Chương 1
Vừa bước vào nhà, Bích Chiêu đã bắt gặp gương mặt đăm chiêu suy nghĩ của bà Chinh. Đang hát líu lo một bài nhạc thời thịnh hành, Chiêu vội ……tắt đài và hỏi:
- Mẹ làm sao vậy?
Bà Chinh lắc đầu, Bích Chiêu không bỏ tật tò mò:
- Mẹ lại thối lộn tiền cho khách à?
Bà Chinh gắt gỏng:
- Không có. Con đừng hỏi nữa.
Le lưỡi, Bích Chiêu nhón chân thật nhẹ về phòng mình. Mẹ cô mưa nắng bất thường, phải biết lựa lúc, lựa lời mà trò chuyện, nếu không lắm khi quan tăm chăm sóc bà trật thời cơ, cô bị mắng như chơi.
Nhưng hôm nay tại sao mẹ lại “mưa nắng” nhỉ? Muốn biết, chắc phải hỏi dì Lài thôi.
Thảy cái balô bằng da xinh xắn lên bàn, Chiêu xuống bếp. Mở tủ lạnh cô khui một hợp sữa tươi và quan sát.
Dì Lài cũng có ….vấn đề rồi. Thường ngày gặp mặt Chiêu dì không nói cũng chí ít phải nhìn một cái rồi mới tiếp tục công việc bếp núc. Nhưng hôm nay tịnh không. Dì Lài lầm lì rửa rau mặc cho vòi nước chảy tràn ra ngoài mà chẳng buồn tắt.
Hút cho hết hợp sữa tươi, Bích Chiêu liếm môi và ….tung một câu thật độc để đánh động …..đối phương.
- Nhà này bị ma ám cả rồi.
Câu nói của Chiêu quả là có tác dụng lớn. Bà Lài quay phắt người lại, mắt dáo dác, mặt tái xanh:
- Con …..con nói cái gì hả Chiêu?
Cô cười toe toét:
- Con đùa mà. Sao dì sợ dữ vậy?
Bà Lài thở hắt ra và càu nhàu:
- Đùa …..đùa ….Không được đụng tới ma quỷ đấy. Họ nhà con toàn những người chết bất đắc kỳ tử. Nhắc tới họ là bị quở ngay. Hồi xưa bà nội con phải ….. Bích Chiêu nhịp tay lên bàn:
- Bà nội con phải bỏ xứ trốn đi vì sợ bị chết trùng chớ gì? Xời ơi! Con đã nghe câu chuyện hoang đường này ức tỷ lần rồi. Dì đừng nhát nữa, con hổng phải trẻ ba tuổi đâu. Nhưng sao mẹ con có vẽ bồn chồn, lo lắng quá vậy?
Bà Lài nhếch mép:
- Thì đúng như con đã nói, bị ma ám.
Chiêu khúc khích:
- Dì nhắc chớ không phải con nha.
Bà Lài hạ giọng thật thấp:
- Tao nói thật. Lần này có chuyện lớn rồi.
Bích Chiêu chưa kịp hỏi thêm câu nào thì cánh cửa sổ bị gió thổi mạnh đập vào tường đánh rầm làm cô giật thót người, còn bà Lài thì ré lên:
- Trời phật thánh thần ơi! Mưa trút như thác đổ, Bích Chiêu dù không muốn cũng phải chạy tới đóng cửa sổ lại.
Bà Lài thì thào bằng giọng đứt quảng:
- Dì đã nói mà. Đúng là có chuyện.
Bích Chiêu không chịu nổi kiểu lấp lửng của bà Lài, cô nhăn nhó:
- Mà chuyện gì mới được. Dì úp mở hoài, con khó chịu quá.
Bà Lài thấp giọng đến mức như xì xào:
- Có người vào tìm ba con. Họ rủ nhau đi đâu từ sáng tới giờ vẫn chưa về, bởi vậy mẹ con cứ nhấp nhổm như ngồi trên đóng lửa.
Chiêu ngạc nhiên hỏi một lèo:
- Họ là ai? Tìm ba con chi vậy?
Bà Lài cuống lên:
- Nhỏ mồm một chút.
Bích Chiêu thản nhiên:
- Mưa ào ào thế này, mẹ có nghe đâu mà dì lo. Dì nói đi. Ai rủ ba con đi nhậu vậy?
Bà Lài kêu lên:
- Không phải đi nhậu. Ông ta rủ ba con về xứ.
Bích Chiêu lặp lại:
- Về xứ à? Chuyện này lạ đó.
- Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến ra, ý kiến vô nên ông ta mới kéo ba con đi nơi khác để bàn tính chuyện về quê.
- Nhưng ông ta là ai?
- Bác sĩ Kiên, một người cùng quê nhưng chả thân thiết gì, nếu không muốn nói là xưa kia hai họ đã từng có mâu thuẩn với nhau.
- Vậy ông ta là người xấu hay tốt?
Bà Lài lúng túng:
- Làm sao dì biết được. Chuyện đáng lo là gia đình con từ lâu không còn liên quan tới ngoài đó. Ba con muốn chết mới trở về nơi bà nội con đã bỏ ma đi. Muốn chết thật đấy.
Bích Chiêu thảng thốt:
- Trời ơi! Sao dì lại nói thế?
- Vì đó là sự thật.
