Tôi về lại Định Yên một ngày đầy nắng. Nắng gắt gay trải tràn trên từng bó lác xòe đuôi rực sắc. Nắng đổ xuống vai ai gầy như vai ngoại trĩu oằn những đôi chiếu bông. Tất tả trong nắng, nhễ nhại trong nắng và rỡ ràng lên trong nắng.
Ngày nhỏ, ba má đi làm xa tôi sống với ngoại ở xóm chợ này. Thân quen lắm, thương nhớ lắm. Nhà ngoại nhỏ teo chỉ đủ để cái giường, ông lò nhỏ và tài sản quý giá nhất của ngoại là cái khung dệt chiếu. Bà cháu tôi cách vài bữa là cuốc bộ ra chợ nổi Định Yên rồi khệ nệ ôm mấy bó lác về dệt chiếu. Ấy vậy mà không tối nào hai bà cháu vắng mặt ngoài cái chợ ma ấy. Vai bà mấy chiếc chiếu bông to trĩu xuống kĩu kịt, còn tôi bé tí cũng giành cho được cái chiếu con dành để trải võng mà cõng chúng ra chợ.
Chợ quê tôi lạ lùng và gọi là chợ ma không phải vì vắng hay chợ có ma mà vì chợ chỉ họp vào lúc tối sẫm và chỉ bán một loại hàng đó là chiếu và các nguyên liệu để dệt chiếu. Mấy ghe lác từ miệt thượng, miệt hạ gì cũng đổ về đây. Chúng nối nhau san sát, san sát làm nên vẻ đẹp đặc trưng của chợ quê miền sông nước. Phía trên bờ thoáng rộng là từng khúm, từng khúm hàng đủ màu sắc, hoa văn. Những chiếc chiếu mát mịn được tận tay ngoại và bà con quê tôi dập từng cọng lác một vào khung nên có độ bền, chắc và công phu lắm. Hai bà cháu tôi thường bày hàng dưới gốc me già, thoảng trong hương lá là hương lác ngai ngái, hương nước và mùi dầu gió thơm nồng của ngoại... Tiếng lao xao, ngã giá ở chợ ồn ồn nghe chừng như vỡ não vậy mà tôi không thể thiếu nó nếu một ngày ngoại không cho đi cùng. Rồi thì làm nũng, rồi thì khóc nhè, thể nào ngoại cũng dẫn đi chợ ma.
ái chợ lạ lùng ấy là cả một quãng ấu thơ ấm áp bên ngoại. Cũng ở chợ, ngoại dạy tôi rất nhiều rằng phải biết quí yêu cái nghiệp tổ truyền, có xa đừng quên con nhé! Rằng bà con mình thiệt thà, từng cọng lác là từng nhịp tim yêu...
Giờ ngoại xa tôi, bến chợ nhỏ cũng xa tôi. Về lại Định Yên bây chừ chỉ toàn tiếng xập xình của những khung dệt máy, tiếng ào ào trả giá của những lái buôn ép giá chiếu thủ công mà thương lắm. Một vùng nhớ cứ dậy mãi trong tôi. Chợ ma nay chỉ còn là ký ức, một ký ức đẹp, một nét văn hóa đẹp đã bị đánh cắp bởi thời gian. Bỗng dưng tiếng ầu ơ ví dầu giữa trưa hè miền quê làm rung lên biết bao xốn xang, thương nhớ!
Ngày nhỏ, ba má đi làm xa tôi sống với ngoại ở xóm chợ này. Thân quen lắm, thương nhớ lắm. Nhà ngoại nhỏ teo chỉ đủ để cái giường, ông lò nhỏ và tài sản quý giá nhất của ngoại là cái khung dệt chiếu. Bà cháu tôi cách vài bữa là cuốc bộ ra chợ nổi Định Yên rồi khệ nệ ôm mấy bó lác về dệt chiếu. Ấy vậy mà không tối nào hai bà cháu vắng mặt ngoài cái chợ ma ấy. Vai bà mấy chiếc chiếu bông to trĩu xuống kĩu kịt, còn tôi bé tí cũng giành cho được cái chiếu con dành để trải võng mà cõng chúng ra chợ.
Chợ quê tôi lạ lùng và gọi là chợ ma không phải vì vắng hay chợ có ma mà vì chợ chỉ họp vào lúc tối sẫm và chỉ bán một loại hàng đó là chiếu và các nguyên liệu để dệt chiếu. Mấy ghe lác từ miệt thượng, miệt hạ gì cũng đổ về đây. Chúng nối nhau san sát, san sát làm nên vẻ đẹp đặc trưng của chợ quê miền sông nước. Phía trên bờ thoáng rộng là từng khúm, từng khúm hàng đủ màu sắc, hoa văn. Những chiếc chiếu mát mịn được tận tay ngoại và bà con quê tôi dập từng cọng lác một vào khung nên có độ bền, chắc và công phu lắm. Hai bà cháu tôi thường bày hàng dưới gốc me già, thoảng trong hương lá là hương lác ngai ngái, hương nước và mùi dầu gió thơm nồng của ngoại... Tiếng lao xao, ngã giá ở chợ ồn ồn nghe chừng như vỡ não vậy mà tôi không thể thiếu nó nếu một ngày ngoại không cho đi cùng. Rồi thì làm nũng, rồi thì khóc nhè, thể nào ngoại cũng dẫn đi chợ ma.
ái chợ lạ lùng ấy là cả một quãng ấu thơ ấm áp bên ngoại. Cũng ở chợ, ngoại dạy tôi rất nhiều rằng phải biết quí yêu cái nghiệp tổ truyền, có xa đừng quên con nhé! Rằng bà con mình thiệt thà, từng cọng lác là từng nhịp tim yêu...
Giờ ngoại xa tôi, bến chợ nhỏ cũng xa tôi. Về lại Định Yên bây chừ chỉ toàn tiếng xập xình của những khung dệt máy, tiếng ào ào trả giá của những lái buôn ép giá chiếu thủ công mà thương lắm. Một vùng nhớ cứ dậy mãi trong tôi. Chợ ma nay chỉ còn là ký ức, một ký ức đẹp, một nét văn hóa đẹp đã bị đánh cắp bởi thời gian. Bỗng dưng tiếng ầu ơ ví dầu giữa trưa hè miền quê làm rung lên biết bao xốn xang, thương nhớ!