Tui là đứa luôn hoài niệm về những tháng ngày tươi đẹp thuở ấu thơ. Và hôm nay, tui quyết định ngồi lục tung ký ức êm đềm của ngày xưa để mà nhớ, để mà cười…
Nhớ hồi nhỏ tui rất khoái đốt pháo mặc dù tui là đứa trùm sợ pháo. Một tay cầm viên pháo tiểu, Một tay cầm cây nhang, hai tay run bây bẩy, châm pháo mà cảm giác như mình sắp bị bom mìn nổ banh xác vậy! Thế mà vẫn khoái. Hồi ấy khoái nhất là ở xóm có đám cưới, người ta đốt pháo xong là cả bọn trẻ nít nhào vô lượm pháo lép rồi ra mảnh đất trống thi nhau đốt pháo. Đêm Giao Thừa, xen giữa mùi khói nhang, mùi bánh trái còn có cả mùi thuốc pháo, tiếng pháo đì đoàng báo hiệu một năm mới lại vừa sang.
Không hiểu sao dạo này tui thích nghe nhạc Xuân. Người yêu bảo “Mới có đầu tháng Tám mà anh đã nôn Tết rồi hả anh?”. Bảo nôn tết thì cũng không đúng vì tết nay có vui bằng tết xưa nữa đâu mà nôn với chả mong. Tết xưa vui lắm! Nhà nghèo nên tết đến đồng nghĩa với việc tôi sẽ có được những điều mà ngày thường tôi không có. Có tiền lì xì, có bộ quần áo mới, được ăn dưa hấu, được ăn vú sữa, được ăn hột vịt hộn. Mới hai mươi mấy tháng Chạp mà không khí tết đã rần rần thiệt là khó tả. Cởi trần xách cái thau ra mương vườn tắm mà cảm nhận được mùi nước mương dường như cũng có mùi Tết thì phải. Ngày ấy tui và nhỏ Thu chơi thân với nhau, đi tắm ngoài sau vườn tui cũng rủ nó theo. Có khi nó chỉ ngồi trên gốc nhãn nhìn tui tắm, thỉnh thoảng hai đứa lại ca nghêu ngao những bài hát thiếu nhi quen thuộc. Ngày trước, chương trình chiếu tết trên tivi hay hơn ngày thường nhiều lắm. Ta nói coi mút mùa Lệ Thuỷ mà vẫn không thấy chán. Còn bây giờ đủ đầy quá, thừa mứa quá nên bỗng dưng thấy ngày Tết cũng như ngày thường mà đôi khi còn mệt hơn nữa ấy chứ. Ước gì mình mãi là trẻ con, ước gì được quay trở lại những ngày tháng cũ.
Nhớ hồi ấy tôi mê chơi điện tử lắm. Đầu tiên là cái máy chơi điện tử xài bằng hai cục pin Con Ó với những trò xếp hình, lái máy bay,… Thằng Bình ở xóm trong là cái đứa đầu tiên trong xóm có được cái máy đáng mơ ước ấy. Nó cho tui chơi chừng vài phút là giựt lại. Tui tất tả chạy về khóc bù lu bù loa với má. Để rồi 1 lần má đi Sài Gòn vì muốn mua cái máy điện tử cho con trai mà bị lạc xe. Lần ấy tui khóc muốn ngập Đồng Tháp vì tưởng đâu đã mất má mãi mãi. Hồi ấy, mỗi khi tết đến (lại là tết xưa) tôi được lên nhà má nuôi ở đình Tân Phú Trung để chơi với anh Dũng, chị Gái. Anh Dũng thường dẫn tui đi chơi điện tử bằng đầu băng với những trò contra, song long, ăn nấm. Ôi cha ơi tôi ghiền không thể tả. Tôi nhớ như in tôi đã từng có cái mơ ước kỳ cục là nếu tui có được cái máy điện tử đầu băng thì tui sẽ chấp nhận giảm thọ 10 năm. Thiệt là khùng hết biết. chị Gái thường mua bánh cho tui ăn, dẫn tui vô đình Tân Phú Trung chơi. Người ta đồn đình này linh lắm nên mỗi khi vô đình tui cứ cúi gầm mặt xuống. Ngày xưa, tui bệnh tật triền miên nên má nuôi thỉnh 1 cái sợi bùa đỏ đỏ của đình cho tui đeo trên cổ, nhìn cũng thời trang lắm chứ bộ. Má nuôi của tui mất rồi. Má nhậu xỉn, uống thuốc tự tử. Từ ngày má mất thì tui cũng ít còn liên lạc với anh Dũng và chị Gái. Vì ai cũng đã có gia đình riêng, công việc của riêng mình. Song những gì mà tôi đã từng trải qua với anh chị tui sẽ không bao giờ quên được. Cảm ơn má nuôi về cái tên Dũng Em mà má đã đặt cho con và sẽ theo con đến suốt cuộc đời này.
