Chương 1
Bến Súc nằm dựa đường quản hạt số 14, là con đường chạy từ châu thành Thủ Dầu Một lên mấy sở cao su miệt Dầu Tiếng, bởi vậy ngày như đêm xe hơi chạy ngang qua chợ nầy dập dìu.
Bến Súc lại nằm trên một cái bưng lớn, ngó xuống phía mặt trời mọc, đất thấp lại được nhờ nước ngọt của ngọn sông Bến Nghé quanh co chan rưới, nên vườn tược thạnh mậu, hoa quả tươi tốt; còn dựa sau lưng, về phía mặt trời lặn, thì đất dốc cao, nên chỗ còn rừng bụi u nhàn, chỗ trồng cao su rậm rợp, chỗ làm ruộng rẫy chớn chở.
Nhờ địa thế như vậy, nên Bến Súc là một làng nhỏ nhỏ mà có cái thú lỡ chợ lỡ quê 1, và người sanh trưởng tại đó có cái thái độ nửa xưa nửa nay, về hình thức thì cư xử theo mới cũng như người chỗ khác, mà về tâm hồn thì chất phác theo cũ, không giống người chỗ khác. Địa thế ấy, người có chí ẩn dật hễ thấy thì yêu liền tâm hồn ấy, người còn trong luân lý hễ biết thì mến lắm.
Ở dưới Thủ Dầu Một đi lên, còn chừng một ngàn thước nữa tới chợ Bến Súc, phía bên tay mặt, gần ngả ba tẻ đường đi Thị Tính, có một toà nhà ngói lớn, kiểu vở giống như nhiều nhà khác ở miệt ấy, nghĩa là nhà vuông vức ba căn hai chái, nềnn xây đá cao ráo, cột bằng gõ láng lẫy, trước hàng ba 2 cửa cuốn bán nguyệt, trên mái lợp ngói móc đỏ lòm. Nhà cất chắc chắn, tiếc vì bề đứng không xứng với bề rộng, nên nhà coi không được khoảng khoát.
Trước nhà có một miếng đất chạy ra giáp mé lộ quản hạt. Đất tuy không rộng lớn cho lắm, song cũng đủ đào mương xẻ liếp 3 mà trồng những xoài, mít, sầu riêng, sa-bô-chê 4 chen lộn với nhau, có nhiều cây cao khỏi nóc nhà, bủa nhành lá sum sê che đất làm cho mặt đất mát rượi.
Sau nhà có một sở vườn rộng một mẫu, đất triền dốc, phía trong chạy lên giáp với đường ranh rừng cấm 5. Vườn xẻ mương ngang mương dọc, nhờ cái suối ở phía sau châm nước; nên mương có nước trong veo và đầy đủ hoài. Trên liếp dài theo mương thì trồng mỗi liếp một hàng cau thẳng băng, rồi trồng giậm với chỗ thì trầu vàng, chỗ thì thơm tàng ong, mà phần nhiều là trà, nhờ nước dưới mương tươm mát gốc, nên cây lên sởn sơ, lá đơm bùm sùm, tược đâm mạnh mẽ.
Cuộc nhà cửa vườn tược nầy thuộc của bà giáo Viễn là một bà sương phụ, năm nay mới 50 tuổi, ở đó mà an hưởng chớ không phải của một nông gia hay là của một dật sĩ nào hết. Bà giáo Viễn còn làm chủ một sở rẫy khác nữa, ở về phía bên kia lộ, mà cách đó chừng vài ngàn thước, rẫy lớn gần 15 mẫu, phần nhiều đương trồng mía, duy có ít mẫu đất thấp cấy lúa được mà thôi.
Đứng trước nhà bà giáo Viễn ngó thẳng ra thì thấy một cái cảnh tốt đẹp phi thường. Dài theo chơn trời xa xa có một giặng cây xanh xanh xem rất khỏe mắt. Ấy là vườn tược dựa theo ngọn sông Bến Nghé. Từ đó trở lại lộ quản hạt thì là một cái bưng rộng lớn, trải một màu xanh lặc lìa. Ấy là những ruộng lúa với bắp, rẫy mía của người trong xứ.
