Yêu, đó là chuyện riêng của hai người. Nhưng, có những cặp đôi lại coi đó là một “liveshow” công diễn cho thiên hạ thưởng thức!
Sàn diễn tình yêu
Đó là câu chuyện của H.Tr (19 tuổi, cựu HS Lương Thế Vinh, Đồng Nai). Tr và bạn trai chọn địa điểm để tâm sự mỗi ngày lại là nơi nhiều người qua lại: cầu thang. Cứ giờ ra chơi, cả hai tay trong tay ở cầu thang nói chuyện mặc cho người qua, kẻ lại dòm ngó. Còn ở trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh), nhiều bạn cũng phải “xốn mắt” với “tiết mục ăn chung đôi” của Đ.Q (lớp 12) và T. T (lớp 11). Một bịch snack mà cô nàng cứ thay phiên đút cho chàng, rồi một bịch nước ngọt mà có duy nhất một ống hút.
Còn Y. Nh (lớp 11, THPT TĐN, Q.1) thì lại “tranh thủ” lên ngồi kế H.N, ôm ấp, dựa vào lòng nhau. Những lúc cao trào, Nh còn mạnh dạn “kiss” lên má N. Nh và N cùng đăng kí ở bán trú và cặp đôi này thường xuyên vào phòng ngủ trễ nhất. Lí do là sau khi ăn trưa, hai bạn hẹn nhau đi tản bộ và quên mất thời gian, đến nỗi nhiều lần phải chạy nước rút lên phòng ngủ để kịp giờ nghỉ trưa với các bạn.
T.G và D.T (trường THTH, Q.5) tuy ngồi cách nhau một dãy bàn nhưng nhất cử nhất động của bên ấy và bên này luôn được cập nhật. Mỗi lần chuyển tiết thì cả lớp sẽ được chứng kiến một “mini dramma”: G mệt mỏi, gục đầu xuống bàn. T “bay” tới chỗ G, ôm eo rồi rút khăn giấy cho G lau mặt. Ban đầu lớp cũng thấy khá là “hay ho” khi có một cặp sẵn sàng bày tỏ tình cảm lãng mạn như thế. Nhưng lâu dần thay vào đó là sự ngao ngán, thậm chí những tên nào nằm trong “phạm vi hoạt động” của cặp này cứ mỗi giờ chuyển tiết sẽ tự động “tị nạn”. Như để “thay đổi thực đơn” cho phong phú, cặp đôi này còn thường xuyên ở lại trường vào các buổi chiều trống tiết. Hành động thường “bị” bắt gặp nhất là ôm hôn nhau, thậm các chú bảo vệ nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục phô diễn tình cảm.
Chuyện hậu trường
Hầu hết các cặp đôi đều phải chịu chung hậu quả là bị bạn bè xa lánh. Bên cạnh đó là vô số hậu quả đáng buồn khác, như kết quả học tập của đôi “cầu thang” ngày càng sa sút. Cặp đôi Nh. và N. tuy không đến mức bị bạn bè xa lánh nhưng không tránh khỏi những lời xì xầm không hay. Trong một lần dạo chơi và lên phòng ngủ trễ, cả hai đã bị các cô bảo mẫu khiển trách nặng nề.
Nặng nề nhất có lẽ là cặp T.G và D.T. Ngay lập tức, gia đình T làm đơn xin chuyển lớp cho con. Những tưởng đó sẽ là dấu chấm hết cho chuyện tình cảm nhưng G và T vẫn tiếp tục những “màn biểu diễn” mang tầm vóc “xuyên lục địa”. Giáo viên đã phải gặp trực tiếp phụ huynh của cả hai để làm việc, giờ giấc học tập của cả hai bị quản giáo chặt không một khe hở. Có lẽ vì vậy mà tình cảm nhạt dần, T chia tay G sau đó chỉ một tháng. G sốc, đau khổ, không tập trung vào học, kết quả thi cuối cấp đáng thất vọng khiến G rơi vào trạng thái trầm uất kéo dài. Thậm chí G đã phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lí và phải tạm dừng việc học một thời gian.