Chiêu rùng mình nhìn lăn chớp xanh ngoằn ngoèo trên trời và bịt tai lại. Cô rất sợ sấm sét. Vậy mà phải chịu đựng nó trong buổi tối chạng vạng này, cùng những lời bí ẩn của dì Lài. Bích Chiêu biết rất ít về quê hương, xứ sở. Hầu như cô và anh Toản không bao giờ nghe ba nhắc đến họ hàng. Nếu có là do dì Lài, người bà con duy nhất kể lại bằng giọng điệu nhuốm màu mê tín, để rồi sau đó dì bắt Chiêu hứa không được nói lại với ba mẹ những gì đã nghe. Với cô, những người họ hàng tồn tại, nó mơ hồ như trong cổ tích. Ấy vậy mà hôm nay cô lại muốn về thăm họ, dù như thế rất nguy hiểm.
Bà Lài bỗng đuổi một cách vô lý:
- Về phòng ngủ đi.
- Mới giờ này đã ngủ. Con muốn ăn cơm.
- Con gái con đứa lớn tướng mà xấu tính. Chờ ba con về đã chứ - Bà Lài trợn mắt.
Chiêu chưa kịp phản ứng, đã nghe giọng mẹ đầy mệt mỏi:
- Cứ cho nó ăn trước đi chị Lài. Biết chừng nào ông ấy mới về.
Rồi bà buột miệng:
- Sao tôi lo quá.
Ngoài trời, chớp xanh lóe sáng vạch đôi khung cửa, rồi đèn đóm tắt phụt. Bích Chiêu chợt hốt hoảng. Linh tính bảo với cô, đúng là sắp có đại họa gì đó ập xuống gia đình này.
Ngôi nhà chìm trong bóng tối vì bị mất điện. Ba người phụ nữ với ba tâm trạng khác nhau, nhưng lại cùng một nỗi sợ vô hình nào đó đang co cụm lại giữa tiếng mưa như thác đổ.
Bích Chiêu nhìn đồng hồ, nhìn trời rồi rồ ga, chiêc Dream vọt nhanh như muốn chạy đua với cơn mưa sắp ập tới.
Lại mưa. Áp thấp nhiệt đới hết đợt này đến đợt khác khiến thành phố cả nửa tháng nay như ẩm mốc, mục rữa vì mưa. Mưa làm không khí gia đình Chiêu đã ảm đạm lại thêm phần thê lương, khó chịu.
Ba cô về xứ hơn ba ngày rồi và không có tin tức gì hết. Điều này khiến mẹ cô muốn điên vì lo lắng. Bà cau có bực dọc với con rồi trách móc ………rủa xả chồng đi xa không biết điện thoại về ….một tiếng.
Nghĩ lại Bích Chiêu cũng thấy lạ. Ba cô là người cẩn thận, đi đâu ông cũng điện thoại về cho vợ con, nhưng lần này thì không. Ông chỉ gọi một cuộc duy nhất ở bưu điện huyện bảo là đã tới nơi. Nhưng nơi đó vẫn chưa phải là điểm dừng chân, vì nghe đâu ngôi nhà của tổ tiên Bích Chiêu còn phải đi sâu vào xa nữa.
Chẳng lẽ chỗ đó không có điện thoại? Chiêu tưởng tượng tới một nơi thâm sơn cùng cốc, khỉ ho cò gáy và thấy bà nội cô đúng khi đã dắt dìu con vào Sài Gòn lập nghiệp. Nếu không, đâu có Bích Chiêu trên đời này.
Đang tức cười về mình, Chiêu chợt lạc tay lái vì một chiếc xe cùng chiều ép để vượt qua mặt, cô loạng choạng khi gọng kính chiếu hậu bị móc vào một chiếc Citi ở phía sau vừa trờ tới. Chiếc xe này lôi cô đi một đoạn trước khi hất chiếc Dream và cô lăn kềnh ra đường.
Lúc Bích Chiêu chưa kịp hoàn hồn để ngồi dậy thì đã có ba bốn thanh niên tốt bụng vây quanh lấy cô, người dựng xe lên, kẻ đỡ Chiêu và hỏi thăm rối rít, khiến cô chả biết đường nào trả lời.
Kẻ chạy chiếc Citi là một gã đầu đinh trông bặm trợn, gã đang hậm hực lôi xe của mình lên rồi ào ào sấn đến chỗ đám người vây quanh Chiêu, giọng cau có:
- Chạy xe gì kỳ vậy?
Bích Chiếu ấp úng:
- Tôi đâu có muốn, tại tôi bị ép chứ bộ.
Đám thanh niên bênh Chiêu ra mặt, một gã lên giọng anh chị:
- Làm gì dữ vậy huynh? Phải biết nhường nhịn phụ nữ chứ. Huynh đằng sau ủi tới, huynh có lỗi còn lớn tiếng hả? Coi xe người ta hư gì sửa lại đi.
Gã đầu đinh gạt ngang:
- Sửa xe là chuyện nhỏ, vấn đề ai lỗi ai phải mới là chuyện lớn. Tôi không phạm lỗi.
Bích Chiêu chưa kịp nói gì, đám thanh niên đã nhao nhao văng tục:
- Mẹ! Đụng người ta rồi nói ngang hả? Tẩn đại một trận thấy mẹ nó đi.
Bích Chiêu hết hồn vì sự quá khích của đám người này, cô vội đứng giữa hai bên:
- Tôi không sao. Cám ơn các anh đã quan tâm giúp đỡ.
