Noah Kagan giải thích nguyên nhân khiến ông bị Facebook đuổi việc vào 6 năm trước.
Thật tồi tệ nếu bạn bị tập đoàn hàng đầu như Facebook đuổi việc. Sau đó, bạn tiếp tục chứng kiến mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn dù thiếu vắng sự góp mặt của mình.
Noah Kagan – cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook vừa chia sẻ điều này. Vào cuối tuần trước, ông đăng trên blog bài viết mang tên “Bài học trị giá 100 triệu USD” và giải thích nguyên nhân khiến ông bị Facebook đuổi việc vào 6 năm trước.
Kagan nhận chức Giám đốc sản phẩm vào tháng 11/2005 nhưng mất việc chỉ sau 8 tháng. Khi ông rời khỏi, Facebook vẫn đang gói gọn trong đối tượng học sinh và sinh viên của những trường tại Mỹ. Facebook bắt đầu chấp nhận mọi đăng ký miễn sao địa chỉ email hợp lệ vào tháng 9/2006. Theo tính toán, nếu còn được làm việc tới giờ thì Kagan có thể đút túi 100 triệu USD (khoảng 2.100 tỷ đồng).
Noah Kagan
Hiện tại, Kagan giữ chức Giám đốc sản phẩm tại AppSumo, trang web chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, mạng. Giải thích lý do khiến mình thất bại, ông cho rằng bản thân quá ích kỷ, vô tình tiết lộ thông tin bí mật của Facebook cho tạp chí TechCrunch và không sửa chữa được những khuyết điểm của mình dưới tư cách Giám đốc sản phẩm.
Kagan phát biểu: “Tôi không phải là một người giỏi hoạch định sản phẩm vào thời gian đó. Nếu không thể sửa chữa lỗi thì tôi sẽ chuyển chúng sang bộ phận khác”. Từng làm việc với một nhóm gồm 30 nhân viên song Kagan khó lòng điều chỉnh công việc tại Facebook khi đội ngũ nhân viên tăng lên 150 người.
Ngoài ra, Kagan thừa nhận từng sử dụng danh tiếng Facebook cho mục đích cá nhân. Nhân viên không bao giờ được dựa dẫm quá nhiều vào thương hiệu của sản phẩm. Sau 6 năm ân hận, Kagan nhận thấy chìa khóa thành công là trở thành một nhân viên khiêm tốn, biết lắng nghe mọi người khi làm việc nhóm và chấp nhận là cá nhân nhỏ nhưng tích cực làm việc để phát triển tập thể vững mạnh.
Trên blog cá nhân, Kagan cũng nhắc đến văn hóa làm việc. Dưới đây là những phân tích của ông:
Có 3 nhóm người làm việc cho một công ty:
1. Người phát triển: Là người sẽ bắt đầu khi công ty chưa phát triển. Họ sử dụng khả năng của mình để giúp công ty lớn mạnh hơn.
2. Kẻ khoe mẽ: Là người phù hợp khi công ty thật sự lớn mạnh, nhưng không phù hợp trong quá trình phát triển của hãng.
3. Người từng trải: Là người có nhiều kinh nghiệm. Những người này sẽ truyền đạt kiến thức của mình cho người đến sau nhằm cải thiện công việc.
Kagan cũng khẳng định những lý do khiến ông mất việc, bao gồm:
1. Quá ích kỷ: Kagan thừa nhận ông đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích tập thể. Ông tổ chức những sự kiện và mượn thanh danh của Facebook để thu lợi thông qua trang cá nhân.
2. Để lộ thông tin: Vào đêm trước khi khởi động chiến dịch marketing cho Facebook, Kagan gửi email cho TechCrunch để họ đăng tải thông tin vào sáng hôm sau. Nhưng TechCrunch lại nhanh chóng đưa tin vào ngay buổi tối hôm đó và phá hỏng mọi chuyện.
3. Năng lực: Mỗi người có một khả năng đặc biệt riêng, nhưng Kagan đã lựa chọn công việc không phù hợp với khả năng của ông và nếm trải thất bại.
Đây chính là bài học của Kagan, cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook. Có lẽ nếu ông biết trước Facebook sẽ phát triển mạnh mẽ như hôm nay, ông sẽ phải suy nghĩ lại.
