YJ-91 “món quà trời cho”
Trung Quốc có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm, áp đảo về số lượng và tầm bắn so với kho tên lửa cùng loại của nước trong khu vực. Tuy nhiên khi Nga xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont cho một số nước Đông Nam Á thì tên lửa chống hạm của Trung Quốc trở nên “lép vế”.
Trung Quốc đã thất bại cay đắng với mẫu thiết kế tên lửa chống hạm
siêu âm trước đó là YJ-83 được thiết kế vào những năm 1990. Dù YJ-83 đã
được chấp nhận sử dụng một cách hạn chế trong Hải quân Trung Quốc
(PLAN) song chủ yếu là để đánh giá.
Ngay bản thân YJ-83 cũng không phải là một tên lửa chống hạm siêu âm đúng nghĩa. Trên thực tế, trong 2/3 hành trình, tên lửa vẫn duy trì tốc độ cận âm.
Việc phát triển động cơ ramjet cho tên lửa chống hạm siêu âm đang gặp khó khăn thì “may mắn” gõ cửa Trung Quốc.
Tháng 12/1999 Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 2 tàu khu trục lớp Sovremenny kèm theo đó là tên lửa chống hạm P-270 Moskit, một trong những tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.
Bằng cách nghiên cứu động cơ của P-270 Trung Quốc có những hiểu biết cần thiết để cải thiện các động cơ bản địa.
Sau khi Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 200 tên lửa chống bức xạ Kh-31P, trên cơ sở này Trung Quốc phát triển thành tên lửa YJ-91 với hai biến thể chống hạm và chống bức xạ.
YJ-91 được
thiết kế với quỹ đạo bay rất thấp, chỉ cách 20m so với mực nước
biển. Trước khi tấn công mục tiêu tên lửa, hạ độ cao xuống chỉ còn 1-2m.
Trung Quốc cho rằng độ cao hành trình thấp sẽ giảm khả năng bị phát
hiện đồng thời cũng giảm thời gian để đánh chặn một khi bị phát hiện.
Ngoài ra, tên lửa cũng được thiết kế với khả năng bổ nhào tấn công tương
tự như AGM-84 Harpoon. Tuy nhiên, do độ cao hành trình quá thấp, tầm
bắn của tên lửa giảm đáng kể so với Kh-31A, (tầm bắn của YJ-91 chỉ 50km).
Ban đầu PLAN đặt yêu cầu rất cao. YJ-91
phải được trang bị radar khác thay cho radar Nga nhằm tránh tình huống
bị Nga “bắt thóp” trong trường hợp xảy ra xung đột. Bên cạnh đó loại
radar mới phải có khả năng hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau
tương tự radar của tên lửa chống bức AGM-88 Harm của Mỹ. Tuy nhiên, nền
công nghiệp điện tử Trung Quốc không đủ khả năng để phát triển một loại
radar tương tự.
YJ-91
buộc phải chấp nhận một radar ít năng lực hơn so với radar của Nga để
tránh mang tiếng là “sao chép”. Điều đó khiến tên lửa không thể san bằng
khoảng cách công nghệ so với các biến thể Kh-31A được Nga xuất khẩu cho
khu vực châu Á.
YJ-12, tiếp tục sao chép công nghệ Pháp?
Cuối những năm 1990, Quân Ủy Trung Quốc chỉ đạo việc phát triển một tên lửa chống hạm siêu âm đúng nghĩa.
Một loạt các nhà thầu quốc phòng lớn của Trung Quốc được triệu tập và ý kiến chỉ đạo đã rõ: “phải phát triển cho được tên lửa chống hạm siêu âm.”
Các nhà thầu được huy động bao gồm: Học viện thiết kế số 3 thuộc Bộ
Không gian vũ trụ, Học viện Công nghệ cơ điện Sea Eagle đảm nhiệm nhà
thầu chính, trong khi đó Viện 601, 611, Học viện nghiên cứu hải quân làm
nhà thầu phụ. Viện 601, 611 chịu trách nhiệm phát triển mô hình khí
động học, Viện nghiên cứu hải quân chịu trách nhiệm phát triển hệ thống
dẫn đường.