Ai đi ngang qua đây cũng tưởng người ở trong nhà nầy, hằng ngày được xem cảnh ấy chắc trong lòng sẽ thơ thới vui vẻ, không còn phải lo buồn về sự gì nữa mà cũng hết muốn thấy cái cảnh nào khác. Tưởng như vậy thì lầm. Bà giáo Viễn không được vui vẻ như mình tưởng. Bà không vui là vì ngày đêm bà cứ thương nỗi chồng dày công sáng nghiệp, song không Được sống lâu mà hưởng. Bà lại còn lo về nỗi con chưa có đôi bạn đặng sanh con đẻ cháu cho bà tưng tiu nựng nịu.
Ông giáo Viễn hồi trước dạy tại trường Bến Súc gần 20 năm. Ông không háo danh háo lợi, mà ông có tánh cần kiệm, có chí muốn lập nghiệp đặng an hưởng lúc tuổi cao. Trong lúc dạy học, ông cặm cụi lo mua đất khẩn rừng, mỗi ngày ông trồng tỉa thêm một mớ, mỗi năm ông khai phá thêm một khoảnh, bởi vậy cách hai năm trước, ông qua đời, thì ông để lại cái sự nghiệp nầy cho vợ con hưởng, huê lợi vườn rẫy mỗi năm tới năm ba ngàn đồng bạc.
Hiện bây giờ bà giáo Viễn chỉ có hai người con trai mà thôi. Người lớn tên Phúc, năm nay được 25 tuổi, hồi trước có qua bên Tây học được 4 năm, rủi lúc gần thi lấy bằng Bác vật Nông phố thì tiếp được tin cha mất, mẹ buồn, nên phải ép lòng bỏ học mà trở về liền đặng hủ hỉ với mẹ. Còn người nhỏ tên Thọ, 17 tuổi, học tại trường Petrus Trương Vĩnh Ký dưới Sài Gòn 4 năm, thi lấy bằng Thành Chung 6 rồi mới đi Tây hôm tháng trước mà học thêm.
Một buổi sớm mai, Phúc thức dậy sớm. Thằng Biện là đứa ở phục sự riêng của Phúc, nấu nước chế cà phê cho Phúc uống rồi, thì Phúc mặc quần ống cụt áo sơ mi tay cũng cụt, đầu đội cái nón lợp vải vàng cũ xì, cỡi xe máy đi xuống sở mía, đặng coi chừng sắp bạn 7 làm vườn nó đánh lá mía 8.
Phúc đi được chừng một giờ, bà giáo Viễn đương ngồi uống nước trà, thì có một chiếc xe hơi ở phía Thủ Dầu Một chạy lên ngừng ngay cửa. Bà giáo dòm ra thì thấy ông Cử nhơn Trường bạn học của Phúc hồi ở bên Tây, đương làm giáo sư dưới Sài Gòn, đã có lên thăm Phúc hai ba lần rồi, ông xăng xớm 9 vô sân mặt mày vui vẻ, y phục đàng hoàng.
Bà giáo bước ra cửa tiếp chào, rồi dắt vô nhà mời ngồi. Trường liền hỏi:
- Gần một năm nay cháu mắc bận việc không lên thăm bác với anh Phúc được. Bác ở trên nầy mạnh giỏi?
- Tôi mạnh. Cám ơn ông Giáo sư. Ở dưới nhà ông cũng bình an há?
- Dạ, bình an... Thưa bác, anh Phúc đi đâu vắng?
- Nó mới đi xuống dưới sở mía, để tôi biểu bầy trẻ chạy kêu nó về.
- Gần đây hay xa?
- Gần. Ở dưới đây.
Bà giáo liền kêu thằng Biện mà biểu đi xuống sở mía, mời Phúc về và bà dặn phải nói có khách dưới Sài Gòn lên thăm nên Phúc phải về cho mau. Bà lại biểu người trong nhà coi nấu nước chế trà mới mà đãi khách.
(thiếu)
- Không lẽ ngồi im mà đợi Phúc, đợi mãn tang rồi sẽ cưới. Vậy mà cưới rồi hay chưa vậy bác? Sao cháu không thấy anh Phúc gởi thiệp mời đám cưới?
- Ối! Vịêc đó đã không thành rồi, ông giáo sư à!
- Thưa bác, sao vậy?
- Tại họ xấu quá, họ thấy ông giáo tôi mất rồi, phận tôi góa bụa, còn thằng Phúc tôi thì học lỡ dở, không có bằng cấp chi hết, nên họ bội ước hồi hôn đặng gã chỗ khác cao sang hơn chớ sao.
- Cha chả! Ai ở đâu mà tệ quá như vậy?
