Đảm bảo người xem có phần "choáng váng" trước vẻ đẹp lộng lẫy của Mẹ Trái đất...
Nhiếp ảnh trên không (Aerial photography) là thể loại nhiếp ảnh
trong đó các đối tượng trên mặt đất được chụp từ một vị trí trên cao,
tách biệt với mặt đất.
Khi mới ra đời, khinh
khí cầu là phương tiện chủ yếu để chụp không ảnh. Khi công nghệ phát
triển, các công cụ hỗ trợ chụp cũng ngày một hiện đại hơn, từ dù, diều
điều khiển từ xa đến máy bay có người lái, không người lái, vệ tinh...
Ở
Iceland, vào mùa hạ, băng ở các sông bắt đầu tan, khiến nước đổ từ vùng
có địa hình cao xuống những vùng thấp hơn, nhìn từ độ cao 1.500m như
những mao mạch nhỏ.
Ngọn
núi lửa đã ngừng hoạt động ở phía Nam Iceland. Khi mùa xuân đến, nó
được giải thoát khỏi lớp băng dày, phủ lên mình lớp áo xanh của rêu và
cỏ.
Hình ảnh đồng ruộng ở Mecklenburg, Đức. Những điểm màu xanh là vùng đất quá mềm và ẩm ướt, không canh tác được.
Không
ảnh là thể loại “khó nhằn” hơn nhiều so với nhiếp ảnh thường, bởi ngoài
những nhân tố quyết định như thiết bị, kỹ thuật của người chụp, khâu
chỉnh sửa ở studio, nó còn đòi hỏi khâu chuẩn bị cực kỳ tỉ mỉ.
Trước
khi đến địa điểm chụp, việc nghiên cứu bản đồ khu vực, hình ảnh vệ
tinh, kiểm tra độ an toàn của phương tiện bay và khảo sát thực địa là
không thể thiếu.
Độ cao và các điều kiện thời tiết như mây, nắng, gió, sương mù... cũng chi phối không nhỏ đến chất lượng của bức hình.
Một
vành đai cây ngập mặn ngăn cách bờ sông South Alligator, Australia với
đất liền. Ở vùng nước sâu, sông có màu xanh đậm, còn vùng nước nông lại
lộ ra lớp bùn trầm tích màu vàng. Ảnh chụp trên máy bay từ độ cao
1.000m.
Breidamerkurjöküll Glacier rộng khoảng 910km vuông, là một trong những sông băng lớn nhất trên Trái đất.
Thủy triều rút xuống để lại những gợn sóng trên cát, từ trên cao nhìn xuống trông mềm mại hệt như một tấm vải nhung.
Bernhard Edmaier là một trong những cái tên nổi tiếng của làng không ảnh thế giới.
Suốt
13 năm qua, với chiếc máy ảnh trên tay, rong ruổi hàng ngàn cây số, ông
không chỉ chụp được hàng ngàn bức hình tuyệt đẹp mà còn được tận mắt
chiêm ngưỡng những cảnh tượng nguyên sơ, huy hoàng nhất của Mẹ Trái đất.
Ông
ngắm chụp những rạn san hô trải dài rực rỡ, xuôi theo dòng sông thơ
mộng hay chứng kiến khoảnh khắc ngọn núi lửa đang ngủ yên hàng trăm năm
bỗng bừng tỉnh, phun ra dòng dung nham đỏ rực...
Với Bernhard Edmaier - một con người yêu thiên nhiên như máu thịt, đó là những khoảnh khắc mà suốt đời ông không thể nào quên.
Vùng
ngập nước Veidivötn ở trung tâm Iceland. Tro bụi núi lửa biến nước sông
thành màu xám, kết hợp với những mảng rêu xanh tạo nên khung cảnh vừa
đối lập lại hài hòa.
Hình
ảnh Etna - ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất châu Âu. Theo
thần hoại Hy Lạp, đây là nơi thần Zeus giam giữ con quái vật Typhon,
cũng là nơi thần Hephaestus thường xuyên thổi lửa để rèn kim loại, gây
ra những vụ phun trào khủng khiếp.