Nhớ hồi nhỏ, sáng sáng lại nghe cô Bảy nhà kế bên rao “bắp hông, bắp hông…”. Món bắp hầm của cô Bảy ngon đến mức không giấy mực nào có thể diển tả được. Chỉ là bắp hầm rồi cho một ít đường, mè, dừa khô nạo,… mà sao ngon đến lạ. Ký ức tuổi thơ tui đã quen với tiếng rao của cô cùng chiếc xuồng bé tẹo cô ngồi khẳm cả đầu lái. Giờ thì cô Bảy đã yếu hơn nhiều sau cơn bạo bệnh, cô đã nghỉ nghề bắp từ lâu và ra sống cùng vợ chồng con trai ở ngoài đồn điền cao su tận ngoài Tây Ninh. Nhớ hồi nhỏ nhà bà năm Thứ bán bánh tằm. Bánh tằm do bà tự làm ra nhưng trong ký ức mờ nhạt của tuổi thơ tui không tài nào nhớ nỗi bà đã làm như thế nào để cho ra sợi bánh tằm thành phẩm. Chỉ nhớ rằng ngoài món bánh tằm bà còn bán hạt sen khô cho tụi trẻ con. Mỗi lần ăn muốn mẻ răng nhưng mà vẫn khoái.
Nhớ hồi nhỏ, đi học tui toàn lội bộ, trường học cách nhà hơn 2 cây số chứ ít ỏi gì. Không bao giờ tui chọn đi đường chính, toàn đi đường ruộng, đường vòng, đường tắt. Trên đường về chúng tôi thường ghé đục Bà Búa hái trâm ăn, buồn buồn cởi truồng nhảy xuống kênh thuỷ lợi tắm, lúc thì trèo cây lấy tổ chim, lúc chơi trò cá sấu lên bờ. Có hôm mải mê chơi má kiếm về đánh cho nát mông mà vẫn không tởm, vài hôm sau thì đâu lại vào đấy.
Ngồi nhắc chuyện xưa chắc nhắc hoài nhắc miết vẫn không bao giờ hết.Và thật hạnh phúc biết bao khi tui có được một tuổi thở quá đỗi tuyệt vời để mỗi khi buồn lại leo lên chuyến tàu không có người soát vé trở ngược thời gian tìm lại ký ức ngọt ngào.
Nhớ hồi nhỏ tui rất khoái đốt pháo mặc dù tui là đứa trùm sợ pháo. Một tay cầm viên pháo tiểu, Một tay cầm cây nhang, hai tay run bây bẩy, châm pháo mà cảm giác như mình sắp bị bom mìn nổ banh xác vậy! Thế mà vẫn khoái. Hồi ấy khoái nhất là ở xóm có đám cưới, người ta đốt pháo xong là cả bọn trẻ nít nhào vô lượm pháo lép rồi ra mảnh đất trống thi nhau đốt pháo. Đêm Giao Thừa, xen giữa mùi khói nhang, mùi bánh trái còn có cả mùi thuốc pháo, tiếng pháo đì đoàng báo hiệu một năm mới lại vừa sang.
Không hiểu sao dạo này tui thích nghe nhạc Xuân. Người yêu bảo “Mới có đầu tháng Tám mà anh đã nôn Tết rồi hả anh?”. Bảo nôn tết thì cũng không đúng vì tết nay có vui bằng tết xưa nữa đâu mà nôn với chả mong. Tết xưa vui lắm! Nhà nghèo nên tết đến đồng nghĩa với việc tôi sẽ có được những điều mà ngày thường tôi không có. Có tiền lì xì, có bộ quần áo mới, được ăn dưa hấu, được ăn vú sữa, được ăn hột vịt hộn. Mới hai mươi mấy tháng Chạp mà không khí tết đã rần rần thiệt là khó tả. Cởi trần xách cái thau ra mương vườn tắm mà cảm nhận được mùi nước mương dường như cũng có mùi Tết thì phải. Ngày ấy tui và nhỏ Thu chơi thân với nhau, đi tắm ngoài sau vườn tui cũng rủ nó theo. Có khi nó chỉ ngồi trên gốc nhãn nhìn tui tắm, thỉnh thoảng hai đứa lại ca nghêu ngao những bài hát thiếu nhi quen thuộc. Ngày trước, chương trình chiếu tết trên tivi hay hơn ngày thường nhiều lắm. Ta nói coi mút mùa Lệ Thuỷ mà vẫn không thấy chán. Còn bây giờ đủ đầy quá, thừa mứa quá nên bỗng dưng thấy ngày Tết cũng như ngày thường mà đôi khi còn mệt hơn nữa ấy chứ. Ước gì mình mãi là trẻ con, ước gì được quay trở lại những ngày tháng cũ.