- Để tôi nói chuyện rõ ràng cho ông giáo sư nghe. Hồi trước ông giáo tôi có làm anh em bạn với Hai Bình ở bên bến Bà Tang. Hồi đó Hai Bình cũng đủ ăn vậy thôi, chớ không phải giàu có gì bao nhiêu. Hai Bình có một đứa con gái mà thôi, con nhỏ tên con Hạnh, dung nhan coi được. Ông giáo tôi qua tại chơi với Hai Bình, ổng thấy con nhỏ ổng thương, nên ổng xin làm sui với Hai Bình. Vợ chồng Hai Bình bằng lòng gả, hứa chừng nào thằng Phúc ở bên Tây về thì cho cưới. Qua năm sau nhờ cao su phát giá lên cao, Hai Bình có vườn lớn, bực giàu to. Tuy vậy mà sự làm sui cũng vẫn bền chặt, chớ chưa thấy có mòi gì đổi ý. Khi ông giáo tôi mất, vợ chồng Hai Bình có qua thăm, ở tới tống táng xong rồi mới về. Chừng thằng Phúc tôi ở bên Tây về, tôi có biểu nó qua thăm. Vợ chồng Hai Bình không nói tới chuyện cưới gả. Cách ít ngày tôi cậy mai nhắc việc ấy. Hai Bình nói thằng Phúc còn tang cha mà tính cưới vợ nỗi gì? Tôi tưởng nói như vậy là biểu đợi mãn tang rồi sẽ cưới. Té ra cách tám chín tháng nay, thình lình tôi nghe vợ chồng Hai Bình gả con gái cho bác sĩ nào ở dưới Sài Gòn rồi, gả không cho tôi hay, mà đám cưới cũng không có mời, làm như gả lén vậy. Ông giáo sư thử nghĩ coi, người xử sự như vậy là người gì? Dầu có muốn hồi hôn, thì cứ nói minh bạch cho tôi biết, chớ làm cái gì kỳ cục vậy? Người có giáo dục, dầu họ giàu bao nhiêu đi nữa, họ cũng biết giữ lễ nghĩa luôn luôn. Còn người không có giáo dục, mà trời giúp vận cho họ làm giàu, thì họ cư xử thô lỗ, thiệt khó chịu quá.
- Thưa bác, bác chẳng nên phiền làm chi. Anh Phúc khỏi mang ông cha vợ đó là may cho ảnh lắm. Cháu chắc ảnh mừng, chớ không có buồn đâu.
- Úy, trời ơi! Chớ chi được như lời ông nói đó, thì tôi có phiền đâu. Ngặt vì thằng Phúc tôi nó thương lỡ con nọ, chừng nghe nói gả con nọ chỗ khác, thì nó thất tình thất chí, mấy tháng nay nó buồn bực quá, làm cho tôi bối rối không biết chừng nào.
- Hồi hứa hôn, anh Phúc ở bên Tây, ảnh có biết cô nọ đâu mà thương?
- Tại gởi hình gởi thơ với nhau sao đó tôi không hiểu rõ. Mà lúc nó mới về, có một lần nó qua thăm, không có vợ chồng Hai Bình ở nhà, nó có nói chuyện với con nọ, tại vậy nên nó mới có tình chớ.
- Có gởi thơ gởi hình, có nói chuyện với nhau mà cô nọ đành lấy chồng khác hay sao?
- Thì đành, nên người ta mới cưới đó chớ!
- Đời nầy có nhiều việc để làm cho người ta chán ngán quá.
- Bởi tại như vậy nên mấy tháng nay thằng Phúc tôi nó làm như người chán đời, không ham muốn việc gì hết. Nó không chịu đi chơi, ban đêm nó cứ đọc sách, ban ngày thì cứ lo làm vườn làm rẫy với bạn. Tôi tính dắt nó đi coi vợ chỗ khác đặng cưới cho nó, hoặc may nó hết buồn. Nó gạt ngang; nó xin tôi đừng có nói chuyện nói vợ cho nó nữa, bởi vì nó oán đờn bà con gái lắm, nó nhứt định ở độc thân cho tới già.
- Đương hồi thất tình ảnh nói như vậy, cớ có lẽ nào ảnh ở độc thân cho tới già.
- Thiệt a! Xưa rày nó không chịu nói tới chuyện vợ. Nó lo khẩn đất thêm trên Đường Long đặng khai phá mà trồng tiêu, trồng nghệ gì đó. Nó tính buôn bán cây, nó đương kiếm chỗ lập lò đường, nó làm lăng xăng, duy có sự cưới vợ thì nó không chịu nói tới. Phận tôi ít con quá, muốn cho con có vợ đặng tôi có cháu mà hủ hỉ cho vui; mà không chịu, thiệt tôi buồn hết sức.