Hình ảnh lớp dung nham phía trên của núi lửa Etna dần nguội đi và chuyển thành màu đen.
Từ miệng núi lửa Virunga (CHDC Congo), hai cột dung nham đỏ rực phun ra, bắn cao tới 100m trên không trung.
Miệng
núi lửa đang “thở” ra những màn tro bụi màu xám. Tuy bị tuyết phủ kín
bề mặt, nhưng sâu trong lòng nó là dòng dung nham nóng rực hàng ngàn độ C
đang ẩn mình chờ ngày bùng nổ.
Hiện
nay, cùng với niềm đam mê nhiếp ảnh, Bernhard Edmaier còn là nhà địa
chất học và tác giả của nhiều cuốn sách về địa chất, trong đó mô tả hình
thái học của Trái đất kèm theo hình ảnh minh họa sống động.
Người ta nói, nghệ thuật và khoa học là hai khái niệm bất đồng, khó mà nắm bắt được cả hai cùng lúc.
Edmaier lại nghĩ khác, ông cho biết: “Sự
giao thoa giữa cái thơ mộng của nhiếp ảnh và cái chân thực của khoa học
địa chất chính là điều tôi luôn tìm đến trong mỗi tác phẩm của mình.
Với mỗi vùng đất mà tôi đi qua, được nhìn thấy vẻ đẹp của chúng, tìm
hiểu về khởi nguồn, quá trình và bản chất của chúng, tôi lại càng yêu
chúng nhiều hơn”.
Sắc
màu tuyệt đẹp ở hồ Champagne, New Zealand. Sở dĩ nó mang tên này là do
lượng CO2 dồi dào khiến nước hồ luôn sủi bọt khí như rượu champagne.
Khoáng
chất trên đỉnh ngọn núi lửa đã khiến hồ nước này đổi sang màu lam ngọc
tuyệt đẹp, nhưng thực chất nó lại là một bể chứa axit khổng lồ với tính
axit cực cao (pH < 1).
Dòng
nước màu vàng cam này là một con sông băng ở phía Nam Iceland. Khi chảy
qua vùng đầm lầy và núi lửa, các quặng và khoáng chất bị trôi theo đã
khiến nước sông đổi màu.
Nhiếp ảnh trên không (Aerial photography) là thể loại nhiếp ảnh
trong đó các đối tượng trên mặt đất được chụp từ một vị trí trên cao,
tách biệt với mặt đất.
Khi mới ra đời, khinh
khí cầu là phương tiện chủ yếu để chụp không ảnh. Khi công nghệ phát
triển, các công cụ hỗ trợ chụp cũng ngày một hiện đại hơn, từ dù, diều
điều khiển từ xa đến máy bay có người lái, không người lái, vệ tinh...
Ở
Iceland, vào mùa hạ, băng ở các sông bắt đầu tan, khiến nước đổ từ vùng
có địa hình cao xuống những vùng thấp hơn, nhìn từ độ cao 1.500m như
những mao mạch nhỏ.
Ngọn
núi lửa đã ngừng hoạt động ở phía Nam Iceland. Khi mùa xuân đến, nó
được giải thoát khỏi lớp băng dày, phủ lên mình lớp áo xanh của rêu và
cỏ.
Hình ảnh đồng ruộng ở Mecklenburg, Đức. Những điểm màu xanh là vùng đất quá mềm và ẩm ướt, không canh tác được.
Không
ảnh là thể loại “khó nhằn” hơn nhiều so với nhiếp ảnh thường, bởi ngoài
những nhân tố quyết định như thiết bị, kỹ thuật của người chụp, khâu
chỉnh sửa ở studio, nó còn đòi hỏi khâu chuẩn bị cực kỳ tỉ mỉ.
Trước
khi đến địa điểm chụp, việc nghiên cứu bản đồ khu vực, hình ảnh vệ
tinh, kiểm tra độ an toàn của phương tiện bay và khảo sát thực địa là
không thể thiếu.
Độ cao và các điều kiện thời tiết như mây, nắng, gió, sương mù... cũng chi phối không nhỏ đến chất lượng của bức hình.
