Mặt hàng mà giới buôn lậu đang ngày đêm tác oai tác quái dọc biên giới dài gần 100km vùng biên tỉnh An Giang,
gồm vàng miếng, thuốc lá, đường cát, rượu ngoại, mỹ phẩm, phụ tùng ôtô…
tại khu vực xã Vĩnh Ngươn (Thị xã Châu Đốc), thị trấn Tịnh Biên (huyện
Tịnh Biên) và xã Khánh An, thị trấn Long Bình (huyện An Phú).
Công khai trên đường thủy bộ
Tuần đầu tiên tháng 9, dọc tuyến đường QL91, tại TX Châu Đốc (tỉnh An Giang), nhiều điểm tập kết hàng lậu 2 bên vùng biên Việt Nam và Campuchia rất sôi động trong mùa nước nổi.
Bất chấp sự có mặt của nhiều cơ quan chức năng phòng
chống buôn lậu tại TX Châu Đốc, hàng trăm đối tượng buôn lậu được “điểm
mặt” vẫn ngày đêm lén lút, công khai tuồn hàng lậu từ bãi tập kết bên kia biên giới vào sâu trong nội địa.
Hàng hóa được chẻ nhỏ mang vác theo nhiều kiểu cách
khác nhau, đi công khai giữa cánh đồng chung biên giới. Các đầu nậu
thuê người dân sống dọc vùng biên
mang vác, chạy vỏ lãi dọc tuyến kênh Chắc Ri, Vĩnh Tế và kênh Cây Gáo.
Đặc thù của dòng kênh này là thông suốt từ Campuchia về đến sâu trong
nội địa xã Vĩnh Ngươn và xã Vĩnh Tế (TX Châu Đốc). Hàng chuyển về được
đầu nậu gom thành bãi tập kết nhiều điểm cố định khác nhau, sau đó, lợi
dụng sự sơ hở của các cơ quan phòng chống tội phạm để đưa hàng bằng 2
con đường thủy bộ thêm một lần nữa xuôi về TP Long Xuyên (An Giang) và đi khắp các tỉnh ĐBSCL.
Lãnh địa của hàng lậu
được tập kết tại gò Tà Mâu (Campuchia). Một bên là bãi đáp đủ chủng
loại hàng trốn thuế chuẩn bị nhập lậu vào nước ta và một bên là casino
'nướng tiền' của các con bạc.
Gần 5h sáng, chúng tôi ghé vào một quán hủ tíu đang đỏ
lửa ven đường QL91, vừa ngồi chưa nóng ghế, xuất hiện từng nhóm 3 đến 4
xe máy chở từng kiện hàng thuốc lá ngoại, mỹ phẩm chạy hết ga hết số nẹt
bô gầm rú giữa đường quốc lộ.
Hầu hết các biển số xe chở hàng lậu đều được bọc kín bằng túi nilon. Dù biết chở hàng lậu là phạm pháp nhưng khi bị cơ quan chức năng không chế, bọn chúng sẵn sàng thả hàng lại phía sau để thoát thân.
Chị H. chủ quán tiết lộ: “Sáng nào cũng có hàng chục xe
máy chở hàng chạy qua đây. Đi đến đâu họ đều có người chỉ điểm gọi điện
để quay lại hoặc đi tiếp. Nói thật tôi cũng có thằng em họ chuyên chạy
chở thuê đủ mặt hàng, nhiều lần bảo nó nghỉ kiếm việc khác nhưng nó
không chịu”.
Cũng theo chị H., việc người dân ở đây chở hàng lậu là chuyện quá đỗi bình thường. Họ coi đó là một nghề kiếm sống, mưu sinh hàng ngày, bởi có cung mới có cầu. Sống ở trên vùng biên giới mà không buôn lậu thì biết làm nghề gì khác?
Lãnh địa buôn lậu gò Tà Mâu
Để đi qua được bên kia biên giới, chúng tôi đã phải cải
trang thành những “con bạc”, thuê hẳn một chiếc vỏ lãi để chạy dọc kênh
Cây Gáo rồi thâm nhập sâu vào gò Tà Mâu, nơi được coi là thánh địa của giới buôn lậu.
Kênh Cây Gáo mùa nước nổi bắt đầu nhấn chìm cả cánh
đồng, anh Nh. chạy vỏ lãi chở khách không quên căn dặn trước khi nổ máy:
“Các anh đi chợ chỉ xem hoặc mua hàng. Không nên dùng điện thoại hay
bất cứ máy hình ra để chụp ảnh. Bởi một bên là sòng bạc và một bên là
chợ hàng lậu tứ xứ. Ở xung quanh chợ và quanh sòng bạc đều có tai mắt của dân bảo kê…”.
Cũng theo lời căn dặn của Nh., để được chạy vỏ lãi chở
khách qua lại sang bên Campuchia cũng phải có người bảo kê, đứng ra bảo
lãnh mới được làm. Tất cả đều có một “ê kíp” thống lĩnh từ trên xuống
dưới.
