Liệu có đĩa không nhỉ? Tôi rời khỏi máy tính, ra mở ngăn kéo và tủ của Tô Thiên Bình. Tuy biết là làm thế này không tốt, nhưng sự việc đã đến mức này rồi, tôi cũng chẳng còn cách chọn lựa nào khác. Tìm ra nguyên nhân Tô Thiên Bình xảy ra chuyện, có lẽ cũng là ý nguyện của người thân cậu ấy, bởi vậy, cứ cho là họ biết đi chăng nữa cũng sẽ không trách cứ gì tôi đâu. Tôi vừa tự an ủi mình, vừa lục lọi khắp các ngăn kéo ngăn tủ, tìm kiếm bất cứ dấu tích nào, đặc biệt là những thứ như đĩa, DVD, ảnh. Cuối cùng, tôi tìm thấy hơn 50 chiếc đĩa, nhưng không phát hiện ra bức ảnh khả nghi nào, cũng không phát hiện ra dấu tích của u hồn bưu thiếp. Rõ ràng biết rằng thế này chẳng khác nào giãy giụa vô nghĩa, nhưng tôi vẫn bắt buộc phải thử xem, đem tất cả đĩa tìm được ở đây ra lần lượt nhét vào trong ổ đĩa. Vậy là, tôi ngồi trước máy tính đúng hai tiếng đồng hồ, nhưng vẫn không phát hiện ra nội dung mà tôi cần. Trong đĩa là hình ảnh tư liệu gốc mà Tô Thiên Bình quay trước đây, hoặc là phim tư liệu của công ty nơi cậu ấy thực tập, còn có không biết bao nhiêu là đĩa phim, hóa ra cậu chàng này thích xem phim Nhật và phim Hàn. Cuối cùng, tôi chán nản bỏ cuộc. Nếu mà xem hết toàn bộ số đĩa này, cứ coi như sống ở đây không ăn không uống, ít nhất cũng phải mất mười ngày tới nửa tháng, hơn nữa còn rất hại mắt, tôi cũng không muốn mình sau này biến thành nghi khiếm thị. Sau cùng, tôi quyết định rút nhổ dây điện nguồn của máy chủ ra, đối diện với màn hình máy tính đen sì sì, cảm giác của tôi ngược lại, đã dễ chịu hơn một chút, ít nhất cũng không cần phải sợ hãi u hồn từ trong màn hình bò ra. Ngoài cửa sổ, sắc trời càng lúc càng âm u, lá cây thủy sam khô úa đập lên kính cửa sổ, mùa xuân Thượng Hải dường như vẫn rất xa xôi. Nhân lúc trời vẫn chưa tối, tôi giở cuốn "Hủy diệt mộng cảnh" ra, tác giả là giáo sư tâm lý học Hứa Tử Tâm của trường đại học S, ba năm trước ông đã để lại di thư rồi mất tích. Trước mấy hôm Hứa Tử Tâm mất tích, Tôn Tử Sở bạn tôi, cũng là giảng viên khoa lịch sử của trường S, đã nghe thấy tiếng hát kỳ dị trong phòng thực nghiệm của Hứa Tử Tâm – tiếng hát này giờ đây lại xuất hiện trong DV của Tô Thiên Bình, do cô gái u hồn bưu thiếp hát, chui vào màng nhĩ và trái tim tôi. Đúng vậy, giữa chúng nhất định có liên quan! Nhưng một bộ tiểu thuyết kinh dị viết tới đoạn này thì bắt buộc phải tiết lộ cho độc giả tin tức nhất định, để tiện cho độc giả dự đoán kết quả sau này, đây là quyền lợi mà tác gải phải để cho độc gải được hưởng. Hôm qua tôi đã đọc chương 2 của "Hủy diệt mộng cảnh", bây giờ tôi nhanh chóng lật qua nó, trực tiếp mở tới chương 3: “Giải phóng giấc mơ”. Mở đầu chương 3 viết thế này: Bạn đã từng nghe thấy tiếng hét thất thanh giữa đêm tối chưa? Bạn nhất đĩnh đã từng nghe thấy. Rất nhiều người đã từng mơ thấy thế này: bị một người hoặc một bóng đen đuổi theo trong đêm tối, bạn không biết mình là ai, cũng không biết cái bóng đen đuổi theo phía sau lưng bạn là ai, càng không biết con đường dưới chân hướng về phía ào, cho mãi tới tận khi bị hụt chân tức tốc rơi xuống, giống như rơi xuống một chiếc giếng sâu. Trong giây phút trước khi bạn rơi xuống đáy giếng, chắc chắn sẽ hét to lên, sau đó nằm trên giường mở trừng mắt, sờ lên ngực nói giọng may mắn: “Đây chỉ là một giấc mơ” … … Signmund Freud năm cuối cùng đã kết hợp lí luận vô thức và lí luận nhân cách lại với nhau, hình thành lí luận kết cấu nhân cách, nhân cách phân thành “bản thân”, “tự thân” và “siêu thân”. “Bản thân” đại diện cho bản năng nhân loại, chủ yếu là bản năng luyến ái và bản năng sex, nó tồn tại trong vô thức, tuân theo nguyên tắc động vật; “tự thân” là một phần nhân cách khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nó có tác dụng hóa giải, căn cứ vào quy luật của thế giới bên ngoài, tạo ra các kiểu phản ứng đối với yêu cầu của “bản thân”, lúc thì kìm nén lúc lại phóng thích; “siêu thân” là một phần đại diện cho đạo đức và lương tâm trong nhân cách, nó nghiêm khắc đôn đốc mọi hành vị của “tự thân”, một khi “tự thân” phản bội lại ý chí của “siêu thân” thì “siêu thân” sẽ dùng cảm giác ăn năn và cảm giác tôi ác để trừng phạt. … … Mộng là con đường tất yếu để nhân loại thực hiện sự giải phóng tâm hồn. “Bản thân” và “siêu thân” trong mộng cảnh này sinh xung đột mãnh liệt, ác mộng ra đời từ đó. Trong cuộc đấu tranh giữa “bản thân” và “siêu thân” lại sản sinh ra một thế điều hòa ở giữa – “tự thân”. Vậy là, nhân loại thông qua "tự thân" và “siêu thân" trói buộc “bản thân”, tiến vào một giai đoạn tâm hồn càng phúc tạp hơn. … …