Ngày ra mắt ban cán sự lớp cũng là một ngày cực nhiều "tâm trạng". Để duy trì được niềm tin của thần dân và vượt qua những ì xèo sau lưng thật không dễ chút nào.
Lao xao ngày đầu năm
Sau khi lọt qua những cuộc bầu chọn biểu quyết tập thể, các cá nhân được bầu chọn bắt đầu ra mắt lớp. Đồng nghĩa với việc những hội "anti fan" sau thất bại của "gà nhà" càng ra sức anti.
Bắt đầu từ tuần đầu tiên sau khi "nhậm chức", C.Tú ( THPT TKN) đã phải đau đầu với các cuộc nổi dậy của thần dân. Nào là việc "Làm lớp trưởng mà không gương mẫu, đi học mà cũng bày đặt make-up"," Mẹ nó là hội trưởng hội phụ huynh, con không làm lớp trưởng mới lạ. Chưa kể nhà giàu, mua bao nhiêu phiếu bầu mà chẳng xong", cho đến cả những tin đồn kiểu "Học hành gì, bồ bịch tối ngày. Được vớt điểm vào lớp đấy chứ học sinh tuyển nỗi gì...."
X. (Một thành viên hội đảo chính) nói: "Nó tối ngày theo lẽo đẽo nịnh nọt cô chủ nhiệm. Nói chuyện với con trai thì õng ẹo, nói chuyện với con gái thì mặt lạnh tanh. Hôm vừa rồi nhờ nó hướng dẫn điền mấy khoản trong hồ sơ, nó thẳng thừng bảo nói một lần không nghe thì ráng chịu. Khó ưa như vậy ai mà chơi nổi!"
Một đồn mười, mười đồn trăm, tiếng xấu bay xa khối sáng khối chiều, lên cả forum trường nhằm mục đích dìm xuống tận đáy.
Ai đứng sau các hội anti?
Dám trở thành thủ lĩnh của hội anti, cầm quân đi đòi bình đẳng và truất ngôi ắt hẳn không phải là dân thường. Nhân vật này đôi khi chính là những ứng viên chưa được chọn, dẫn đầu hội cổ vũ mình đi "phá cho hôi", hoặc là những nhân đã có sẵn hiềm khích, giờ được thể kích động mọi người chống phá. Vậy nên, chỉ một khuyết điểm, sai sót nhỏ của cán bộ cũng sẽ bị soi, bị vạch ra tơi bời rồi tha hồ chống đối.
Tuy nhiên, đôi khi các nhân vật đứng sau giấu mặt ấy, lại chính là những người cũng cực kỳ tâm huyết với lớp. Họ có thể có thành tích làm thủ lĩnh nhiều năm, bây giờ cảm thấy giao trách nhiệm cho những người làm không tốt thì bực dọc, bức xúc. "Thấy nhỏ lớp phó văn thể mỹ mới làm việc ngứa cả mắt. Tham lam, ôm đồm đủ việc rồi lại loạng choạng chẳng ra sao. Mà nói tới thì cứ khăng khăng mình đúng!" - Q. Trang (11A2 THPT VTT) nói.
Được mất thắng thua rồi sao nữa?
Dù có âm thầm công kích sau lưng hay đá phá trước mặt, kiểu gì đi nữa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của ban cán sự. Và đôi khi ảnh hưởng đến cả chuyện học hành, các đương kim cán sự đành phải giương cờ trắng chào thua và nhường ghế lại. Đến lúc này các thành viên sôi nổi, mạnh miệng nhất trong đội ngũ lại nhìn nhau tự hỏi "Bạn ấy không làm nữa thì ai làm?". Rồi lại bắt đầu nghĩ lại "Cũng tội, trưa nắng chang chang mà phải chạy ngược lên trường họp hành. Tuần nào cũng lọ mọ ngồi kiểm tra lại sổ sách. Lớp ồn bị ghi vào sổ đầu bài, có mình nó bị nghe chửi nhiều nhất...".
Rõ ràng, đôi khi các bạn để cảm xúc lấn át lý trí, chỉ biết tung hô theo đám đông, thương ghét cũng chẳng rạch ròi, để rồi khi ngồi nghĩ lại chẳng hiểu mình làm thế để làm gì.
Bên cạnh đó, người kế nhiệm cũng chịu áp lực không kém, khi mà nhân vật trước bị ném đá quá nhiều, đến lượt mình làm gì cũng sợ đụng chạm, mích lòng. Mà là người cầm đầu, bạn cần nhất phải tạo được cái uy. Không có được điều đó, lớp có cán bộ cũng như không, lao xao, nháo nhào, dẫn đến kết quả thi đua lẫn học tập ngày một xuống dốc.
Là một thành viên trong tập thể, liệu thật lòng bạn có muốn lớp mình tan đàn xẻ nghé, chơi co cụm với nhau không? Thay vì tìm cách công kích tập thể từ sau lưng, hãy chọn góp ý thẳng thắn nhé. Người được hưởng lợi, không phải chính là bạn sao.