Sàn diễn tình yêu
Đó là câu chuyện của H.Tr (19 tuổi, cựu HS Lương Thế Vinh, Đồng Nai). Tr và bạn trai chọn địa điểm để tâm sự mỗi ngày lại là nơi nhiều người qua lại: cầu thang. Cứ giờ ra chơi, cả hai tay trong tay ở cầu thang nói chuyện mặc cho người qua, kẻ lại dòm ngó. Còn ở trường THPT Võ Thị Sáu (Q.Bình Thạnh), nhiều bạn cũng phải “xốn mắt” với “tiết mục ăn chung đôi” của Đ.Q (lớp 12) và T. T (lớp 11). Một bịch snack mà cô nàng cứ thay phiên đút cho chàng, rồi một bịch nước ngọt mà có duy nhất một ống hút.
Còn Y. Nh (lớp 11, THPT TĐN, Q.1) thì lại “tranh thủ” lên ngồi kế H.N, ôm ấp, dựa vào lòng nhau. Những lúc cao trào, Nh còn mạnh dạn “kiss” lên má N. Nh và N cùng đăng kí ở bán trú và cặp đôi này thường xuyên vào phòng ngủ trễ nhất. Lí do là sau khi ăn trưa, hai bạn hẹn nhau đi tản bộ và quên mất thời gian, đến nỗi nhiều lần phải chạy nước rút lên phòng ngủ để kịp giờ nghỉ trưa với các bạn.
T.G và D.T (trường THTH, Q.5) tuy ngồi cách nhau một dãy bàn nhưng nhất cử nhất động của bên ấy và bên này luôn được cập nhật. Mỗi lần chuyển tiết thì cả lớp sẽ được chứng kiến một “mini dramma”: G mệt mỏi, gục đầu xuống bàn. T “bay” tới chỗ G, ôm eo rồi rút khăn giấy cho G lau mặt. Ban đầu lớp cũng thấy khá là “hay ho” khi có một cặp sẵn sàng bày tỏ tình cảm lãng mạn như thế. Nhưng lâu dần thay vào đó là sự ngao ngán, thậm chí những tên nào nằm trong “phạm vi hoạt động” của cặp này cứ mỗi giờ chuyển tiết sẽ tự động “tị nạn”. Như để “thay đổi thực đơn” cho phong phú, cặp đôi này còn thường xuyên ở lại trường vào các buổi chiều trống tiết. Hành động thường “bị” bắt gặp nhất là ôm hôn nhau, thậm các chú bảo vệ nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục phô diễn tình cảm.
Chuyện hậu trường
Hầu hết các cặp đôi đều phải chịu chung hậu quả là bị bạn bè xa lánh. Bên cạnh đó là vô số hậu quả đáng buồn khác, như kết quả học tập của đôi “cầu thang” ngày càng sa sút. Cặp đôi Nh. và N. tuy không đến mức bị bạn bè xa lánh nhưng không tránh khỏi những lời xì xầm không hay. Trong một lần dạo chơi và lên phòng ngủ trễ, cả hai đã bị các cô bảo mẫu khiển trách nặng nề.
Nặng nề nhất có lẽ là cặp T.G và D.T. Ngay lập tức, gia đình T làm đơn xin chuyển lớp cho con. Những tưởng đó sẽ là dấu chấm hết cho chuyện tình cảm nhưng G và T vẫn tiếp tục những “màn biểu diễn” mang tầm vóc “xuyên lục địa”. Giáo viên đã phải gặp trực tiếp phụ huynh của cả hai để làm việc, giờ giấc học tập của cả hai bị quản giáo chặt không một khe hở. Có lẽ vì vậy mà tình cảm nhạt dần, T chia tay G sau đó chỉ một tháng. G sốc, đau khổ, không tập trung vào học, kết quả thi cuối cấp đáng thất vọng khiến G rơi vào trạng thái trầm uất kéo dài. Thậm chí G đã phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lí và phải tạm dừng việc học một thời gian.