Các báo cáo không chính thức cho biết, mẫu thử nghiệm YJ-12 được hoàn
thành vào năm 1997. Các thử nghiệm trên mặt đất được hoàn thành trong
năm đó.
Các chuyến bay thử nghiệm trên mặt nước được tiến hành vào năm sau. Tên
lửa được cấp chứng nhận nhà nước vào năm 1999 và được đưa vào sử dụng
một cách hạn chế để đánh giá.
YJ-12 được giới thiệu với công chúng lần đầu vào triển lãm hàng không
quốc tế Chu Hải năm 2000. Từ đó về sau, không thấy mẫu tên lửa này xuất
hiện trong các triển lãm tiếp theo. Nhiều đồn đoán cho rằng PLAN đã đặt
hàng số lượng lớn loại tên lửa này nên không cần mang ra triển lãm để
tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Lần xuất hiện đầu tiên và duy nhất của YJ-12 hé lộ đây là một thiết
kế giống một cách kỳ lạ so với tên lửa không đối đất ASMP của Pháp, từ
hình dáng khí động học, kích thước, trọng lượng. Như mọi khi Trung Quốc
một mực phủ nhận sao chép công nghệ, họ tuyên bố YJ-12 là một thiết kế
mới hoàn toàn và không có gì liên quan đến Pháp. Hình dáng khí động học
của YJ-12 chỉ là một sự “giống tình cờ” so với ASMP. Trong khi ASMP là
tên lửa không đối đất, YJ-12 được phát triển để trang bị trên nhiều
phương tiện khác nhau từ nhiệm vụ chống hạm, chống radar, không đối
đất...
Nhiều nhận định cho rằng YJ-12 là một sự kết hợp giữa ASMP và YJ-91
với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga thông qua thiết kế Kh-31P. Sự thành
công của YJ-12 là nhờ sự cho phép xuất khẩu Kh-31P của Nga sang Trung
Quốc. Tất nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định “chưa bao giờ
nghe nói về điều như vậy”.
Nhà sản xuất Trung Quốc tuyên bố YJ-12 là tên lửa đầu
tiên của họ được thiết kế dưới dạng module với khoảng 10 mô hình đã và
đang phát triển.
Tầm bắn của YJ-12 khoảng 250-300km trong chế độ bay hỗn hợp, 400km ở chế độ bay cao.
Tên lửa sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu lỏng với một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, tốc độ khoảng Mach-2,5.
YJ-12 là tên lửa đòi hỏi công nghệ cao, trong khi nền tảng khoa học kỹ
thuật đặc biệt là vi mạch điện tử Trung Quốc không đáp ứng được. Do đó,
tất cả các thiết bị điện tử đều phải thiết kế riêng. Đáng chú ý nhất là
hệ thống vi mạch tích hợp (VLSIC) được sử dụng để điều khiển radar và hệ
thống chiến tranh điện tử.
Kết quả YJ-12 trở thành tên lửa chống hạm “đắt nhất hành tinh”. Đơn giá không chính thức của YJ-12 vào năm 1999 đã là 1,8 triệu USD/quả, gấp đôi AGM-84 Harpoon.
YJ-12 được dự định phát triển thành 3 biến thể, chống hạm (YJ-12 AShM), chống radar (YJ-12 ARM) và không đối đất (YJ-12 ASM).
Sự biến mất đáng ngờ và những dấu hỏi
Sau lần xuất hiện duy nhất trong triển lãm hàng không quốc tế
Chu Hải năm 2000, YJ-12 đã biến mất một cách khó hiểu. Hiện tại những gì
thế giới biết về YJ-12 chỉ là một mô hình treo dưới cánh chiếc cường
kích JH-7.
