các vùng chấn động cấp 8 bị gây ra bởi động đất mạnh hơn ở bên cạnh.
Thuộc loại thứ nhất là các vùng Lai Châu - Điện Biên, Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Cả - Rào Nậy và Tây biển Đông (từ vĩ tuyến 13 đến vĩ tuyến 19).
Động đất cấp 7 có thể xảy ra dọc theo sông Lô, Hòa Bình, Yên Bái và tại nhiều nơi thuộc khu vực từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
Hà Nội nằm trong vùng động đất cấp 7, cấp 8, TP HCM nằm trong vùng động đất cấp 6, cấp 7. So với Hà Nội, tại TP HCM, động đất xảy ra ít hơn và yếu hơn.