Nhớ hồi ấy tôi mê chơi điện tử lắm. Đầu tiên là cái máy chơi điện tử xài bằng hai cục pin Con Ó với những trò xếp hình, lái máy bay,… Thằng Bình ở xóm trong là cái đứa đầu tiên trong xóm có được cái máy đáng mơ ước ấy. Nó cho tui chơi chừng vài phút là giựt lại. Tui tất tả chạy về khóc bù lu bù loa với má. Để rồi 1 lần má đi Sài Gòn vì muốn mua cái máy điện tử cho con trai mà bị lạc xe. Lần ấy tui khóc muốn ngập Đồng Tháp vì tưởng đâu đã mất má mãi mãi. Hồi ấy, mỗi khi tết đến (lại là tết xưa) tôi được lên nhà má nuôi ở đình Tân Phú Trung để chơi với anh Dũng, chị Gái. Anh Dũng thường dẫn tui đi chơi điện tử bằng đầu băng với những trò contra, song long, ăn nấm. Ôi cha ơi tôi ghiền không thể tả. Tôi nhớ như in tôi đã từng có cái mơ ước kỳ cục là nếu tui có được cái máy điện tử đầu băng thì tui sẽ chấp nhận giảm thọ 10 năm. Thiệt là khùng hết biết. chị Gái thường mua bánh cho tui ăn, dẫn tui vô đình Tân Phú Trung chơi. Người ta đồn đình này linh lắm nên mỗi khi vô đình tui cứ cúi gầm mặt xuống. Ngày xưa, tui bệnh tật triền miên nên má nuôi thỉnh 1 cái sợi bùa đỏ đỏ của đình cho tui đeo trên cổ, nhìn cũng thời trang lắm chứ bộ. Má nuôi của tui mất rồi. Má nhậu xỉn, uống thuốc tự tử. Từ ngày má mất thì tui cũng ít còn liên lạc với anh Dũng và chị Gái. Vì ai cũng đã có gia đình riêng, công việc của riêng mình. Song những gì mà tôi đã từng trải qua với anh chị tui sẽ không bao giờ quên được. Cảm ơn má nuôi về cái tên Dũng Em mà má đã đặt cho con và sẽ theo con đến suốt cuộc đời này.
Nhớ hồi nhỏ, sáng sáng lại nghe cô Bảy nhà kế bên rao “bắp hông, bắp hông…”. Món bắp hầm của cô Bảy ngon đến mức không giấy mực nào có thể diển tả được. Chỉ là bắp hầm rồi cho một ít đường, mè, dừa khô nạo,… mà sao ngon đến lạ. Ký ức tuổi thơ tui đã quen với tiếng rao của cô cùng chiếc xuồng bé tẹo cô ngồi khẳm cả đầu lái. Giờ thì cô Bảy đã yếu hơn nhiều sau cơn bạo bệnh, cô đã nghỉ nghề bắp từ lâu và ra sống cùng vợ chồng con trai ở ngoài đồn điền cao su tận ngoài Tây Ninh. Nhớ hồi nhỏ nhà bà năm Thứ bán bánh tằm. Bánh tằm do bà tự làm ra nhưng trong ký ức mờ nhạt của tuổi thơ tui không tài nào nhớ nỗi bà đã làm như thế nào để cho ra sợi bánh tằm thành phẩm. Chỉ nhớ rằng ngoài món bánh tằm bà còn bán hạt sen khô cho tụi trẻ con. Mỗi lần ăn muốn mẻ răng nhưng mà vẫn khoái.
Nhớ hồi nhỏ, đi học tui toàn lội bộ, trường học cách nhà hơn 2 cây số chứ ít ỏi gì. Không bao giờ tui chọn đi đường chính, toàn đi đường ruộng, đường vòng, đường tắt. Trên đường về chúng tôi thường ghé đục Bà Búa hái trâm ăn, buồn buồn cởi truồng nhảy xuống kênh thuỷ lợi tắm, lúc thì trèo cây lấy tổ chim, lúc chơi trò cá sấu lên bờ. Có hôm mải mê chơi má kiếm về đánh cho nát mông mà vẫn không tởm, vài hôm sau thì đâu lại vào đấy.
Ngồi nhắc chuyện xưa chắc nhắc hoài nhắc miết vẫn không bao giờ hết.Và thật hạnh phúc biết bao khi tui có được một tuổi thở quá đỗi tuyệt vời để mỗi khi buồn lại leo lên chuyến tàu không có người soát vé trở ngược thời gian tìm lại ký ức ngọt ngào.