Mưa bắt đầu rơi, đám thanh niên lên xe vọt mất tăm. Ngoài phố, mạnh ai nấy chạy trốn mưa, chỉ còn lại Chiêu và gã đầu đinh. Cô vội dắt xe vào hàng hiên và hốt hoảng nhận ra cái giỏ xách của mình đã không cánh mà bay.
Chiêu thảng thốt:
- Trời ơi! Mất giỏ xách rồi.
Quay sang gã đầu đinh đang lúc ga! Định phóng xe đi, Bích Chiêu ré lên:
- A*n cắp! Giật giỏ. Bớ người ta …… Thấy Chiêu vừa la vừa chỉ mình, gã đầu đinh nghệch mặt ra và vọt xe vào hiên:
- Em bị mất giỏ à?
Bích Chiêu nghe giọng mình run vì giận:
- Đừng giả bộ nữa. Mấy người là một bọn cùng dàn cảnh để ăn cắp.
Quanh cô chẳng có ai ngoài mưa xối xả, Bích Chiêu chụp đại tay gã đầu đinh, mồm la inh ỏi:
- A*n cắp! Mặc cho Chiêu hét, người qua đường chả ai nghe vì mưa quá lớn, ai cũng lo chạy nhanh về nhà, chứ không đủ lòng trắc ẩn như đồng bọn với gã này lúc nãy.
Bấu thật chặt như sợ gã biến mất, Bích Chiêu quýnh lên vì không ai giúp mình, thay vì la cầu cứu, cô cứ ấp a ấp úng.
Đang lúc cô muốn khóc thì gã giật mạnh tay Chiêu ra, giọng đanh lại:
- Có im ngay không? Ai ăn cắp gì của em? Sao lại đổ cho tôi? Cẩn thận lời nói đấy.
Bích Chiêu líu lưỡi:
- Tôi …..tôi nói anh. Anh đã tạo điều kiện để bè bạn lấy giỏ của tôi.
Mắt gã long lên thật dữ dội:
- Tôi cũng mất giỏ. Tôi nghi cô là đồng bọn với những người hồi nãy. Rõ ràng họ bênh vực cô, làm khó làm dễ tôi, dù tôi không có lỗi. Cô đúng là cùng phe ăn cắp. Tôi sẽ đưa cô lên công an mới được. Vu khống là vi phạm luật pháp đó.
Bích Chiêu cứng hộng vì những lời tráo trở của gã. Cô ú ớ lâu lắm mới thốt thành tiếng:
- Đồ nói láo. Đồ ….đồ ngặm máu phun người.
Không biết nói thế nào nữa, Bích Chiêu đứng như trời trồng, mặc cho mưa tạt ướt mem từ trên xuống dươi.
Dường như nhận ra những lời mình vừa nói là quá đáng, gã dịu dàng:
- Tôi nói thế để cô em biết thế nào là cảm giác bị nghi oan. Hừ! Có đúng còn hơn bị sỉ nhục không? Suy cho cùng, tôi cũng là nạn nhân như cô. Tuy không bị mất gì, nhưng xe tôi bị bể bửng, quần rách đầu gối, cùi chỏ bị trầy trụa. Nếu tôi không ……hy sinh như vậy chắc cô không lác mặt cũng u đầu, sút trán chớ chẳng còn nguyên vẹn đứng đây vu khống kẻ khác đâu.
Bích Chiêu co ro vì lạnh, nhưng mồm mép vẫn chua ngoa:
- Có quỷ mới tin …..mấy người. Chờ tạnh mưa, tôi sẽ đưa anh tới công an phường. Tới lúc đó thử xem còn chối được nữa không.
Gã đầu đinh gằn từng tiếng:
- Nếu là kẻ gian thật, có lẽ nãy giờ tôi thừa sức cướp luôn chiếc Dream của cô, chớ chẳng dại dột gì đứng đây nghe mắng.
Nghe hắn nói thế, Bích Chiêu giật mình. Cô dáo dác nhìn quanh và nhận ra lời hắn nói có lý. Khúc đường này vắng, trời lại mưa to, nếu hắn là dân bất hảo, chắc cô ….tiêu tùng rồi. Dầu biết mình bộp chộp, nhưng Bích Chiêu vốn tự cao, đời nào cô hạ mình nói tiếng xin lỗi. Ngược lại cô còn vênh mặt lên:
- Tôi thách anh đó. Dám không?
Gã khoanh tay, ngạo nghễ:
- Xe, tôi chả thèm đụng vào, vì tôi là người lương thiện. Nhưng cô thì coi chừng. Tôi không ngại dạy dỗ những cô nàng bộp chộp như cô em đâu.
Vừa nói, gã vừa lừ lừ mắt bước tới, khiến Bích Chiêu phải thụt lùi tận sát vách tường, hai tay nắm chặt ở thế thủ.
Thái độ của cô chắc trông chẳng giống ai, nên mặt đang lạnh lùng sương gió, gã đầu đinh bỗng nhếch môi cười, giọng cởi mở hơn:
- Túi xách ấy có nhiều vật giá trị gì không?
Bích Chiêu nhát gừng:
- Một ít tiền, giấy tờ tùy thân và sách vở, với tôi tất cả thứ đó đều có giá trị.
- Em phải khai báo với công an, nếu không phiền phức về sau.
- Phiền phức gì cơ chứ?
Gã đầu đinh giải thích:
- Phòng kẻ gian sử dụng giấy tờ của em vào mục đích xấu.
Bích Chiêu giậm chân than:
- Trời ơi! Sao xui dữ vậy?
