Khu vực biển ngang ở thôn Châu Thuận, xã Bình Châu,
huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi vốn tĩnh lặng bỗng chốc sôi động hơn bao giờ
hết trong vài ngày qua.
Có mặt tại biển Châu Thuận vào trưa ngày 9/9, chúng tôi chứng kiến cảnh hàng trăm ngư dân cùng phương tiện đang neo đậu, chen chúc nhau tại địa điểm nằm cách bờ chưa đến 50m để lặn tìm cổ vật.
Cả một khu vực biển ầm ĩ bởi tiếng máy nổ của mấy chục con tàu để vận hành máy cung cấp khí cho thợ lặn, bơm hút đất phun ra xa. Trên các khoang thuyền, hàng trăm ngư dân đang bận rộn với việc thả, kéo dây hơi cho thợ lặn
đang lặn phía dưới. Một số khác thì đang tranh thủ ngồi ăn trưa, uống
nước ngay trên boong để chuẩn bị xuống biển thay thế cho số thợ lặn vừa lên... Tất cả bận rộn và hối hả chẳng khác nào một công trường đang thi công trên biển.
Ngư dân trong thôn cho biết: "Chiếc tàu chở đồ cổ bị chìm trong khu vực gần bờ biển Châu Thuận do gặp bão, đã được người dân trong thôn biết từ nhiều năm nay. Dù thợ lặn trong vùng cất công tìm kiếm từ nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm ra được đúng vị trí".
Nguyên nhân, theo họ có lẽ
do chiếc tàu trên bị lớp cát vùi lấp quá dày. Thời gian qua lớp cát bị
sóng cào dần nên cách đây khoảng 4 ngày, trong quá trình lặn bắt tôm,
cá... một thợ lặn ở xóm phía đông tên H., ở cùng thôn đã vô tình phát hiện được.
Theo đó anh H., cùng với một số thợ lặn khác đã âm thầm tổ chức lặn vớt vào đêm khuya, nên người dân ở gần chiếc tàu đắm không ai hay biết, để ý. Đến khi lộ chuyện thì họ đã “ẵm” được khá nhiều rồi. Nhiều người nói, đến thời điểm này, có ngư dân đã trúng được 14 tỷ đồng sau 2 đêm lặn cổ vật. Theo các ngư dân, một chiếc đĩa men ngọc, đường kính 35 cm được bán với giá 60 triệu đồng. Ở xóm Ghành Cả, có ngư dân kiếm được khoảng 200 chiếc đĩa loại này.
Còn một số người khác thì ít hơn, với số lượng từ 50-100 cái/người. Số đồ cổ vớt được chủ yếu là dĩa, có đường kính từ 20-40cm. Đã có người buôn đồ cổ tìm đến và trả từ 30-50 triệu đồng/món, nhưng số thợ lặn trên chưa bán.
Một số ngư dân tham gia lặn tìm, nhận định, chiếc tàu chở đồ cổ bị chìm rất lớn. Riêng ván gỗ (gỗ thông) sử dụng đóng tàu dày ước trên 40cm.
Đến thời điểm này, số cổ vật tìm được chủ yếu là đồ sứ. Ngoài đĩa, còn có bình, ly với đủ các mầu, hồng, đỏ sẫm... và nước men bóng và đẹp hơn nhiều loại đồ cổ khác. Trên các cổ vật có nhiều hoa văn, như hoa, rồng, phượng.
Thông tin trên đã cuốn hút không chỉ ngư dân địa phương, mà thợ lặn tỉnh lân cận là Bình Định, Quảng Nam... cũng đưa phương tiện về khu vực trên lặn tìm.
Tuy không phát hiện nhưng hiện giới buôn đồ cổ ở các tỉnh thành trong cả nước, như TP.HCM, Hà Nội, TP. Đà Nẵng đã có mặt săn lùng.
Bà Lê Thị Chung, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi nhận định: Kho cổ vật
ở vùng biển này có thể là các tàu buôn khi hành trình dọc theo biển
Đông, qua eo biển Malacca, Indonesia về thương điếm Ma Cao, Kẻ Chợ (ở
Đàng ngoài), hoặc Trung Quốc đã ghé vào dừng chân ở Châu Thuận
Biển...thì gặp nạn.
"Điều này càng chứng minh về con đường thông thương trên biển từ nhiều thế kỷ trước tại khu vực này" - bà Chung nói.
Đến thời điểm hiện tại, mặc dù lực lượng công an, biên
phòng đã bố trí lực lượng chốt chặn, huy động tàu, ca nô chạy vòng
quanh khu vực phát hiện tàu cổ để bảo vệ cổ vật nhưng hàng trăm
người dân vẫn bất chấp ngăn cản của lực lượng chức năng đổ xô ra
biển lặn tìm cổ vật.
