Nghề này mới ra đời ở Việt Nam cách đây mấy năm.
Thực ra, cái chức danh “Giám đốc âm nhạc” mới xuất hiện thì đúng hơn,
chứ công việc của giám đốc âm nhạc đang làm thì nó tồn tại rất lâu rồi.
Thực ra, cái chức danh “Giám đốc âm nhạc” mới xuất hiện thì đúng hơn,
chứ công việc của giám đốc âm nhạc đang làm thì nó tồn tại rất lâu rồi.
Nhạc sĩ Phương Uyên - Nụ cười và nước mắt nghề
"Giám đốc âm nhạc" mà chị đang phải đối mặt.
một dự án về âm nhạc, một chương trình biểu diễn, một video clip… đều
cần một người phụ trách về âm nhạc để quán xuyến mọi vấn đề lên quan đến
chuyên môn, bên cạnh rất nhiều yếu tố quan trọng khác như tổ chức biểu
diễn, trang phục, biên đạo, đạo diễn, quay phim…
Nhưng, so với
các bộ phận khác, người phụ trách về âm nhạc được cho là quan trọng
nhất. Nó có tính chất quyết định sự hay, dở của mỗi chương trình phụ
thuộc vào khả năng và trình độ của người được giao nhiệm vụ “Giám đốc âm
nhạc”. Vì thế, đối với các ca sĩ trong một chương trình nghệ thuật, hay
đặc biệt là các thí sinh trong các cuộc thi hát, thì, người mà họ vừa
sợ, vừa quý, vừa ghét vừa phải “nịnh bằng chết”… chính là giám đốc âm
nhạc.
“Anh ơi, em hát bài A
nhé, bài đấy hợp giọng em. Chứ bài đó mà rơi vào tay con bé B kia thì nó
làm nát lanh tanh bành ra, phí cả bài hot anh ạ”. “Anh ơi, vòng này
quan trọng đối với cuộc thi, em chưa biết chọn bài nào cả, anh tư vấn
giúp em với ạ”. “Anh ơi bài C của nhạc sĩ X giờ đang hot trên mạng,
nhưng anh ta không cho sử dụng vì đã bán tác quyền cho ca sĩ Y, anh giúp
em thương thuyết để em được sử dụng trong tuần thi tới với ạ. Chỉ bài
này mới có thể giúp em thành công được thôi ạ”. “Anh ơi em hát lại bài D
của diva Thanh Lam nhưng sẽ phối theo phong cách world music. Anh phối
khí sớm cho em để em còn có thời gian tập anh nhé”… đại loại là những yêu cầu như thế, và giám đốc âm nhạc sẽ phải giải quyết hết.
Nhưng,
không phải yêu cầu nào của các ca sĩ, thí sinh cũng được giám đốc âm
nhạc gật đầu cái rụp bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Sau khi tiếp
nhận các yêu cầu của thí sinh, các công việc được ban tổ chức giao, giám
đốc âm nhạc phải nghiên cứu, sắp xếp, xem xét và đưa ra quyết định của
mình làm sao phải vừa đáp ứng nhu cầu của thí sinh, vừa đảm bảo chất
lượng mà lại phải hài hòa trong tổng thể cả chương trình. Vì thế, giám
đốc âm nhạc không chỉ góp phần làm nên chất lượng của một show diễn, một
cuộc thi hát mà nó còn mang đậm dấu ấn cá nhân.
Nhạc sĩ Huy Tuấn làm Giám đốc âm nhạc Vietnam Idol 2010.
nhớ, cuộc thi Vietnam Idol 2010 đã chứng kiến sự thành công nổi bật của
Uyên Linh, Văn Mai Hương, Lều Phương Anh, Lân Nhã, Trung Quân, Bích
Phương… Họ cùng các ca sĩ có mặt trong top 10 đã có những phần trình
diễn ấn tượng, không chỉ bằng giọng hát mà còn ở việc chọn bài hợp lý,
mới lạ, những bản phối khí hiện đại, hợp thời. Cách dàn dựng một ca khúc
cũng được đầu tư, trau chuốt hơn để các thí sinh mỗi khi xuất hiện, đều
thể hiện được hết tài năng của mình. Giám đốc âm nhạc Huy Tuấn chính là
người làm nên những điều đó.
Hay như cuộc thi Sao Mai điểm hẹn
2012 vừa diễn ra, nhạc sĩ Đỗ Bảo với vai trò giám đốc âm nhạc đã góp
phần làm nên chất lượng chuyên môn khá tốt, trải đều từ đêm khai mạc đến
đêm trao giải, điều mà trước nay Sao Mai điểm hẹn không làm được. Với
trách nhiệm của mình, Đỗ Bảo đã thực sự mang đến cho Sao Mai điểm hẹn
một luồng gió mới, góp phần làm nên những tiết mục biểu diễn hấp dẫn,
cho dù Sao Mai điểm hẹn không ồn ào và tạo được sự chú ý rộng rãi như
các cuộc thi khác cùng thời điểm.
Đỗ Bảo giúp cho Sao Mai điểm hẹn có một mùa chất lượng tốt
vì vai trò rất quan trọng của giám đốc âm nhạc, nên ngoài danh tiếng,
sự nể trọng và “quyền lực” trong việc quyết định các vấn đề liên quan
đến chuyên môn, các nhạc sĩ đảm nhiệm vai trò này cũng được trả lương
hậu hĩnh.
Tuy nhiên, nghề “Giám đốc âm nhạc” cũng thực sự… nguy
hiểm. Điển hình như nhạc sĩ Phương Uyên đang là tâm điểm của cuộc thi
The Voice trong scandal “dàn xếp kết quả”. Mặc dù sự việc vẫn còn đang
tiếp diễn và có thể sẽ thêm nhiều tình tiết phức tạp nên chưa kết luận
ai đúng, ai sai. Nhưng chắc chắn một điều rằng, uy tín của Phương Uyên
và niềm tin cũng như sự ngưỡng mộ mà khán giả dành cho Phương Uyên trong
suốt mấy chục năm qua giảm đi rất nhiều.
Mỗi công việc đều chứa
trong nó đầy rẫy những cám dỗ, đặc biệt các công việc liên quan đến
những cuộc thi thố. Vì thế, chỉ một chút bất cẩn, sơ sẩy có thể sẽ phải
trả giá bằng cả một đời phấn đấu làm nghề. Đặc biệt là nghề giám khảo
các cuộc thi hát, hay bây giờ là “nghề” giám đốc âm nhạc, những vị trí
mà có thể đưa người ta đến sự hân hoan, sung sướng trên đỉnh vinh quang;
nhưng cũng sẵn sàng “dìm chết” họ trong sự đau đớn, tủi nhục nếu như
vướng vào những hệ lụy của sự bất cẩn trong công việc.
Theo VnMedia