Gã đầu đinh bâng quơ:
- Đúng là xui sang cả người khác.
Đang nẫu ruột vì mất của, Bích Chiêu vẫn không bỏ qua khi nghe hắn lẩm bẩm, cô hầm hừ:
- Anh nói gì chứ?
Xoa cái cằm nhẵn nhụi, gã thản nhiên:
- Tôi đang tự hỏi sao có những người thích gây sự đến thế.
Bích Chiêu nuốt nghẹn xuống. Hừ! Cô đang bực bội, lo lắng về chuyện mới xảy đến với mình, nên thích ……gây lộn là đương nhiên. Lẽ ra gã phải thong cảm, đằng này lại xách mé, đúng là …….bất lịch sự với phụ nữ. Nhưng dư hơi sức gì đi tức người dưng. Bích Chiêu khoanh tay vừa cho đỡ lạnh, vừa cho có ….thế với gã chả biết có lương thiện không đang đứng gần.
Mưa vẫn không ngớt, Chiêu biết chắc mẹ và dì Lài mãi dài cổ ngóng mình. Từ hồi ba về xứ tới giờ, Bích Chiêu bi mẹ cấm cửa, cô chỉ được ngày hai buổi đến trường, chớ không được đi lang thang ở các nha sách, siêu thị, hàng quán như trước đây. Mẹ sợ cái gì chẳng biết, chỉ khổ thân Chiêu mất tự do.
Tiếng điện thoại tít tít liên tục, khiến Bích Chiêu phải tò mò muốn biết nó vang lên từ đâu.
Như để trả lời, gã đầu đinh lấy trong túi áo ra chiếc di động nhỏ xíu và “alô” bằng cái giọng thật ưa không vô.
Bích Chiêu quay lưng về phía hắn. Cô không thèm nghe song vẫn nhận thấy hăn đang chuyển tông thật ngọt. Chắc nhận được của người đẹp.
Tự nhiên, Bích Chiêu bĩu môi khi giọng hắn thật ấm vang lên:
- Anh đang trú mưa bên hiên nhà người ta chớ không ngồi quán như em tưởng tượng đâu. Dĩ nhiên là rất lạnh và cô đơn rồi. Nhưng nhớ tới em, anh thấy ấm lòng.
Hừ! Đúng là xạo sự. Nỗi ác cảm trong Bích Chiêu mỗi lúc một lớn hơn, cô lại bĩu môi lần nữa khi nghe hắn cười giòn tan:
- Thôi nhé. Anh không đứng một mình nên khi khác sẽ nói tiếp.
Bích Chiêu căm lắm. Tên trời đánh này cho rằng cô nghe lén đây mà. Xì! Ai mà thèm.
Giọng gã vang lên cắt ngang những suy nghĩ hắc ám của Chiêu về gã:
- Em có cần gọi điện về nhà cho ba mẹ an tâm không? Tôi sẵn sàng nhấn số hộ.
Bích Chiêu cắn môi, tự gã gợi ý chứ đâu phải cô hạ mình xin xỏ. Vây sao lại không nhỉ?
Cô đọc số điện thoại ở nhà và đón lấy cái di động trong bàn tay có những ngón dài nghệ sĩ của gã.
Giọng mẹ cô hốt hoảng:
- Con ở đâu, sao không chịu về?
- Con đang trú mưa.
- Trời ơi! Mẹ lo muốn chết. Bà xảy ra chuyện rồi Chiêu thảng thốt:
- Chuyện gì?
- Bệnh rất nặng, hiện nằm mê man ở ngoài ấy. Người ta mới điện vào báo tin. Con về ngay khi tạnh mưa, chớ đừng đi lung tung.
- Vâng. Con ngừng vì đang gọi nhờ điện thoại của người ta.
Đưa điện thoại cho hắn, Bích Chiêu ngập ngừng:
- Cám ơn.
Rồi Chiêu chìm trong ba mớ lộn xộn ở nhà, mẹ đã ngăn không cho ba về. Bà tin vào lời nguyền nào đó vì nó bà nội Chiêu phải bỏ xứ ra đi. Mẹ tin trở về quê, ba sẽ gặp tai họa. Xem ra niềm tin vô căn cứ của mẹ lại đúng rồi.
Ba cô rất khỏe, quanh năm suốt tháng không đụng tới một viên thuốc. Giờ lại ngã bệnh nằm mê man. Có phải vì trái gió lạ nước không? Hay vì cái lời nguyền chết tiệt đó?
Chiêu vỗ trán như cố xua nỗi ám của mê tín vừa thoáng qua, nhưng không được. Nêu cô không lầm thì ba cô với một người cùng quê hiện sống ở thành phố này về cùng. Ông ta là một bác sĩ. Lẽ nào bác sĩ kế bên mà ông ta để ba bệnh nặng tới mức mê man? Đã nặng như thế, sao không đưa về đây chữa trị?
Trăm ngàn câu hỏi nhảy múa lung tung trong đầu Chiêu, khiến cô phải ôm lấy mặt.
Thấy Chiêu có vẻ bồn chồn, gã ra chiều quan tâm.
- Em không sao chứ?
Chiêu lắc đầu. Chưa lúc nào như lúc này, cô mong trời tạnh mưa. Trong phút chốc, Chiêu quên hẳn chuyện xúi quẩy vừa xảy đến với mình. Tất cả suy nghĩ của cô đang hướng về ba mình. Ông nhất định bình yên, Bích Chiêu tin là thế.