Lao xao ngày đầu năm
Sau khi lọt qua những cuộc bầu chọn biểu quyết tập thể, các cá nhân được bầu chọn bắt đầu ra mắt lớp. Đồng nghĩa với việc những hội "anti fan" sau thất bại của "gà nhà" càng ra sức anti.
Bắt đầu từ tuần đầu tiên sau khi "nhậm chức", C.Tú ( THPT TKN) đã phải đau đầu với các cuộc nổi dậy của thần dân. Nào là việc "Làm lớp trưởng mà không gương mẫu, đi học mà cũng bày đặt make-up"," Mẹ nó là hội trưởng hội phụ huynh, con không làm lớp trưởng mới lạ. Chưa kể nhà giàu, mua bao nhiêu phiếu bầu mà chẳng xong", cho đến cả những tin đồn kiểu "Học hành gì, bồ bịch tối ngày. Được vớt điểm vào lớp đấy chứ học sinh tuyển nỗi gì...."
X. (Một thành viên hội đảo chính) nói: "Nó tối ngày theo lẽo đẽo nịnh nọt cô chủ nhiệm. Nói chuyện với con trai thì õng ẹo, nói chuyện với con gái thì mặt lạnh tanh. Hôm vừa rồi nhờ nó hướng dẫn điền mấy khoản trong hồ sơ, nó thẳng thừng bảo nói một lần không nghe thì ráng chịu. Khó ưa như vậy ai mà chơi nổi!"
Một đồn mười, mười đồn trăm, tiếng xấu bay xa khối sáng khối chiều, lên cả forum trường nhằm mục đích dìm xuống tận đáy.
Ai đứng sau các hội anti?
Dám trở thành thủ lĩnh của hội anti, cầm quân đi đòi bình đẳng và truất ngôi ắt hẳn không phải là dân thường. Nhân vật này đôi khi chính là những ứng viên chưa được chọn, dẫn đầu hội cổ vũ mình đi "phá cho hôi", hoặc là những nhân đã có sẵn hiềm khích, giờ được thể kích động mọi người chống phá. Vậy nên, chỉ một khuyết điểm, sai sót nhỏ của cán bộ cũng sẽ bị soi, bị vạch ra tơi bời rồi tha hồ chống đối.
Tuy nhiên, đôi khi các nhân vật đứng sau giấu mặt ấy, lại chính là những người cũng cực kỳ tâm huyết với lớp. Họ có thể có thành tích làm thủ lĩnh nhiều năm, bây giờ cảm thấy giao trách nhiệm cho những người làm không tốt thì bực dọc, bức xúc. "Thấy nhỏ lớp phó văn thể mỹ mới làm việc ngứa cả mắt. Tham lam, ôm đồm đủ việc rồi lại loạng choạng chẳng ra sao. Mà nói tới thì cứ khăng khăng mình đúng!" - Q. Trang (11A2 THPT VTT) nói.
Được mất thắng thua rồi sao nữa?
Dù có âm thầm công kích sau lưng hay đá phá trước mặt, kiểu gì đi nữa cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của ban cán sự. Và đôi khi ảnh hưởng đến cả chuyện học hành, các đương kim cán sự đành phải giương cờ trắng chào thua và nhường ghế lại. Đến lúc này các thành viên sôi nổi, mạnh miệng nhất trong đội ngũ lại nhìn nhau tự hỏi "Bạn ấy không làm nữa thì ai làm?". Rồi lại bắt đầu nghĩ lại "Cũng tội, trưa nắng chang chang mà phải chạy ngược lên trường họp hành. Tuần nào cũng lọ mọ ngồi kiểm tra lại sổ sách. Lớp ồn bị ghi vào sổ đầu bài, có mình nó bị nghe chửi nhiều nhất...".
Rõ ràng, đôi khi các bạn để cảm xúc lấn át lý trí, chỉ biết tung hô theo đám đông, thương ghét cũng chẳng rạch ròi, để rồi khi ngồi nghĩ lại chẳng hiểu mình làm thế để làm gì.
Bên cạnh đó, người kế nhiệm cũng chịu áp lực không kém, khi mà nhân vật trước bị ném đá quá nhiều, đến lượt mình làm gì cũng sợ đụng chạm, mích lòng. Mà là người cầm đầu, bạn cần nhất phải tạo được cái uy. Không có được điều đó, lớp có cán bộ cũng như không, lao xao, nháo nhào, dẫn đến kết quả thi đua lẫn học tập ngày một xuống dốc.
Là một thành viên trong tập thể, liệu thật lòng bạn có muốn lớp mình tan đàn xẻ nghé, chơi co cụm với nhau không? Thay vì tìm cách công kích tập thể từ sau lưng, hãy chọn góp ý thẳng thắn nhé. Người được hưởng lợi, không phải chính là bạn sao.