Một số đồn đoán cho rằng, YJ-12 bắt đầu tiến hành sản xuất loạt vào năm
2004. Tuy nhiên đã 8 năm trôi qua kể từ thời điểm được cho bắt đầu sản
xuất loạt vẫn không có bất kỳ thử nghiệm thậm chí là cả hình ảnh của
YJ-12 được công bố.
Đối với bất kỳ hệ thống vũ khí mới nào, thử nghiệm là cách tốt nhất để
đánh giá đặc tính kỹ thuật. Có thể các thử nghiệm của YJ-12 được bảo mật
rất chặt chẽ nhưng không thể đến mức “bặt vô âm tính như vậy”. Dựa vào
thói quen thích “khoe hàng” của Trung Quốc thì điều này quả là khó hiểu.
Giả thiết duy nhất được đặt ra là sự phát triển của YJ-12 không như mong
muốn. Tham vọng của Trung Quốc quá cao so với khả năng của những nhà
thầu. Các nhà thiết kế Trung Quốc có quá nhiều việc phải làm trước khi
có thể công bố YJ-12 một cách công khai.
Với tham vọng của Trung Quốc, tên lửa chống hạm
siêu âm là điều mà hải quân nước này “cần hơn bao giờ hết” để hiện thực
hóa tham vọng của mình tạo thế răn đe đối với hạm đội tàu chiến của Mỹ ở
Thái Bình Dương. Song niềm hy vọng tên lửa chống hạm siêu âm hiện đại mang tên YJ-12 vẫn chỉ là mơ ước, tên lửa chống hạm Trung Quốc tiếp tục phải “lép vế” trước sự xuất hiện của P-800 Yakhont tại Đông Nam Á.
Theo Đất Việt
Trung Quốc có một danh sách dài các loại tên lửa chống hạm, áp đảo về số lượng và tầm bắn so với kho tên lửa cùng loại của nước trong khu vực. Tuy nhiên khi Nga xuất khẩu tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont cho một số nước Đông Nam Á thì tên lửa chống hạm của Trung Quốc trở nên “lép vế”.
Trung Quốc đã thất bại cay đắng với mẫu thiết kế tên lửa chống hạm
siêu âm trước đó là YJ-83 được thiết kế vào những năm 1990. Dù YJ-83 đã
được chấp nhận sử dụng một cách hạn chế trong Hải quân Trung Quốc
(PLAN) song chủ yếu là để đánh giá.
Ngay bản thân YJ-83 cũng không phải là một tên lửa chống hạm siêu âm đúng nghĩa. Trên thực tế, trong 2/3 hành trình, tên lửa vẫn duy trì tốc độ cận âm.
Việc phát triển động cơ ramjet cho tên lửa chống hạm siêu âm đang gặp khó khăn thì “may mắn” gõ cửa Trung Quốc.
Tháng 12/1999 Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 2 tàu khu trục lớp Sovremenny kèm theo đó là tên lửa chống hạm P-270 Moskit, một trong những tên lửa chống hạm đáng sợ nhất thế giới.
Bằng cách nghiên cứu động cơ của P-270 Trung Quốc có những hiểu biết cần thiết để cải thiện các động cơ bản địa.
Sau khi Nga đồng ý bán cho Trung Quốc 200 tên lửa chống bức xạ Kh-31P, trên cơ sở này Trung Quốc phát triển thành tên lửa YJ-91 với hai biến thể chống hạm và chống bức xạ.
Không có điểm khác biệt nào giữa YJ-91 và Kh-31P của Nga. Trung Quốc đã không đặt hàng Kh-31A vì cho rằng nó không đáp ứng được yêu cầu của PLAN. |
thiết kế với quỹ đạo bay rất thấp, chỉ cách 20m so với mực nước
biển. Trước khi tấn công mục tiêu tên lửa, hạ độ cao xuống chỉ còn 1-2m.
Trung Quốc cho rằng độ cao hành trình thấp sẽ giảm khả năng bị phát
hiện đồng thời cũng giảm thời gian để đánh chặn một khi bị phát hiện.