Ngày 9/ 9, thêm 12 chén, bát
cổ làm bằng sứ đã được cơ quan chức năng thu hồi từ những người dân
lặn khai thác cổ vật trong chiếc tàu đắm ngoài biển Quảng Ngãi.
Ông Lê Viết Chữ, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
cũng đã chỉ đạo các lực lượng kiểm soát, không cho người dân tiếp tục
khai thác, vận động người dân giao nộp lại cổ vật, đồng thời tiến
hành việc khai quật tàu chứa cổ vật trong thời gian sớm nhất, thực
hiện theo đúng luật di sản.
Huỳnh Hà
Theo Infonet
huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi vốn tĩnh lặng bỗng chốc sôi động hơn bao giờ
hết trong vài ngày qua.
Có mặt tại biển Châu Thuận vào trưa ngày 9/9, chúng tôi chứng kiến cảnh hàng trăm ngư dân cùng phương tiện đang neo đậu, chen chúc nhau tại địa điểm nằm cách bờ chưa đến 50m để lặn tìm cổ vật.
Hàng trăm tàu thuyền neo đậu quây quần tại khu vực phát hiện con tàu đắm để tìm kiếm cổ vật |
đang lặn phía dưới. Một số khác thì đang tranh thủ ngồi ăn trưa, uống
nước ngay trên boong để chuẩn bị xuống biển thay thế cho số thợ lặn vừa lên... Tất cả bận rộn và hối hả chẳng khác nào một công trường đang thi công trên biển.
Ngư dân trong thôn cho biết: "Chiếc tàu chở đồ cổ bị chìm trong khu vực gần bờ biển Châu Thuận do gặp bão, đã được người dân trong thôn biết từ nhiều năm nay. Dù thợ lặn trong vùng cất công tìm kiếm từ nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm ra được đúng vị trí".
Nguyên nhân, theo họ có lẽ
do chiếc tàu trên bị lớp cát vùi lấp quá dày. Thời gian qua lớp cát bị
sóng cào dần nên cách đây khoảng 4 ngày, trong quá trình lặn bắt tôm,
cá... một thợ lặn ở xóm phía đông tên H., ở cùng thôn đã vô tình phát hiện được.
Lặn tìm cổ vật |
Còn một số người khác thì ít hơn, với số lượng từ 50-100 cái/người. Số đồ cổ vớt được chủ yếu là dĩa, có đường kính từ 20-40cm. Đã có người buôn đồ cổ tìm đến và trả từ 30-50 triệu đồng/món, nhưng số thợ lặn trên chưa bán.
Một số ngư dân tham gia lặn tìm, nhận định, chiếc tàu chở đồ cổ bị chìm rất lớn. Riêng ván gỗ (gỗ thông) sử dụng đóng tàu dày ước trên 40cm.
Tranh thủ ăn cơm ngay trên tàu |
Thông tin trên đã cuốn hút không chỉ ngư dân địa phương, mà thợ lặn tỉnh lân cận là Bình Định, Quảng Nam... cũng đưa phương tiện về khu vực trên lặn tìm.
Tuy không phát hiện nhưng hiện giới buôn đồ cổ ở các tỉnh thành trong cả nước, như TP.HCM, Hà Nội, TP. Đà Nẵng đã có mặt săn lùng.
Những món đồ cổ được ngư dân tìm thấy nhanh chóng được cất giữ, sợ bị lực lượng chức năng thu giữ |
ở vùng biển này có thể là các tàu buôn khi hành trình dọc theo biển
Đông, qua eo biển Malacca, Indonesia về thương điếm Ma Cao, Kẻ Chợ (ở
Đàng ngoài), hoặc Trung Quốc đã ghé vào dừng chân ở Châu Thuận
Biển...thì gặp nạn.
"Điều này càng chứng minh về con đường thông thương trên biển từ nhiều thế kỷ trước tại khu vực này" - bà Chung nói.
Chiến lợi phẩm sau hàng giờ lặn tìm dưới đáy biển |
phòng đã bố trí lực lượng chốt chặn, huy động tàu, ca nô chạy vòng
quanh khu vực phát hiện tàu cổ để bảo vệ cổ vật nhưng hàng trăm
người dân vẫn bất chấp ngăn cản của lực lượng chức năng đổ xô ra
biển lặn tìm cổ vật.
Ngày 9/ 9, thêm 12 chén, bát
cổ làm bằng sứ đã được cơ quan chức năng thu hồi từ những người dân
lặn khai thác cổ vật trong chiếc tàu đắm ngoài biển Quảng Ngãi.
Số cổ vật trong quá trình tìm kiếm bị bể của một ngư dân |
cũng đã chỉ đạo các lực lượng kiểm soát, không cho người dân tiếp tục
khai thác, vận động người dân giao nộp lại cổ vật, đồng thời tiến
hành việc khai quật tàu chứa cổ vật trong thời gian sớm nhất, thực
hiện theo đúng luật di sản.
Huỳnh Hà
Theo Infonet