- Xin bác đừng buồn. Bây giờ còn mới quá, nên anh Phúc buồn như vậy.
Trong một vài năm nguôi ngoai, ảnh quên tình cũ rồi thì ảnh cưới vợ chớ gì. Việc nầy cháu không hay chút nào hết. Để cháu dọ ý ảnh, rồi cháu lập thế mà khuyên lơn ảnh.
- Ừ, ông giáo sư làm ơn giát-đát dùm nó một chút. Ở trên nầy nó không chơi bời với ai hết, nên có ai thân thiết với nó đâu mà cậy họ nói.
- Lúc nầy bãi trường. Cháu tính vài bữa nữa cháu lên Đà Lạt nghỉ ít tuần. Để cháu rủ anh Phúc đi với cháu đặng giải khuây.
- Được a. Ông rủ nó đi với. Tôi muốn cho nó đi chơi hết sức, mà nó cứ lục đục ở nhà ngồi buồn hiu hoài, coi khổ quá.
- Cháu sẽ rán khuyên giải ảnh. Vì một người đờn bà thất ước mà đành ôm sự sầu thảm cả đời là nghĩa gì?
- Ông nói phải lắm. Thứ đồ bội ước mà còn thương nó nỗi gì. Ông làm ơn cắt nghĩa cho nó hiểu. Ông nói thế nào cho nó chịu cưới vợ thì tôi mang ơn ông lắm. Tôi không cần giàu, hễ nó đành đâu thì tôi cưới đó, dầu con nhà nghèo tôi cũng chịu, miễn nó có vợ con, có gia thất như người ta thì tôi vui.
- Lời bác nói đó cháu rất kính phục. Trong cuộc hôn nhơn điều cần nhứt là vợ chồng thương yêu nhau, còn sự giàu nghèo không quan hệ gì lắm. Đã biết cưới vợ may mà gặp chỗ giàu, thì vợ chồng khỏi cực thân nhọc trí về sự thiếu thốn tiền bạc. Mà vợ chồng nghèo hẩm hút nuôi nhau, thì tình lại càng mặn nồng, nghĩa lại càng nặng nề hơn. Theo ý cháu gia đình tuy nghèo, song chồng vợ yêu nhau, thì cũng hạnh phước được vậy. Cháu tưởng bác nên để cho anh Phúc thong thả đừng thèm ép ảnh nữa; chừng nào ảnh tỏ ý thương ai thì bác sẽ cưới người ấy cho ảnh.
- Tôi coi ý nó cứ thương con của Hai Bình hoài nó có chịu quên đâu mà thương người khác được. Hồi thầy nó còn sanh tiền, ổng thường nói con trai hay con gái cũng vậy, hễ lớn lên thì phải lập gia đình đặng gây dựng sự ngiệp với thiên hạ, chớ ở một mình rồi không biết lo, thì làm sao mà nên được. Bởi ý ổng như vậy nên ổng mới lo kiếm chỗ làm sui sớm đó. Tôi không dè căn duyên của thằng Phúc lỡ dở làm cho nó thất chí như vậy thiệt tôi buồn quá.
- Gia đình là nền tảng của xã hội. Ý của bác trai hồi trước muốn như vậy thì hiệp với luân lý lắm. Con người ai cũng phải tôn trọng bồi đắp gia đình. Có lẽ nào anh Phúc lại đánh đổ cái phong tục tốt đẹp ấy. Để cháu cắt nghĩa cho ảnh nghe...
Bà giáo dòm ra ngoài lộ rồi nói: "Nó về tới kia". Trường đứng dậy dòm theo thiệt quả thấy Phúc cỡi chiếc xe máy sơn xanh mà cũ xì đương thủng thẳng quanh vô cửa ngõ, sắc mặt tề tỉnh mà có vẻ ưu sầu lộ ra rõ ràng chớ không phải hăng hái hân hoan như hồi trước.
Bà giáo nói nhỏ: "xin ông rán khuyên giùm nó".
Trường gặc đầu đáp: "xin bác an tâm. Cháu sẽ rán hết sức mà đổi trí ý cho ảnh".
Trường bước lại cửa đứng chờ bạn.
Bà giáo thủng thẳng đi vô trong, vì tin lời hứa của Trường, nên sắc mặt vui vẻ hơn hồi nãy.