Vừa bước vào nhà, Bích Chiêu đã bắt gặp gương mặt đăm chiêu suy nghĩ của bà Chinh. Đang hát líu lo một bài nhạc thời thịnh hành, Chiêu vội ……tắt đài và hỏi:
- Mẹ làm sao vậy?
Bà Chinh lắc đầu, Bích Chiêu không bỏ tật tò mò:
- Mẹ lại thối lộn tiền cho khách à?
Bà Chinh gắt gỏng:
- Không có. Con đừng hỏi nữa.
Le lưỡi, Bích Chiêu nhón chân thật nhẹ về phòng mình. Mẹ cô mưa nắng bất thường, phải biết lựa lúc, lựa lời mà trò chuyện, nếu không lắm khi quan tăm chăm sóc bà trật thời cơ, cô bị mắng như chơi.
Nhưng hôm nay tại sao mẹ lại “mưa nắng” nhỉ? Muốn biết, chắc phải hỏi dì Lài thôi.
Thảy cái balô bằng da xinh xắn lên bàn, Chiêu xuống bếp. Mở tủ lạnh cô khui một hợp sữa tươi và quan sát.
Dì Lài cũng có ….vấn đề rồi. Thường ngày gặp mặt Chiêu dì không nói cũng chí ít phải nhìn một cái rồi mới tiếp tục công việc bếp núc. Nhưng hôm nay tịnh không. Dì Lài lầm lì rửa rau mặc cho vòi nước chảy tràn ra ngoài mà chẳng buồn tắt.
Hút cho hết hợp sữa tươi, Bích Chiêu liếm môi và ….tung một câu thật độc để đánh động …..đối phương.
- Nhà này bị ma ám cả rồi.
Câu nói của Chiêu quả là có tác dụng lớn. Bà Lài quay phắt người lại, mắt dáo dác, mặt tái xanh:
- Con …..con nói cái gì hả Chiêu?
Cô cười toe toét:
- Con đùa mà. Sao dì sợ dữ vậy?
Bà Lài thở hắt ra và càu nhàu:
- Đùa …..đùa ….Không được đụng tới ma quỷ đấy. Họ nhà con toàn những người chết bất đắc kỳ tử. Nhắc tới họ là bị quở ngay. Hồi xưa bà nội con phải ….. Bích Chiêu nhịp tay lên bàn:
- Bà nội con phải bỏ xứ trốn đi vì sợ bị chết trùng chớ gì? Xời ơi! Con đã nghe câu chuyện hoang đường này ức tỷ lần rồi. Dì đừng nhát nữa, con hổng phải trẻ ba tuổi đâu. Nhưng sao mẹ con có vẽ bồn chồn, lo lắng quá vậy?
Bà Lài nhếch mép:
- Thì đúng như con đã nói, bị ma ám.
Chiêu khúc khích:
- Dì nhắc chớ không phải con nha.
Bà Lài hạ giọng thật thấp:
- Tao nói thật. Lần này có chuyện lớn rồi.
Bích Chiêu chưa kịp hỏi thêm câu nào thì cánh cửa sổ bị gió thổi mạnh đập vào tường đánh rầm làm cô giật thót người, còn bà Lài thì ré lên:
- Trời phật thánh thần ơi! Mưa trút như thác đổ, Bích Chiêu dù không muốn cũng phải chạy tới đóng cửa sổ lại.
Bà Lài thì thào bằng giọng đứt quảng:
- Dì đã nói mà. Đúng là có chuyện.
Bích Chiêu không chịu nổi kiểu lấp lửng của bà Lài, cô nhăn nhó:
- Mà chuyện gì mới được. Dì úp mở hoài, con khó chịu quá.
Bà Lài thấp giọng đến mức như xì xào:
- Có người vào tìm ba con. Họ rủ nhau đi đâu từ sáng tới giờ vẫn chưa về, bởi vậy mẹ con cứ nhấp nhổm như ngồi trên đóng lửa.
Chiêu ngạc nhiên hỏi một lèo:
- Họ là ai? Tìm ba con chi vậy?
Bà Lài cuống lên:
- Nhỏ mồm một chút.
Bích Chiêu thản nhiên:
- Mưa ào ào thế này, mẹ có nghe đâu mà dì lo. Dì nói đi. Ai rủ ba con đi nhậu vậy?
Bà Lài kêu lên:
- Không phải đi nhậu. Ông ta rủ ba con về xứ.
Bích Chiêu lặp lại:
- Về xứ à? Chuyện này lạ đó.
- Bởi vậy mới nói. Có lẽ sợ mẹ con ý kiến ra, ý kiến vô nên ông ta mới kéo ba con đi nơi khác để bàn tính chuyện về quê.
- Nhưng ông ta là ai?
- Bác sĩ Kiên, một người cùng quê nhưng chả thân thiết gì, nếu không muốn nói là xưa kia hai họ đã từng có mâu thuẩn với nhau.
- Vậy ông ta là người xấu hay tốt?
Bà Lài lúng túng:
- Làm sao dì biết được. Chuyện đáng lo là gia đình con từ lâu không còn liên quan tới ngoài đó. Ba con muốn chết mới trở về nơi bà nội con đã bỏ ma đi. Muốn chết thật đấy.
Bích Chiêu thảng thốt:
- Trời ơi! Sao dì lại nói thế?
- Vì đó là sự thật.
