Ngày Vu Lan - Báo Hiếu của qua rồi, vậy mà hồi chiều này đọc bài tản văn về mẹ của chị Nguyễn Ngọc Tư là thấy xôn xao trong lòng...
Nói thiệt là mẹ tôi không giống má của chị Tư, và tôi cũng chẳng phải chị Tư nên chắc ăn là cảm xúc nó khác nhau. Tôi là con trai nên việc chia sẻ những tâm tư, vui buồn và những chuyện tủn mủn lặt vặt đời thường gần như không có. Suy cho cùng chuyện đó cũng bình thường, vì đàn ông con trai nó thế, cứ cái gì cũng te rẹt về méc mẹ thì còn ra thể thống gì nữa!
Ấy vậy mà, mẹ đối với tôi gần như là phần quan trọng nhất trong cuộc đời này. Ngày còn nhỏ, chính mẹ là người đã gieo vào đầu tôi những cảm xúc ấm áp nhất của một gia đình. Hồi đó nhà còn nghèo, nghèo lắm, nhưng vui! Mỗi sáng, tôi cứ lẽo đẽo theo chân mẹ vào lớp học, mẹ dạy mầm non, nên nghiễm nhiên tôi được dự thính trong lớp của mẹ trước tuổi vào học mấy năm liền. Cứ mỗi lần mẹ đi họp về, gần như lúc nào cũng vậy, quyển truyện tranh, tờ báo Nhi đồng, cuốn truyện cổ tích đầy những chữ nghĩa lấm lem màu mực mới. Cứ thế, đến mãi sau này, sách chính là món ăn tinh thần lớn nhất với tôi.
Rồi lớn lên, tôi xa nhà ra chợ để đi học cho tiện. Mẹ thương tôi theo kiểu rất thực tế, mỗi cuối tuần về nhà chơi, mẹ lại gói ghém vào cà-mèn, chai lọ lỉnh kỉnh các thứ tôi thích ăn. Mà thiệt ra là tôi ở nhà ngoại, nên cũng có thiếu thứ gì đâu...
Đến mãi tận sau này, khi đã sống ổn định ở Sài Gòn, mẹ lại là người động viên tinh thần hiệu quả nhất. Mỗi lần có chuyện bực bội, khó chịu trong người, tôi lại cầm máy gọi về nhà, mẹ nghe máy, và vẫn vồn vã nói nhanh cứ như sợ tôi hết tiền điện thoại. Nhiều lúc tôi chỉ kịp trả lời "Con khỏe mà mẹ..." là gần như hết chuyện. Vậy đó, đơn giản lắm, nhưng mà... quan trọng lắm.
Cái ngày tôi được tin mẹ báo mẹ bị bệnh tiểu đường, tôi chết lặng trong người, mất hơn 1 phút mới có gắng gượng gạo trả lời: "Bịnh đó giờ thường mà mẹ, chắc hổng sao đâu!". Ừa, trả lời tưng tửng kiểu vậy nhưng cả tôi và mẹ đều biết cái chứng quái ác đó không thường chút nào cả... Để rồi từ đó về sau này, câu trả lời "Mẹ cũng khỏe..." đều đặn hơn xưa...
Hồi còn đi học, tôi hay thích thơ của ông Đỗ Trung Quân, đơn giản vì nó hợp tâm lý học trò quá. Nhưng sau này, tôi ghét cay ghét đắng ông vì bất chợt đọc được mấy câu thơ thế này:
Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Thơ gì đâu mà mỗi lần đọc là mỗi lần nỗi sợ mơ hồ trỗi dậy. Suy cho cùng, sống chết đối với cá nhân một con người có thể không là gì cả, nhưng đối với người yêu thương họ, lại là một nỗi đau cồn cào...