Ngoài ra, tên lửa cũng được thiết kế với khả năng bổ nhào tấn công tương
tự như AGM-84 Harpoon. Tuy nhiên, do độ cao hành trình quá thấp, tầm
bắn của tên lửa giảm đáng kể so với Kh-31A, (tầm bắn của YJ-91 chỉ 50km).
Ban đầu PLAN đặt yêu cầu rất cao. YJ-91
phải được trang bị radar khác thay cho radar Nga nhằm tránh tình huống
bị Nga “bắt thóp” trong trường hợp xảy ra xung đột. Bên cạnh đó loại
radar mới phải có khả năng hoạt động trên nhiều dải tần số khác nhau
tương tự radar của tên lửa chống bức AGM-88 Harm của Mỹ. Tuy nhiên, nền
công nghiệp điện tử Trung Quốc không đủ khả năng để phát triển một loại
radar tương tự.
YJ-91
buộc phải chấp nhận một radar ít năng lực hơn so với radar của Nga để
tránh mang tiếng là “sao chép”. Điều đó khiến tên lửa không thể san bằng
khoảng cách công nghệ so với các biến thể Kh-31A được Nga xuất khẩu cho
khu vực châu Á.
YJ-12, tiếp tục sao chép công nghệ Pháp?
Cuối những năm 1990, Quân Ủy Trung Quốc chỉ đạo việc phát triển một tên lửa chống hạm siêu âm đúng nghĩa.
Một loạt các nhà thầu quốc phòng lớn của Trung Quốc được triệu tập và ý kiến chỉ đạo đã rõ: “phải phát triển cho được tên lửa chống hạm siêu âm.”
Các nhà thầu được huy động bao gồm: Học viện thiết kế số 3 thuộc Bộ
Không gian vũ trụ, Học viện Công nghệ cơ điện Sea Eagle đảm nhiệm nhà
thầu chính, trong khi đó Viện 601, 611, Học viện nghiên cứu hải quân làm
nhà thầu phụ. Viện 601, 611 chịu trách nhiệm phát triển mô hình khí
động học, Viện nghiên cứu hải quân chịu trách nhiệm phát triển hệ thống
dẫn đường.
Các báo cáo không chính thức cho biết, mẫu thử nghiệm YJ-12 được hoàn
thành vào năm 1997. Các thử nghiệm trên mặt đất được hoàn thành trong
năm đó.
Các chuyến bay thử nghiệm trên mặt nước được tiến hành vào năm sau. Tên
lửa được cấp chứng nhận nhà nước vào năm 1999 và được đưa vào sử dụng
một cách hạn chế để đánh giá.
YJ-12 được giới thiệu với công chúng lần đầu vào triển lãm hàng không
quốc tế Chu Hải năm 2000. Từ đó về sau, không thấy mẫu tên lửa này xuất
hiện trong các triển lãm tiếp theo. Nhiều đồn đoán cho rằng PLAN đã đặt
hàng số lượng lớn loại tên lửa này nên không cần mang ra triển lãm để
tìm kiếm thị trường xuất khẩu.
Lần xuất hiện đầu tiên và duy nhất của YJ-12 hé lộ đây là một thiết
kế giống một cách kỳ lạ so với tên lửa không đối đất ASMP của Pháp, từ
hình dáng khí động học, kích thước, trọng lượng. Như mọi khi Trung Quốc
một mực phủ nhận sao chép công nghệ, họ tuyên bố YJ-12 là một thiết kế
mới hoàn toàn và không có gì liên quan đến Pháp. Hình dáng khí động học
của YJ-12 chỉ là một sự “giống tình cờ” so với ASMP. Trong khi ASMP là
tên lửa không đối đất, YJ-12 được phát triển để trang bị trên nhiều
phương tiện khác nhau từ nhiệm vụ chống hạm, chống radar, không đối
đất...