Chiêu rùng mình nhìn lăn chớp xanh ngoằn ngoèo trên trời và bịt tai lại. Cô rất sợ sấm sét. Vậy mà phải chịu đựng nó trong buổi tối chạng vạng này, cùng những lời bí ẩn của dì Lài. Bích Chiêu biết rất ít về quê hương, xứ sở. Hầu như cô và anh Toản không bao giờ nghe ba nhắc đến họ hàng. Nếu có là do dì Lài, người bà con duy nhất kể lại bằng giọng điệu nhuốm màu mê tín, để rồi sau đó dì bắt Chiêu hứa không được nói lại với ba mẹ những gì đã nghe. Với cô, những người họ hàng tồn tại, nó mơ hồ như trong cổ tích. Ấy vậy mà hôm nay cô lại muốn về thăm họ, dù như thế rất nguy hiểm.
Bà Lài bỗng đuổi một cách vô lý:
- Về phòng ngủ đi.
- Mới giờ này đã ngủ. Con muốn ăn cơm.
- Con gái con đứa lớn tướng mà xấu tính. Chờ ba con về đã chứ - Bà Lài trợn mắt.
Chiêu chưa kịp phản ứng, đã nghe giọng mẹ đầy mệt mỏi:
- Cứ cho nó ăn trước đi chị Lài. Biết chừng nào ông ấy mới về.
Rồi bà buột miệng:
- Sao tôi lo quá.
Ngoài trời, chớp xanh lóe sáng vạch đôi khung cửa, rồi đèn đóm tắt phụt. Bích Chiêu chợt hốt hoảng. Linh tính bảo với cô, đúng là sắp có đại họa gì đó ập xuống gia đình này.
Ngôi nhà chìm trong bóng tối vì bị mất điện. Ba người phụ nữ với ba tâm trạng khác nhau, nhưng lại cùng một nỗi sợ vô hình nào đó đang co cụm lại giữa tiếng mưa như thác đổ.
Bích Chiêu nhìn đồng hồ, nhìn trời rồi rồ ga, chiêc Dream vọt nhanh như muốn chạy đua với cơn mưa sắp ập tới.
Lại mưa. Áp thấp nhiệt đới hết đợt này đến đợt khác khiến thành phố cả nửa tháng nay như ẩm mốc, mục rữa vì mưa. Mưa làm không khí gia đình Chiêu đã ảm đạm lại thêm phần thê lương, khó chịu.
Ba cô về xứ hơn ba ngày rồi và không có tin tức gì hết. Điều này khiến mẹ cô muốn điên vì lo lắng. Bà cau có bực dọc với con rồi trách móc ………rủa xả chồng đi xa không biết điện thoại về ….một tiếng.
Nghĩ lại Bích Chiêu cũng thấy lạ. Ba cô là người cẩn thận, đi đâu ông cũng điện thoại về cho vợ con, nhưng lần này thì không. Ông chỉ gọi một cuộc duy nhất ở bưu điện huyện bảo là đã tới nơi. Nhưng nơi đó vẫn chưa phải là điểm dừng chân, vì nghe đâu ngôi nhà của tổ tiên Bích Chiêu còn phải đi sâu vào xa nữa.
Chẳng lẽ chỗ đó không có điện thoại? Chiêu tưởng tượng tới một nơi thâm sơn cùng cốc, khỉ ho cò gáy và thấy bà nội cô đúng khi đã dắt dìu con vào Sài Gòn lập nghiệp. Nếu không, đâu có Bích Chiêu trên đời này.
Đang tức cười về mình, Chiêu chợt lạc tay lái vì một chiếc xe cùng chiều ép để vượt qua mặt, cô loạng choạng khi gọng kính chiếu hậu bị móc vào một chiếc Citi ở phía sau vừa trờ tới. Chiếc xe này lôi cô đi một đoạn trước khi hất chiếc Dream và cô lăn kềnh ra đường.
Lúc Bích Chiêu chưa kịp hoàn hồn để ngồi dậy thì đã có ba bốn thanh niên tốt bụng vây quanh lấy cô, người dựng xe lên, kẻ đỡ Chiêu và hỏi thăm rối rít, khiến cô chả biết đường nào trả lời.
Kẻ chạy chiếc Citi là một gã đầu đinh trông bặm trợn, gã đang hậm hực lôi xe của mình lên rồi ào ào sấn đến chỗ đám người vây quanh Chiêu, giọng cau có:
- Chạy xe gì kỳ vậy?
Bích Chiếu ấp úng:
- Tôi đâu có muốn, tại tôi bị ép chứ bộ.
Đám thanh niên bênh Chiêu ra mặt, một gã lên giọng anh chị:
- Làm gì dữ vậy huynh? Phải biết nhường nhịn phụ nữ chứ. Huynh đằng sau ủi tới, huynh có lỗi còn lớn tiếng hả? Coi xe người ta hư gì sửa lại đi.
Gã đầu đinh gạt ngang:
- Sửa xe là chuyện nhỏ, vấn đề ai lỗi ai phải mới là chuyện lớn. Tôi không phạm lỗi.
Bích Chiêu chưa kịp nói gì, đám thanh niên đã nhao nhao văng tục:
- Mẹ! Đụng người ta rồi nói ngang hả? Tẩn đại một trận thấy mẹ nó đi.
Bích Chiêu hết hồn vì sự quá khích của đám người này, cô vội đứng giữa hai bên:
- Tôi không sao. Cám ơn các anh đã quan tâm giúp đỡ.