Thật tồi tệ nếu bạn bị tập đoàn hàng đầu như Facebook đuổi việc. Sau đó, bạn tiếp tục chứng kiến mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn dù thiếu vắng sự góp mặt của mình.
Noah Kagan – cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook vừa chia sẻ điều này. Vào cuối tuần trước, ông đăng trên blog bài viết mang tên “Bài học trị giá 100 triệu USD” và giải thích nguyên nhân khiến ông bị Facebook đuổi việc vào 6 năm trước.
Kagan nhận chức Giám đốc sản phẩm vào tháng 11/2005 nhưng mất việc chỉ sau 8 tháng. Khi ông rời khỏi, Facebook vẫn đang gói gọn trong đối tượng học sinh và sinh viên của những trường tại Mỹ. Facebook bắt đầu chấp nhận mọi đăng ký miễn sao địa chỉ email hợp lệ vào tháng 9/2006. Theo tính toán, nếu còn được làm việc tới giờ thì Kagan có thể đút túi 100 triệu USD (khoảng 2.100 tỷ đồng).
Noah Kagan
Hiện tại, Kagan giữ chức Giám đốc sản phẩm tại AppSumo, trang web chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, mạng. Giải thích lý do khiến mình thất bại, ông cho rằng bản thân quá ích kỷ, vô tình tiết lộ thông tin bí mật của Facebook cho tạp chí TechCrunch và không sửa chữa được những khuyết điểm của mình dưới tư cách Giám đốc sản phẩm.
Kagan phát biểu: “Tôi không phải là một người giỏi hoạch định sản phẩm vào thời gian đó. Nếu không thể sửa chữa lỗi thì tôi sẽ chuyển chúng sang bộ phận khác”. Từng làm việc với một nhóm gồm 30 nhân viên song Kagan khó lòng điều chỉnh công việc tại Facebook khi đội ngũ nhân viên tăng lên 150 người.
Ngoài ra, Kagan thừa nhận từng sử dụng danh tiếng Facebook cho mục đích cá nhân. Nhân viên không bao giờ được dựa dẫm quá nhiều vào thương hiệu của sản phẩm. Sau 6 năm ân hận, Kagan nhận thấy chìa khóa thành công là trở thành một nhân viên khiêm tốn, biết lắng nghe mọi người khi làm việc nhóm và chấp nhận là cá nhân nhỏ nhưng tích cực làm việc để phát triển tập thể vững mạnh.
Trên blog cá nhân, Kagan cũng nhắc đến văn hóa làm việc. Dưới đây là những phân tích của ông:
Có 3 nhóm người làm việc cho một công ty:
1. Người phát triển: Là người sẽ bắt đầu khi công ty chưa phát triển. Họ sử dụng khả năng của mình để giúp công ty lớn mạnh hơn.
2. Kẻ khoe mẽ: Là người phù hợp khi công ty thật sự lớn mạnh, nhưng không phù hợp trong quá trình phát triển của hãng.
3. Người từng trải: Là người có nhiều kinh nghiệm. Những người này sẽ truyền đạt kiến thức của mình cho người đến sau nhằm cải thiện công việc.
Kagan cũng khẳng định những lý do khiến ông mất việc, bao gồm:
1. Quá ích kỷ: Kagan thừa nhận ông đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích tập thể. Ông tổ chức những sự kiện và mượn thanh danh của Facebook để thu lợi thông qua trang cá nhân.
2. Để lộ thông tin: Vào đêm trước khi khởi động chiến dịch marketing cho Facebook, Kagan gửi email cho TechCrunch để họ đăng tải thông tin vào sáng hôm sau. Nhưng TechCrunch lại nhanh chóng đưa tin vào ngay buổi tối hôm đó và phá hỏng mọi chuyện.
3. Năng lực: Mỗi người có một khả năng đặc biệt riêng, nhưng Kagan đã lựa chọn công việc không phù hợp với khả năng của ông và nếm trải thất bại.
Đây chính là bài học của Kagan, cựu Giám đốc sản phẩm của Facebook. Có lẽ nếu ông biết trước Facebook sẽ phát triển mạnh mẽ như hôm nay, ông sẽ phải suy nghĩ lại.