Bến Súc nằm dựa đường quản hạt số 14, là con đường chạy từ châu thành Thủ Dầu Một lên mấy sở cao su miệt Dầu Tiếng, bởi vậy ngày như đêm xe hơi chạy ngang qua chợ nầy dập dìu.
Bến Súc lại nằm trên một cái bưng lớn, ngó xuống phía mặt trời mọc, đất thấp lại được nhờ nước ngọt của ngọn sông Bến Nghé quanh co chan rưới, nên vườn tược thạnh mậu, hoa quả tươi tốt; còn dựa sau lưng, về phía mặt trời lặn, thì đất dốc cao, nên chỗ còn rừng bụi u nhàn, chỗ trồng cao su rậm rợp, chỗ làm ruộng rẫy chớn chở.
Nhờ địa thế như vậy, nên Bến Súc là một làng nhỏ nhỏ mà có cái thú lỡ chợ lỡ quê 1, và người sanh trưởng tại đó có cái thái độ nửa xưa nửa nay, về hình thức thì cư xử theo mới cũng như người chỗ khác, mà về tâm hồn thì chất phác theo cũ, không giống người chỗ khác. Địa thế ấy, người có chí ẩn dật hễ thấy thì yêu liền tâm hồn ấy, người còn trong luân lý hễ biết thì mến lắm.
Ở dưới Thủ Dầu Một đi lên, còn chừng một ngàn thước nữa tới chợ Bến Súc, phía bên tay mặt, gần ngả ba tẻ đường đi Thị Tính, có một toà nhà ngói lớn, kiểu vở giống như nhiều nhà khác ở miệt ấy, nghĩa là nhà vuông vức ba căn hai chái, nềnn xây đá cao ráo, cột bằng gõ láng lẫy, trước hàng ba 2 cửa cuốn bán nguyệt, trên mái lợp ngói móc đỏ lòm. Nhà cất chắc chắn, tiếc vì bề đứng không xứng với bề rộng, nên nhà coi không được khoảng khoát.
Trước nhà có một miếng đất chạy ra giáp mé lộ quản hạt. Đất tuy không rộng lớn cho lắm, song cũng đủ đào mương xẻ liếp 3 mà trồng những xoài, mít, sầu riêng, sa-bô-chê 4 chen lộn với nhau, có nhiều cây cao khỏi nóc nhà, bủa nhành lá sum sê che đất làm cho mặt đất mát rượi.
Sau nhà có một sở vườn rộng một mẫu, đất triền dốc, phía trong chạy lên giáp với đường ranh rừng cấm 5. Vườn xẻ mương ngang mương dọc, nhờ cái suối ở phía sau châm nước; nên mương có nước trong veo và đầy đủ hoài. Trên liếp dài theo mương thì trồng mỗi liếp một hàng cau thẳng băng, rồi trồng giậm với chỗ thì trầu vàng, chỗ thì thơm tàng ong, mà phần nhiều là trà, nhờ nước dưới mương tươm mát gốc, nên cây lên sởn sơ, lá đơm bùm sùm, tược đâm mạnh mẽ.
Cuộc nhà cửa vườn tược nầy thuộc của bà giáo Viễn là một bà sương phụ, năm nay mới 50 tuổi, ở đó mà an hưởng chớ không phải của một nông gia hay là của một dật sĩ nào hết. Bà giáo Viễn còn làm chủ một sở rẫy khác nữa, ở về phía bên kia lộ, mà cách đó chừng vài ngàn thước, rẫy lớn gần 15 mẫu, phần nhiều đương trồng mía, duy có ít mẫu đất thấp cấy lúa được mà thôi.
Đứng trước nhà bà giáo Viễn ngó thẳng ra thì thấy một cái cảnh tốt đẹp phi thường. Dài theo chơn trời xa xa có một giặng cây xanh xanh xem rất khỏe mắt. Ấy là vườn tược dựa theo ngọn sông Bến Nghé. Từ đó trở lại lộ quản hạt thì là một cái bưng rộng lớn, trải một màu xanh lặc lìa. Ấy là những ruộng lúa với bắp, rẫy mía của người trong xứ.