Nhiều nhận định cho rằng YJ-12 là một sự kết hợp giữa ASMP và YJ-91
với sự trợ giúp kỹ thuật của Nga thông qua thiết kế Kh-31P. Sự thành
công của YJ-12 là nhờ sự cho phép xuất khẩu Kh-31P của Nga sang Trung
Quốc. Tất nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc khẳng định “chưa bao giờ
nghe nói về điều như vậy”.
Mô hình này là những gì mà thế giới biết về "tên lửa chống hạm siêu âm YJ-12". |
YJ-12 chỉ là sự "tình cờ giống" chứ không phải sao chép ASMP. Trong ảnh tên lửa không đối đất siêu âm ASMP của Pháp. |
tiên của họ được thiết kế dưới dạng module với khoảng 10 mô hình đã và
đang phát triển.
Tầm bắn của YJ-12 khoảng 250-300km trong chế độ bay hỗn hợp, 400km ở chế độ bay cao.
Tên lửa sử dụng động cơ ramjet nhiên liệu lỏng với một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, tốc độ khoảng Mach-2,5.
YJ-12 là tên lửa đòi hỏi công nghệ cao, trong khi nền tảng khoa học kỹ
thuật đặc biệt là vi mạch điện tử Trung Quốc không đáp ứng được. Do đó,
tất cả các thiết bị điện tử đều phải thiết kế riêng. Đáng chú ý nhất là
hệ thống vi mạch tích hợp (VLSIC) được sử dụng để điều khiển radar và hệ
thống chiến tranh điện tử.
Kết quả YJ-12 trở thành tên lửa chống hạm “đắt nhất hành tinh”. Đơn giá không chính thức của YJ-12 vào năm 1999 đã là 1,8 triệu USD/quả, gấp đôi AGM-84 Harpoon.
YJ-12 được dự định phát triển thành 3 biến thể, chống hạm (YJ-12 AShM), chống radar (YJ-12 ARM) và không đối đất (YJ-12 ASM).
Sự biến mất đáng ngờ và những dấu hỏi
Sau lần xuất hiện duy nhất trong triển lãm hàng không quốc tế
Chu Hải năm 2000, YJ-12 đã biến mất một cách khó hiểu. Hiện tại những gì
thế giới biết về YJ-12 chỉ là một mô hình treo dưới cánh chiếc cường
kích JH-7.
Một số đồn đoán cho rằng, YJ-12 bắt đầu tiến hành sản xuất loạt vào năm
2004. Tuy nhiên đã 8 năm trôi qua kể từ thời điểm được cho bắt đầu sản
xuất loạt vẫn không có bất kỳ thử nghiệm thậm chí là cả hình ảnh của
YJ-12 được công bố.
Đối với bất kỳ hệ thống vũ khí mới nào, thử nghiệm là cách tốt nhất để
đánh giá đặc tính kỹ thuật. Có thể các thử nghiệm của YJ-12 được bảo mật
rất chặt chẽ nhưng không thể đến mức “bặt vô âm tính như vậy”. Dựa vào
thói quen thích “khoe hàng” của Trung Quốc thì điều này quả là khó hiểu.
Giả thiết duy nhất được đặt ra là sự phát triển của YJ-12 không như mong
muốn. Tham vọng của Trung Quốc quá cao so với khả năng của những nhà
thầu. Các nhà thiết kế Trung Quốc có quá nhiều việc phải làm trước khi
có thể công bố YJ-12 một cách công khai.
Với tham vọng của Trung Quốc, tên lửa chống hạm
siêu âm là điều mà hải quân nước này “cần hơn bao giờ hết” để hiện thực
hóa tham vọng của mình tạo thế răn đe đối với hạm đội tàu chiến của Mỹ ở
Thái Bình Dương. Song niềm hy vọng tên lửa chống hạm siêu âm hiện đại mang tên YJ-12 vẫn chỉ là mơ ước, tên lửa chống hạm Trung Quốc tiếp tục phải “lép vế” trước sự xuất hiện của P-800 Yakhont tại Đông Nam Á.
Theo Đất Việt