Mưa bắt đầu rơi, đám thanh niên lên xe vọt mất tăm. Ngoài phố, mạnh ai nấy chạy trốn mưa, chỉ còn lại Chiêu và gã đầu đinh. Cô vội dắt xe vào hàng hiên và hốt hoảng nhận ra cái giỏ xách của mình đã không cánh mà bay.
Chiêu thảng thốt:
- Trời ơi! Mất giỏ xách rồi.
Quay sang gã đầu đinh đang lúc ga! Định phóng xe đi, Bích Chiêu ré lên:
- A*n cắp! Giật giỏ. Bớ người ta …… Thấy Chiêu vừa la vừa chỉ mình, gã đầu đinh nghệch mặt ra và vọt xe vào hiên:
- Em bị mất giỏ à?
Bích Chiêu nghe giọng mình run vì giận:
- Đừng giả bộ nữa. Mấy người là một bọn cùng dàn cảnh để ăn cắp.
Quanh cô chẳng có ai ngoài mưa xối xả, Bích Chiêu chụp đại tay gã đầu đinh, mồm la inh ỏi:
- A*n cắp! Mặc cho Chiêu hét, người qua đường chả ai nghe vì mưa quá lớn, ai cũng lo chạy nhanh về nhà, chứ không đủ lòng trắc ẩn như đồng bọn với gã này lúc nãy.
Bấu thật chặt như sợ gã biến mất, Bích Chiêu quýnh lên vì không ai giúp mình, thay vì la cầu cứu, cô cứ ấp a ấp úng.
Đang lúc cô muốn khóc thì gã giật mạnh tay Chiêu ra, giọng đanh lại:
- Có im ngay không? Ai ăn cắp gì của em? Sao lại đổ cho tôi? Cẩn thận lời nói đấy.
Bích Chiêu líu lưỡi:
- Tôi …..tôi nói anh. Anh đã tạo điều kiện để bè bạn lấy giỏ của tôi.
Mắt gã long lên thật dữ dội:
- Tôi cũng mất giỏ. Tôi nghi cô là đồng bọn với những người hồi nãy. Rõ ràng họ bênh vực cô, làm khó làm dễ tôi, dù tôi không có lỗi. Cô đúng là cùng phe ăn cắp. Tôi sẽ đưa cô lên công an mới được. Vu khống là vi phạm luật pháp đó.
Bích Chiêu cứng hộng vì những lời tráo trở của gã. Cô ú ớ lâu lắm mới thốt thành tiếng:
- Đồ nói láo. Đồ ….đồ ngặm máu phun người.
Không biết nói thế nào nữa, Bích Chiêu đứng như trời trồng, mặc cho mưa tạt ướt mem từ trên xuống dươi.
Dường như nhận ra những lời mình vừa nói là quá đáng, gã dịu dàng:
- Tôi nói thế để cô em biết thế nào là cảm giác bị nghi oan. Hừ! Có đúng còn hơn bị sỉ nhục không? Suy cho cùng, tôi cũng là nạn nhân như cô. Tuy không bị mất gì, nhưng xe tôi bị bể bửng, quần rách đầu gối, cùi chỏ bị trầy trụa. Nếu tôi không ……hy sinh như vậy chắc cô không lác mặt cũng u đầu, sút trán chớ chẳng còn nguyên vẹn đứng đây vu khống kẻ khác đâu.
Bích Chiêu co ro vì lạnh, nhưng mồm mép vẫn chua ngoa:
- Có quỷ mới tin …..mấy người. Chờ tạnh mưa, tôi sẽ đưa anh tới công an phường. Tới lúc đó thử xem còn chối được nữa không.
Gã đầu đinh gằn từng tiếng:
- Nếu là kẻ gian thật, có lẽ nãy giờ tôi thừa sức cướp luôn chiếc Dream của cô, chớ chẳng dại dột gì đứng đây nghe mắng.
Nghe hắn nói thế, Bích Chiêu giật mình. Cô dáo dác nhìn quanh và nhận ra lời hắn nói có lý. Khúc đường này vắng, trời lại mưa to, nếu hắn là dân bất hảo, chắc cô ….tiêu tùng rồi. Dầu biết mình bộp chộp, nhưng Bích Chiêu vốn tự cao, đời nào cô hạ mình nói tiếng xin lỗi. Ngược lại cô còn vênh mặt lên:
- Tôi thách anh đó. Dám không?
Gã khoanh tay, ngạo nghễ:
- Xe, tôi chả thèm đụng vào, vì tôi là người lương thiện. Nhưng cô thì coi chừng. Tôi không ngại dạy dỗ những cô nàng bộp chộp như cô em đâu.
Vừa nói, gã vừa lừ lừ mắt bước tới, khiến Bích Chiêu phải thụt lùi tận sát vách tường, hai tay nắm chặt ở thế thủ.
Thái độ của cô chắc trông chẳng giống ai, nên mặt đang lạnh lùng sương gió, gã đầu đinh bỗng nhếch môi cười, giọng cởi mở hơn:
- Túi xách ấy có nhiều vật giá trị gì không?
Bích Chiêu nhát gừng:
- Một ít tiền, giấy tờ tùy thân và sách vở, với tôi tất cả thứ đó đều có giá trị.
- Em phải khai báo với công an, nếu không phiền phức về sau.
- Phiền phức gì cơ chứ?
Gã đầu đinh giải thích:
- Phòng kẻ gian sử dụng giấy tờ của em vào mục đích xấu.
Bích Chiêu giậm chân than:
- Trời ơi! Sao xui dữ vậy?