Ai đi ngang qua đây cũng tưởng người ở trong nhà nầy, hằng ngày được xem cảnh ấy chắc trong lòng sẽ thơ thới vui vẻ, không còn phải lo buồn về sự gì nữa mà cũng hết muốn thấy cái cảnh nào khác. Tưởng như vậy thì lầm. Bà giáo Viễn không được vui vẻ như mình tưởng. Bà không vui là vì ngày đêm bà cứ thương nỗi chồng dày công sáng nghiệp, song không Được sống lâu mà hưởng. Bà lại còn lo về nỗi con chưa có đôi bạn đặng sanh con đẻ cháu cho bà tưng tiu nựng nịu.
Ông giáo Viễn hồi trước dạy tại trường Bến Súc gần 20 năm. Ông không háo danh háo lợi, mà ông có tánh cần kiệm, có chí muốn lập nghiệp đặng an hưởng lúc tuổi cao. Trong lúc dạy học, ông cặm cụi lo mua đất khẩn rừng, mỗi ngày ông trồng tỉa thêm một mớ, mỗi năm ông khai phá thêm một khoảnh, bởi vậy cách hai năm trước, ông qua đời, thì ông để lại cái sự nghiệp nầy cho vợ con hưởng, huê lợi vườn rẫy mỗi năm tới năm ba ngàn đồng bạc.
Hiện bây giờ bà giáo Viễn chỉ có hai người con trai mà thôi. Người lớn tên Phúc, năm nay được 25 tuổi, hồi trước có qua bên Tây học được 4 năm, rủi lúc gần thi lấy bằng Bác vật Nông phố thì tiếp được tin cha mất, mẹ buồn, nên phải ép lòng bỏ học mà trở về liền đặng hủ hỉ với mẹ. Còn người nhỏ tên Thọ, 17 tuổi, học tại trường Petrus Trương Vĩnh Ký dưới Sài Gòn 4 năm, thi lấy bằng Thành Chung 6 rồi mới đi Tây hôm tháng trước mà học thêm.
Một buổi sớm mai, Phúc thức dậy sớm. Thằng Biện là đứa ở phục sự riêng của Phúc, nấu nước chế cà phê cho Phúc uống rồi, thì Phúc mặc quần ống cụt áo sơ mi tay cũng cụt, đầu đội cái nón lợp vải vàng cũ xì, cỡi xe máy đi xuống sở mía, đặng coi chừng sắp bạn 7 làm vườn nó đánh lá mía 8.
Phúc đi được chừng một giờ, bà giáo Viễn đương ngồi uống nước trà, thì có một chiếc xe hơi ở phía Thủ Dầu Một chạy lên ngừng ngay cửa. Bà giáo dòm ra thì thấy ông Cử nhơn Trường bạn học của Phúc hồi ở bên Tây, đương làm giáo sư dưới Sài Gòn, đã có lên thăm Phúc hai ba lần rồi, ông xăng xớm 9 vô sân mặt mày vui vẻ, y phục đàng hoàng.
Bà giáo bước ra cửa tiếp chào, rồi dắt vô nhà mời ngồi. Trường liền hỏi:
- Gần một năm nay cháu mắc bận việc không lên thăm bác với anh Phúc được. Bác ở trên nầy mạnh giỏi?
- Tôi mạnh. Cám ơn ông Giáo sư. Ở dưới nhà ông cũng bình an há?
- Dạ, bình an... Thưa bác, anh Phúc đi đâu vắng?
- Nó mới đi xuống dưới sở mía, để tôi biểu bầy trẻ chạy kêu nó về.
- Gần đây hay xa?
- Gần. Ở dưới đây.
Bà giáo liền kêu thằng Biện mà biểu đi xuống sở mía, mời Phúc về và bà dặn phải nói có khách dưới Sài Gòn lên thăm nên Phúc phải về cho mau. Bà lại biểu người trong nhà coi nấu nước chế trà mới mà đãi khách.
(thiếu)
- Không lẽ ngồi im mà đợi Phúc, đợi mãn tang rồi sẽ cưới. Vậy mà cưới rồi hay chưa vậy bác? Sao cháu không thấy anh Phúc gởi thiệp mời đám cưới?
- Ối! Vịêc đó đã không thành rồi, ông giáo sư à!
- Thưa bác, sao vậy?
- Tại họ xấu quá, họ thấy ông giáo tôi mất rồi, phận tôi góa bụa, còn thằng Phúc tôi thì học lỡ dở, không có bằng cấp chi hết, nên họ bội ước hồi hôn đặng gã chỗ khác cao sang hơn chớ sao.
- Cha chả! Ai ở đâu mà tệ quá như vậy?