Bây giờ, tôi cũng tất bật, chộn rộn với công việc, với bạn bè, với du lịch, cafe, sách và nhiếp ảnh. Nhưng chưa bao giờ tôi quên bấm máy gọi về nhà, và đều đặn trả lời "Con khỏe mà mẹ..." như một lời xác nhận vô hình, như một tình cảm thiêng liêng nhất trên trái đất này…
Nói thiệt là mẹ tôi không giống má của chị Tư, và tôi cũng chẳng phải chị Tư nên chắc ăn là cảm xúc nó khác nhau. Tôi là con trai nên việc chia sẻ những tâm tư, vui buồn và những chuyện tủn mủn lặt vặt đời thường gần như không có. Suy cho cùng chuyện đó cũng bình thường, vì đàn ông con trai nó thế, cứ cái gì cũng te rẹt về méc mẹ thì còn ra thể thống gì nữa!
Ấy vậy mà, mẹ đối với tôi gần như là phần quan trọng nhất trong cuộc đời này. Ngày còn nhỏ, chính mẹ là người đã gieo vào đầu tôi những cảm xúc ấm áp nhất của một gia đình. Hồi đó nhà còn nghèo, nghèo lắm, nhưng vui! Mỗi sáng, tôi cứ lẽo đẽo theo chân mẹ vào lớp học, mẹ dạy mầm non, nên nghiễm nhiên tôi được dự thính trong lớp của mẹ trước tuổi vào học mấy năm liền. Cứ mỗi lần mẹ đi họp về, gần như lúc nào cũng vậy, quyển truyện tranh, tờ báo Nhi đồng, cuốn truyện cổ tích đầy những chữ nghĩa lấm lem màu mực mới. Cứ thế, đến mãi sau này, sách chính là món ăn tinh thần lớn nhất với tôi.
Rồi lớn lên, tôi xa nhà ra chợ để đi học cho tiện. Mẹ thương tôi theo kiểu rất thực tế, mỗi cuối tuần về nhà chơi, mẹ lại gói ghém vào cà-mèn, chai lọ lỉnh kỉnh các thứ tôi thích ăn. Mà thiệt ra là tôi ở nhà ngoại, nên cũng có thiếu thứ gì đâu...
Đến mãi tận sau này, khi đã sống ổn định ở Sài Gòn, mẹ lại là người động viên tinh thần hiệu quả nhất. Mỗi lần có chuyện bực bội, khó chịu trong người, tôi lại cầm máy gọi về nhà, mẹ nghe máy, và vẫn vồn vã nói nhanh cứ như sợ tôi hết tiền điện thoại. Nhiều lúc tôi chỉ kịp trả lời "Con khỏe mà mẹ..." là gần như hết chuyện. Vậy đó, đơn giản lắm, nhưng mà... quan trọng lắm.
Cái ngày tôi được tin mẹ báo mẹ bị bệnh tiểu đường, tôi chết lặng trong người, mất hơn 1 phút mới có gắng gượng gạo trả lời: "Bịnh đó giờ thường mà mẹ, chắc hổng sao đâu!". Ừa, trả lời tưng tửng kiểu vậy nhưng cả tôi và mẹ đều biết cái chứng quái ác đó không thường chút nào cả... Để rồi từ đó về sau này, câu trả lời "Mẹ cũng khỏe..." đều đặn hơn xưa...
Hồi còn đi học, tôi hay thích thơ của ông Đỗ Trung Quân, đơn giản vì nó hợp tâm lý học trò quá. Nhưng sau này, tôi ghét cay ghét đắng ông vì bất chợt đọc được mấy câu thơ thế này:
Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Thơ gì đâu mà mỗi lần đọc là mỗi lần nỗi sợ mơ hồ trỗi dậy. Suy cho cùng, sống chết đối với cá nhân một con người có thể không là gì cả, nhưng đối với người yêu thương họ, lại là một nỗi đau cồn cào...
Bây giờ, tôi cũng tất bật, chộn rộn với công việc, với bạn bè, với du lịch, cafe, sách và nhiếp ảnh. Nhưng chưa bao giờ tôi quên bấm máy gọi về nhà, và đều đặn trả lời "Con khỏe mà mẹ..." như một lời xác nhận vô hình, như một tình cảm thiêng liêng nhất trên trái đất này…