Gã đầu đinh bâng quơ:
- Đúng là xui sang cả người khác.
Đang nẫu ruột vì mất của, Bích Chiêu vẫn không bỏ qua khi nghe hắn lẩm bẩm, cô hầm hừ:
- Anh nói gì chứ?
Xoa cái cằm nhẵn nhụi, gã thản nhiên:
- Tôi đang tự hỏi sao có những người thích gây sự đến thế.
Bích Chiêu nuốt nghẹn xuống. Hừ! Cô đang bực bội, lo lắng về chuyện mới xảy đến với mình, nên thích ……gây lộn là đương nhiên. Lẽ ra gã phải thong cảm, đằng này lại xách mé, đúng là …….bất lịch sự với phụ nữ. Nhưng dư hơi sức gì đi tức người dưng. Bích Chiêu khoanh tay vừa cho đỡ lạnh, vừa cho có ….thế với gã chả biết có lương thiện không đang đứng gần.
Mưa vẫn không ngớt, Chiêu biết chắc mẹ và dì Lài mãi dài cổ ngóng mình. Từ hồi ba về xứ tới giờ, Bích Chiêu bi mẹ cấm cửa, cô chỉ được ngày hai buổi đến trường, chớ không được đi lang thang ở các nha sách, siêu thị, hàng quán như trước đây. Mẹ sợ cái gì chẳng biết, chỉ khổ thân Chiêu mất tự do.
Tiếng điện thoại tít tít liên tục, khiến Bích Chiêu phải tò mò muốn biết nó vang lên từ đâu.
Như để trả lời, gã đầu đinh lấy trong túi áo ra chiếc di động nhỏ xíu và “alô” bằng cái giọng thật ưa không vô.
Bích Chiêu quay lưng về phía hắn. Cô không thèm nghe song vẫn nhận thấy hăn đang chuyển tông thật ngọt. Chắc nhận được của người đẹp.
Tự nhiên, Bích Chiêu bĩu môi khi giọng hắn thật ấm vang lên:
- Anh đang trú mưa bên hiên nhà người ta chớ không ngồi quán như em tưởng tượng đâu. Dĩ nhiên là rất lạnh và cô đơn rồi. Nhưng nhớ tới em, anh thấy ấm lòng.
Hừ! Đúng là xạo sự. Nỗi ác cảm trong Bích Chiêu mỗi lúc một lớn hơn, cô lại bĩu môi lần nữa khi nghe hắn cười giòn tan:
- Thôi nhé. Anh không đứng một mình nên khi khác sẽ nói tiếp.
Bích Chiêu căm lắm. Tên trời đánh này cho rằng cô nghe lén đây mà. Xì! Ai mà thèm.
Giọng gã vang lên cắt ngang những suy nghĩ hắc ám của Chiêu về gã:
- Em có cần gọi điện về nhà cho ba mẹ an tâm không? Tôi sẵn sàng nhấn số hộ.
Bích Chiêu cắn môi, tự gã gợi ý chứ đâu phải cô hạ mình xin xỏ. Vây sao lại không nhỉ?
Cô đọc số điện thoại ở nhà và đón lấy cái di động trong bàn tay có những ngón dài nghệ sĩ của gã.
Giọng mẹ cô hốt hoảng:
- Con ở đâu, sao không chịu về?
- Con đang trú mưa.
- Trời ơi! Mẹ lo muốn chết. Bà xảy ra chuyện rồi Chiêu thảng thốt:
- Chuyện gì?
- Bệnh rất nặng, hiện nằm mê man ở ngoài ấy. Người ta mới điện vào báo tin. Con về ngay khi tạnh mưa, chớ đừng đi lung tung.
- Vâng. Con ngừng vì đang gọi nhờ điện thoại của người ta.
Đưa điện thoại cho hắn, Bích Chiêu ngập ngừng:
- Cám ơn.
Rồi Chiêu chìm trong ba mớ lộn xộn ở nhà, mẹ đã ngăn không cho ba về. Bà tin vào lời nguyền nào đó vì nó bà nội Chiêu phải bỏ xứ ra đi. Mẹ tin trở về quê, ba sẽ gặp tai họa. Xem ra niềm tin vô căn cứ của mẹ lại đúng rồi.
Ba cô rất khỏe, quanh năm suốt tháng không đụng tới một viên thuốc. Giờ lại ngã bệnh nằm mê man. Có phải vì trái gió lạ nước không? Hay vì cái lời nguyền chết tiệt đó?
Chiêu vỗ trán như cố xua nỗi ám của mê tín vừa thoáng qua, nhưng không được. Nêu cô không lầm thì ba cô với một người cùng quê hiện sống ở thành phố này về cùng. Ông ta là một bác sĩ. Lẽ nào bác sĩ kế bên mà ông ta để ba bệnh nặng tới mức mê man? Đã nặng như thế, sao không đưa về đây chữa trị?
Trăm ngàn câu hỏi nhảy múa lung tung trong đầu Chiêu, khiến cô phải ôm lấy mặt.
Thấy Chiêu có vẻ bồn chồn, gã ra chiều quan tâm.
- Em không sao chứ?
Chiêu lắc đầu. Chưa lúc nào như lúc này, cô mong trời tạnh mưa. Trong phút chốc, Chiêu quên hẳn chuyện xúi quẩy vừa xảy đến với mình. Tất cả suy nghĩ của cô đang hướng về ba mình. Ông nhất định bình yên, Bích Chiêu tin là thế.