Một
vành đai cây ngập mặn ngăn cách bờ sông South Alligator, Australia với
đất liền. Ở vùng nước sâu, sông có màu xanh đậm, còn vùng nước nông lại
lộ ra lớp bùn trầm tích màu vàng. Ảnh chụp trên máy bay từ độ cao
1.000m.
Breidamerkurjöküll Glacier rộng khoảng 910km vuông, là một trong những sông băng lớn nhất trên Trái đất.
Thủy triều rút xuống để lại những gợn sóng trên cát, từ trên cao nhìn xuống trông mềm mại hệt như một tấm vải nhung.
Suốt
13 năm qua, với chiếc máy ảnh trên tay, rong ruổi hàng ngàn cây số, ông
không chỉ chụp được hàng ngàn bức hình tuyệt đẹp mà còn được tận mắt
chiêm ngưỡng những cảnh tượng nguyên sơ, huy hoàng nhất của Mẹ Trái đất.
Ông
ngắm chụp những rạn san hô trải dài rực rỡ, xuôi theo dòng sông thơ
mộng hay chứng kiến khoảnh khắc ngọn núi lửa đang ngủ yên hàng trăm năm
bỗng bừng tỉnh, phun ra dòng dung nham đỏ rực...
Với Bernhard Edmaier - một con người yêu thiên nhiên như máu thịt, đó là những khoảnh khắc mà suốt đời ông không thể nào quên.
Vùng
ngập nước Veidivötn ở trung tâm Iceland. Tro bụi núi lửa biến nước sông
thành màu xám, kết hợp với những mảng rêu xanh tạo nên khung cảnh vừa
đối lập lại hài hòa.
Hình
ảnh Etna - ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất châu Âu. Theo
thần hoại Hy Lạp, đây là nơi thần Zeus giam giữ con quái vật Typhon,
cũng là nơi thần Hephaestus thường xuyên thổi lửa để rèn kim loại, gây
ra những vụ phun trào khủng khiếp.
Hình ảnh lớp dung nham phía trên của núi lửa Etna dần nguội đi và chuyển thành màu đen.
Từ miệng núi lửa Virunga (CHDC Congo), hai cột dung nham đỏ rực phun ra, bắn cao tới 100m trên không trung.
Miệng
núi lửa đang “thở” ra những màn tro bụi màu xám. Tuy bị tuyết phủ kín
bề mặt, nhưng sâu trong lòng nó là dòng dung nham nóng rực hàng ngàn độ C
đang ẩn mình chờ ngày bùng nổ.
Hiện
nay, cùng với niềm đam mê nhiếp ảnh, Bernhard Edmaier còn là nhà địa
chất học và tác giả của nhiều cuốn sách về địa chất, trong đó mô tả hình
thái học của Trái đất kèm theo hình ảnh minh họa sống động.
Người ta nói, nghệ thuật và khoa học là hai khái niệm bất đồng, khó mà nắm bắt được cả hai cùng lúc.
Edmaier lại nghĩ khác, ông cho biết: “Sự
giao thoa giữa cái thơ mộng của nhiếp ảnh và cái chân thực của khoa học
địa chất chính là điều tôi luôn tìm đến trong mỗi tác phẩm của mình.
Với mỗi vùng đất mà tôi đi qua, được nhìn thấy vẻ đẹp của chúng, tìm
hiểu về khởi nguồn, quá trình và bản chất của chúng, tôi lại càng yêu
chúng nhiều hơn”.
Sắc
màu tuyệt đẹp ở hồ Champagne, New Zealand. Sở dĩ nó mang tên này là do
lượng CO2 dồi dào khiến nước hồ luôn sủi bọt khí như rượu champagne.
Khoáng
chất trên đỉnh ngọn núi lửa đã khiến hồ nước này đổi sang màu lam ngọc
tuyệt đẹp, nhưng thực chất nó lại là một bể chứa axit khổng lồ với tính
axit cực cao (pH < 1).
nước màu vàng cam này là một con sông băng ở phía Nam Iceland. Khi chảy
qua vùng đầm lầy và núi lửa, các quặng và khoáng chất bị trôi theo đã
khiến nước sông đổi màu.