Rất đau đớn đấy bạn ạ!
Trong đó Streptococcus và Staphylococcus là mầm bệnh chính gây nhiễm
khuẩn vết bỏng trước khi có kháng sinh và hiện nay vẫn còn là bệnh
nguyên quan trọng. Các loại khác như: P. aeruginosa, Pseudomonas, nấm
nhất là candida albicans, Aspergillus spp, virus herpes simplex... cũng
là tác nhân gây nhiễm khuẩn vết bỏng.
Mức độ nhiễm khuẩn thường liên quan tới vị trí và độ sâu của vết
bỏng. Những vết bỏng càng nặng, diện tích càng rộng sẽ gây tổn thương
cho hệ miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, tạo nguy cơ nhiễm khuẩn
cao hơn.
Những dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết bỏng gồm:
- Sự thay đổi độ dày, từ một vết bỏng dày từng phần sang thành dày toàn bộ.
- Thay đổi màu sắc: vết thương xuất hiện màu nâu tối hay chuyển màu
đen, tại mô bình thường ở bờ vết thương xuất hiện màu đỏ mới hoặc phù
nề, cũng có thể nhìn thấy màu xanh sâu trong lớp mỡ dưới da.
- Biến đổi thân nhiệt, giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm bạch cầu
trung tính, giảm tiểu cầu và suy thận... (Nhưng cần chú ý rằng: có khi
thân nhiệt thay đổi là do rối loạn chức năng điều hòa nhiệt độ, tim đập
nhanh và tăng thông khí là vì thay đổi chuyển hóa do bỏng nặng chứ không
phải là các dấu hiệu của nhiễm khuẩn).
Việc điều trị vết bỏng cần phải được kết hợp nghiêm ngặt giữa các biện pháp tích cực như sau:
- Khâu, làm lành vết thương là mục tiêu chủ yếu của điều trị. Thực
hiện cắt lọc sớm, cắt lọc rộng tổ chức bị bỏng nhằm loại bỏ mô bị hoại
tử và ghép da để làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị bỏng nặng.
- Dùng kháng sinh tại chỗ như: thuốc mỡ sulfadiazin, mafenid
acetat, nitrat bạc, có tác dụng giảm đáng kể số lượng vi khuẩn tại vết
thương và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết bỏng. Nếu chẩn đoán nhiễm khuẩn
đã xâm nhập vào vết thương, nên sử dụng thuốc mỡ mafenid acetat bôi tại
chỗ, kết hợp phương pháp nhỏ giọt trực tiếp một loại kháng sinh (như
piperacillin) phía bên dưới tổ chức hoại tử để xâm nhập vào trong vết
thương có tác dụng tốt giúp cho điều trị ngoại khoa và điều trị kháng
sinh toàn thân.
Vì vậy, muốn tránh những hậu quả xấu cho tương lai thì bác sĩ Mèo
khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa bỏng ngay để nhận được phác đồ
điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Cách đây hơn 1 tuần, em bị xe máy đổ đè lên chân nên bỏng bô nặng ở dưới mắt cá chân. Khi vừa xảy ra tai nạn, em đã ngay lập tức được người nhà sơ cứu bằng cách ngâm chân vào chậu nước lạnh và bôi thuốc mỡ đặc trị. Nhưng sau đó lúc nào vết thương cũng rỉ ra nhiều nước dịch màu vàng. Đồng thời phần từ cổ chân đến toàn bộ các ngón chân bị sưng tấy phù nề rất to. Khi ấn vào da vùng đang sưng thì nó liền lõm vào, không trở về trạng thái ban đầu ngay được, kèm theo cảm giác tê rát. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu tình trạng của em như vậy có nguy hiểm không và phải xử lý tiếp vết thương như thế nào cho nhanh khỏi ạ? Em xin cảm ơn! (thy.vi...@gmail.com) | |
Chào em, Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã bị nhiễm trùng vết bỏng bô, còn hiện tượng sưng tấy vùng xung quanh vết thương là do ứ dịch ngoại bào. Khi bị bỏng, lớp da sẽ trầy, loét nên mất đi hàng rào bảo vệ cơ thể, làm cho vi khuẩn thường trú trên da người bệnh và môi trường dễ dàng thâm nhập vào sâu cơ thể qua vết hở đó. Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại chỗ, thường là bên dưới lớp vảy của vết bỏng hoặc toàn thân. |
khuẩn vết bỏng trước khi có kháng sinh và hiện nay vẫn còn là bệnh
nguyên quan trọng. Các loại khác như: P. aeruginosa, Pseudomonas, nấm
nhất là candida albicans, Aspergillus spp, virus herpes simplex... cũng
là tác nhân gây nhiễm khuẩn vết bỏng.
Mức độ nhiễm khuẩn thường liên quan tới vị trí và độ sâu của vết
bỏng. Những vết bỏng càng nặng, diện tích càng rộng sẽ gây tổn thương
cho hệ miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể, tạo nguy cơ nhiễm khuẩn
cao hơn.
Những dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết bỏng gồm:
- Sự thay đổi độ dày, từ một vết bỏng dày từng phần sang thành dày toàn bộ.
- Thay đổi màu sắc: vết thương xuất hiện màu nâu tối hay chuyển màu
đen, tại mô bình thường ở bờ vết thương xuất hiện màu đỏ mới hoặc phù
nề, cũng có thể nhìn thấy màu xanh sâu trong lớp mỡ dưới da.
- Biến đổi thân nhiệt, giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm bạch cầu
trung tính, giảm tiểu cầu và suy thận... (Nhưng cần chú ý rằng: có khi
thân nhiệt thay đổi là do rối loạn chức năng điều hòa nhiệt độ, tim đập
nhanh và tăng thông khí là vì thay đổi chuyển hóa do bỏng nặng chứ không
phải là các dấu hiệu của nhiễm khuẩn).
Việc điều trị vết bỏng cần phải được kết hợp nghiêm ngặt giữa các biện pháp tích cực như sau:
- Khâu, làm lành vết thương là mục tiêu chủ yếu của điều trị. Thực
hiện cắt lọc sớm, cắt lọc rộng tổ chức bị bỏng nhằm loại bỏ mô bị hoại
tử và ghép da để làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị bỏng nặng.
- Dùng kháng sinh tại chỗ như: thuốc mỡ sulfadiazin, mafenid
acetat, nitrat bạc, có tác dụng giảm đáng kể số lượng vi khuẩn tại vết
thương và làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết bỏng. Nếu chẩn đoán nhiễm khuẩn
đã xâm nhập vào vết thương, nên sử dụng thuốc mỡ mafenid acetat bôi tại
chỗ, kết hợp phương pháp nhỏ giọt trực tiếp một loại kháng sinh (như
piperacillin) phía bên dưới tổ chức hoại tử để xâm nhập vào trong vết
thương có tác dụng tốt giúp cho điều trị ngoại khoa và điều trị kháng
sinh toàn thân.
Vì vậy, muốn tránh những hậu quả xấu cho tương lai thì bác sĩ Mèo
khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa bỏng ngay để nhận được phác đồ
điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!