Trong bộ truyện tranh “Đồng hồ cát” của Nhật, có một người phụ nữ bị chồng bỏ rơi vì công ty ông phá sản, để lại bà với đứa con gái nhỏ và món nợ khổng lồ.
Nhứng người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà: “Cố gắng lên”!
Ba mẹ ruột cuả bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu : “Cố gắng lên”!
Những người hàng xóm chung quanh cũng dùng câu: ”Cố gắng lên”! để chào bà mỗi sáng khi chạm mặt.
Ngay đứa con gái bà cũng thủ thỉ suốt câu: “Cố gắng lên”!
Và một thời gian sau, bà tự sát. Vì không chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu “Cố gắng lên”!
Cô con gái nhỏ là người cuối cùng nói với mự lời cổ vũ tinh thần “nguy hiểm ấy”. Và sau cái chết của mẹ, cô mang một nối hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu “Cố gắng lên”! để động viên ai nữa hết.
Chỉ một câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy không biết rằng họ đang tạo một áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên không dám nghỉ ngơi một chút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là “tôi vẫn ổn” để không làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiết sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.
Một người bạn mà tôi rất yêu quí vừa chia tay người yêu. Lúc nào cô ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nều như bình thường, slogan “Acha, acha, cố gắng lên” sẽ được gởi từ máy tôi đến máy cô ấy. Nhưng lần này thì khác.. Tôi chỉ an ủi cô bạn ấy bằng câu: “Khóc đi!”. Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp đi lặp lại một điệp khúc “Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng “relax đi, thư giãn đi, nghỉ ngơi đi, khóc đi, xem phim đi, măm măm đi…” để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trở lại, thì những nỗ lực của họ đạt hiệu suất cao hơn gấp nhiều lần.
Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều lời động viên theo kiểu “Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được một câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình: Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end-Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa phải là kết thúc.
Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng…chưa hẳn là một phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối một chút, cần dựa dẫm một chút, thư giãn một chút…vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!
Nhứng người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà: “Cố gắng lên”!
Ba mẹ ruột cuả bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu : “Cố gắng lên”!
Những người hàng xóm chung quanh cũng dùng câu: ”Cố gắng lên”! để chào bà mỗi sáng khi chạm mặt.
Ngay đứa con gái bà cũng thủ thỉ suốt câu: “Cố gắng lên”!
Và một thời gian sau, bà tự sát. Vì không chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu “Cố gắng lên”!
Cô con gái nhỏ là người cuối cùng nói với mự lời cổ vũ tinh thần “nguy hiểm ấy”. Và sau cái chết của mẹ, cô mang một nối hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu “Cố gắng lên”! để động viên ai nữa hết.
Chỉ một câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy không biết rằng họ đang tạo một áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên không dám nghỉ ngơi một chút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là “tôi vẫn ổn” để không làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiết sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.
Một người bạn mà tôi rất yêu quí vừa chia tay người yêu. Lúc nào cô ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nều như bình thường, slogan “Acha, acha, cố gắng lên” sẽ được gởi từ máy tôi đến máy cô ấy. Nhưng lần này thì khác.. Tôi chỉ an ủi cô bạn ấy bằng câu: “Khóc đi!”. Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp đi lặp lại một điệp khúc “Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng “relax đi, thư giãn đi, nghỉ ngơi đi, khóc đi, xem phim đi, măm măm đi…” để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trở lại, thì những nỗ lực của họ đạt hiệu suất cao hơn gấp nhiều lần.
Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều lời động viên theo kiểu “Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được một câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình: Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end-Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa phải là kết thúc.
Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng…chưa hẳn là một phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối một chút, cần dựa dẫm một chút, thư giãn một chút…vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!