- Để tôi nói chuyện rõ ràng cho ông giáo sư nghe. Hồi trước ông giáo tôi có làm anh em bạn với Hai Bình ở bên bến Bà Tang. Hồi đó Hai Bình cũng đủ ăn vậy thôi, chớ không phải giàu có gì bao nhiêu. Hai Bình có một đứa con gái mà thôi, con nhỏ tên con Hạnh, dung nhan coi được. Ông giáo tôi qua tại chơi với Hai Bình, ổng thấy con nhỏ ổng thương, nên ổng xin làm sui với Hai Bình. Vợ chồng Hai Bình bằng lòng gả, hứa chừng nào thằng Phúc ở bên Tây về thì cho cưới. Qua năm sau nhờ cao su phát giá lên cao, Hai Bình có vườn lớn, bực giàu to. Tuy vậy mà sự làm sui cũng vẫn bền chặt, chớ chưa thấy có mòi gì đổi ý. Khi ông giáo tôi mất, vợ chồng Hai Bình có qua thăm, ở tới tống táng xong rồi mới về. Chừng thằng Phúc tôi ở bên Tây về, tôi có biểu nó qua thăm. Vợ chồng Hai Bình không nói tới chuyện cưới gả. Cách ít ngày tôi cậy mai nhắc việc ấy. Hai Bình nói thằng Phúc còn tang cha mà tính cưới vợ nỗi gì? Tôi tưởng nói như vậy là biểu đợi mãn tang rồi sẽ cưới. Té ra cách tám chín tháng nay, thình lình tôi nghe vợ chồng Hai Bình gả con gái cho bác sĩ nào ở dưới Sài Gòn rồi, gả không cho tôi hay, mà đám cưới cũng không có mời, làm như gả lén vậy. Ông giáo sư thử nghĩ coi, người xử sự như vậy là người gì? Dầu có muốn hồi hôn, thì cứ nói minh bạch cho tôi biết, chớ làm cái gì kỳ cục vậy? Người có giáo dục, dầu họ giàu bao nhiêu đi nữa, họ cũng biết giữ lễ nghĩa luôn luôn. Còn người không có giáo dục, mà trời giúp vận cho họ làm giàu, thì họ cư xử thô lỗ, thiệt khó chịu quá.
- Thưa bác, bác chẳng nên phiền làm chi. Anh Phúc khỏi mang ông cha vợ đó là may cho ảnh lắm. Cháu chắc ảnh mừng, chớ không có buồn đâu.
- Úy, trời ơi! Chớ chi được như lời ông nói đó, thì tôi có phiền đâu. Ngặt vì thằng Phúc tôi nó thương lỡ con nọ, chừng nghe nói gả con nọ chỗ khác, thì nó thất tình thất chí, mấy tháng nay nó buồn bực quá, làm cho tôi bối rối không biết chừng nào.
- Hồi hứa hôn, anh Phúc ở bên Tây, ảnh có biết cô nọ đâu mà thương?
- Tại gởi hình gởi thơ với nhau sao đó tôi không hiểu rõ. Mà lúc nó mới về, có một lần nó qua thăm, không có vợ chồng Hai Bình ở nhà, nó có nói chuyện với con nọ, tại vậy nên nó mới có tình chớ.
- Có gởi thơ gởi hình, có nói chuyện với nhau mà cô nọ đành lấy chồng khác hay sao?
- Thì đành, nên người ta mới cưới đó chớ!
- Đời nầy có nhiều việc để làm cho người ta chán ngán quá.
- Bởi tại như vậy nên mấy tháng nay thằng Phúc tôi nó làm như người chán đời, không ham muốn việc gì hết. Nó không chịu đi chơi, ban đêm nó cứ đọc sách, ban ngày thì cứ lo làm vườn làm rẫy với bạn. Tôi tính dắt nó đi coi vợ chỗ khác đặng cưới cho nó, hoặc may nó hết buồn. Nó gạt ngang; nó xin tôi đừng có nói chuyện nói vợ cho nó nữa, bởi vì nó oán đờn bà con gái lắm, nó nhứt định ở độc thân cho tới già.
- Đương hồi thất tình ảnh nói như vậy, cớ có lẽ nào ảnh ở độc thân cho tới già.
- Thiệt a! Xưa rày nó không chịu nói tới chuyện vợ. Nó lo khẩn đất thêm trên Đường Long đặng khai phá mà trồng tiêu, trồng nghệ gì đó. Nó tính buôn bán cây, nó đương kiếm chỗ lập lò đường, nó làm lăng xăng, duy có sự cưới vợ thì nó không chịu nói tới. Phận tôi ít con quá, muốn cho con có vợ đặng tôi có cháu mà hủ hỉ cho vui; mà không chịu, thiệt tôi buồn hết sức.
