Theo Presstv, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố, Bắc Kinh luôn duy trì quan điểm rằng, các vấn đề liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku nên được giải quyết thông qua đối thoại và đàm phán. Đồng thời, Bắc Kinh cũng thúc giục láng giềng tiếp nhận các yêu cầu chính thức của họ một cách nghiêm túc.
Tuy nhiên, ông Hồng Lỗi vẫn một mực khẳng định rằng, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một phần lãnh thổ vốn có của Trung Quốc: “Các động thái của Nhật Bản là hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và trái với các điều khoản của luật pháp quốc tế”.
Tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vốn có giữa Trung Quốc và Nhật Bản gần đây leo thang đỉnh điểm sau khi Chính phủ Noda tuyên bố ký thỏa thuận mua ba trong số 5 đảo nhỏ tranh chấp với láng giềng từ một chủ sở hữu tư nhân ngày 11/9.
Động thái này từ Nhật Bản đã dấy lên làn sóng biểu tình chống Nhật mạnh mẽ và gay gắt trên toàn Trung Quốc. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu chống Nhật “quốc hữu hóa” đảo tranh chấp, yêu cầu láng giềng trao trả quần đảo Điếu Ngư/Senkaku lại cho Trung Quốc. Thậm chí, người biểu tình quá khích còn kêu gọi tẩy chay và phá hủy hàng hóa có xuất xứ từ láng giềng.
Trong bối cảnh đó, một số công ty Nhật Bản, bao gồm Toyota, Honda, Panasonic và Canon phải tạm đóng cửa các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc sau khi một số nhà máy của họ bị tấn công bởi người biểu tình.
Phương Đăng
Theo Infonet
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi yêu cầu Nhật Bản hợp tác để giải quyết tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thông qua đối thoại và đàm phán. |
Tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku vốn có giữa Trung Quốc và Nhật Bản gần đây leo thang đỉnh điểm sau khi Chính phủ Noda tuyên bố ký thỏa thuận mua ba trong số 5 đảo nhỏ tranh chấp với láng giềng từ một chủ sở hữu tư nhân ngày 11/9.
Động thái này từ Nhật Bản đã dấy lên làn sóng biểu tình chống Nhật mạnh mẽ và gay gắt trên toàn Trung Quốc. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu chống Nhật “quốc hữu hóa” đảo tranh chấp, yêu cầu láng giềng trao trả quần đảo Điếu Ngư/Senkaku lại cho Trung Quốc. Thậm chí, người biểu tình quá khích còn kêu gọi tẩy chay và phá hủy hàng hóa có xuất xứ từ láng giềng.
Trong bối cảnh đó, một số công ty Nhật Bản, bao gồm Toyota, Honda, Panasonic và Canon phải tạm đóng cửa các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc sau khi một số nhà máy của họ bị tấn công bởi người biểu tình.
Phương Đăng
Theo Infonet