- Xin bác đừng buồn. Bây giờ còn mới quá, nên anh Phúc buồn như vậy.
Trong một vài năm nguôi ngoai, ảnh quên tình cũ rồi thì ảnh cưới vợ chớ gì. Việc nầy cháu không hay chút nào hết. Để cháu dọ ý ảnh, rồi cháu lập thế mà khuyên lơn ảnh.
- Ừ, ông giáo sư làm ơn giát-đát dùm nó một chút. Ở trên nầy nó không chơi bời với ai hết, nên có ai thân thiết với nó đâu mà cậy họ nói.
- Lúc nầy bãi trường. Cháu tính vài bữa nữa cháu lên Đà Lạt nghỉ ít tuần. Để cháu rủ anh Phúc đi với cháu đặng giải khuây.
- Được a. Ông rủ nó đi với. Tôi muốn cho nó đi chơi hết sức, mà nó cứ lục đục ở nhà ngồi buồn hiu hoài, coi khổ quá.
- Cháu sẽ rán khuyên giải ảnh. Vì một người đờn bà thất ước mà đành ôm sự sầu thảm cả đời là nghĩa gì?
- Ông nói phải lắm. Thứ đồ bội ước mà còn thương nó nỗi gì. Ông làm ơn cắt nghĩa cho nó hiểu. Ông nói thế nào cho nó chịu cưới vợ thì tôi mang ơn ông lắm. Tôi không cần giàu, hễ nó đành đâu thì tôi cưới đó, dầu con nhà nghèo tôi cũng chịu, miễn nó có vợ con, có gia thất như người ta thì tôi vui.
- Lời bác nói đó cháu rất kính phục. Trong cuộc hôn nhơn điều cần nhứt là vợ chồng thương yêu nhau, còn sự giàu nghèo không quan hệ gì lắm. Đã biết cưới vợ may mà gặp chỗ giàu, thì vợ chồng khỏi cực thân nhọc trí về sự thiếu thốn tiền bạc. Mà vợ chồng nghèo hẩm hút nuôi nhau, thì tình lại càng mặn nồng, nghĩa lại càng nặng nề hơn. Theo ý cháu gia đình tuy nghèo, song chồng vợ yêu nhau, thì cũng hạnh phước được vậy. Cháu tưởng bác nên để cho anh Phúc thong thả đừng thèm ép ảnh nữa; chừng nào ảnh tỏ ý thương ai thì bác sẽ cưới người ấy cho ảnh.
- Tôi coi ý nó cứ thương con của Hai Bình hoài nó có chịu quên đâu mà thương người khác được. Hồi thầy nó còn sanh tiền, ổng thường nói con trai hay con gái cũng vậy, hễ lớn lên thì phải lập gia đình đặng gây dựng sự ngiệp với thiên hạ, chớ ở một mình rồi không biết lo, thì làm sao mà nên được. Bởi ý ổng như vậy nên ổng mới lo kiếm chỗ làm sui sớm đó. Tôi không dè căn duyên của thằng Phúc lỡ dở làm cho nó thất chí như vậy thiệt tôi buồn quá.
- Gia đình là nền tảng của xã hội. Ý của bác trai hồi trước muốn như vậy thì hiệp với luân lý lắm. Con người ai cũng phải tôn trọng bồi đắp gia đình. Có lẽ nào anh Phúc lại đánh đổ cái phong tục tốt đẹp ấy. Để cháu cắt nghĩa cho ảnh nghe...
Bà giáo dòm ra ngoài lộ rồi nói: "Nó về tới kia". Trường đứng dậy dòm theo thiệt quả thấy Phúc cỡi chiếc xe máy sơn xanh mà cũ xì đương thủng thẳng quanh vô cửa ngõ, sắc mặt tề tỉnh mà có vẻ ưu sầu lộ ra rõ ràng chớ không phải hăng hái hân hoan như hồi trước.
Bà giáo nói nhỏ: "xin ông rán khuyên giùm nó".
Trường gặc đầu đáp: "xin bác an tâm. Cháu sẽ rán hết sức mà đổi trí ý cho ảnh".
Trường bước lại cửa đứng chờ bạn.
Bà giáo thủng thẳng đi vô trong, vì tin lời hứa của Trường, nên sắc mặt vui vẻ hơn hồi nãy.