Chiếc vỏ lãi nổ máy, chỉ khoảng 10 phút chúng tôi đã
sang bên kia biên giới, bước lên gò Tà Mâu. Tại ngã ba sông, có hàng
chục chiếc vỏ lãi khác nhau neo đậu san sát sẵn sàng xuất kích. Nhiều
chuyến tàu hàng chục tấn neo đậu đang được cửu vạn bốc dỡ lên gò, từ
đây, hàng hóa được “lột xác” trở thành hàng mang nhãn mác trong nước để
qua mặt các cơ quan chống buôn lậu.
Mặt hàng lợi nhuận cao chủ yếu là thuốc lá và đường cát
Thái Lan. Hầu hết các tàu, vỏ lãi ở đây đều gọi là “tàu ma” là bởi
không có biển kiểm soát và số hiệu.
Tất cả các tàu buôn lậu chở hàng từ sâu trong nội địa
Campuchia và Thái Lan đều tập kết bên gò Tà Mâu. Từng nhóm người bản địa
lẫn người Việt mang vác hàng từ tàu lên tập kết tại 30 kho hàng lớn tại
lãnh địa này.
Hầu hết hàng hóa tại gò này đều bán rất lèo tèo, các kiốt chỉ là bình phong để tập kết hàng đưa vào nội địa nước ta.
Theo Vietnamnet
gồm vàng miếng, thuốc lá, đường cát, rượu ngoại, mỹ phẩm, phụ tùng ôtô…
tại khu vực xã Vĩnh Ngươn (Thị xã Châu Đốc), thị trấn Tịnh Biên (huyện
Tịnh Biên) và xã Khánh An, thị trấn Long Bình (huyện An Phú).
Công khai trên đường thủy bộ
Tuần đầu tiên tháng 9, dọc tuyến đường QL91, tại TX Châu Đốc (tỉnh An Giang), nhiều điểm tập kết hàng lậu 2 bên vùng biên Việt Nam và Campuchia rất sôi động trong mùa nước nổi.
Thuốc lá ngoại vận chuyển công khai trên cánh đồng xã Vĩnh Ngươn và Vĩnh Tế (TX Châu Đốc). |
Bất chấp sự có mặt của nhiều cơ quan chức năng phòng
chống buôn lậu tại TX Châu Đốc, hàng trăm đối tượng buôn lậu được “điểm
mặt” vẫn ngày đêm lén lút, công khai tuồn hàng lậu từ bãi tập kết bên kia biên giới vào sâu trong nội địa.
Hàng hóa được chẻ nhỏ mang vác theo nhiều kiểu cách
khác nhau, đi công khai giữa cánh đồng chung biên giới. Các đầu nậu
thuê người dân sống dọc vùng biên
mang vác, chạy vỏ lãi dọc tuyến kênh Chắc Ri, Vĩnh Tế và kênh Cây Gáo.
Đặc thù của dòng kênh này là thông suốt từ Campuchia về đến sâu trong
nội địa xã Vĩnh Ngươn và xã Vĩnh Tế (TX Châu Đốc). Hàng chuyển về được
đầu nậu gom thành bãi tập kết nhiều điểm cố định khác nhau, sau đó, lợi
dụng sự sơ hở của các cơ quan phòng chống tội phạm để đưa hàng bằng 2
con đường thủy bộ thêm một lần nữa xuôi về TP Long Xuyên (An Giang) và đi khắp các tỉnh ĐBSCL.
Lãnh địa của hàng lậu
được tập kết tại gò Tà Mâu (Campuchia). Một bên là bãi đáp đủ chủng
loại hàng trốn thuế chuẩn bị nhập lậu vào nước ta và một bên là casino
'nướng tiền' của các con bạc.
Từng tốp xe máy gầm rú vận chuyển hàng lậu ngay trên QL91. |
lửa ven đường QL91, vừa ngồi chưa nóng ghế, xuất hiện từng nhóm 3 đến 4
xe máy chở từng kiện hàng thuốc lá ngoại, mỹ phẩm chạy hết ga hết số nẹt
bô gầm rú giữa đường quốc lộ.
Hầu hết các biển số xe chở hàng lậu đều được bọc kín bằng túi nilon. Dù biết chở hàng lậu là phạm pháp nhưng khi bị cơ quan chức năng không chế, bọn chúng sẵn sàng thả hàng lại phía sau để thoát thân.
Chị H. chủ quán tiết lộ: “Sáng nào cũng có hàng chục xe
máy chở hàng chạy qua đây. Đi đến đâu họ đều có người chỉ điểm gọi điện
để quay lại hoặc đi tiếp. Nói thật tôi cũng có thằng em họ chuyên chạy
chở thuê đủ mặt hàng, nhiều lần bảo nó nghỉ kiếm việc khác nhưng nó
không chịu”.
Cũng theo chị H., việc người dân ở đây chở hàng lậu là chuyện quá đỗi bình thường. Họ coi đó là một nghề kiếm sống, mưu sinh hàng ngày, bởi có cung mới có cầu. Sống ở trên vùng biên giới mà không buôn lậu thì biết làm nghề gì khác?
Lãnh địa buôn lậu gò Tà Mâu
Để đi qua được bên kia biên giới, chúng tôi đã phải cải
trang thành những “con bạc”, thuê hẳn một chiếc vỏ lãi để chạy dọc kênh
Cây Gáo rồi thâm nhập sâu vào gò Tà Mâu, nơi được coi là thánh địa của giới buôn lậu.
Kênh Cây Gáo mùa nước nổi bắt đầu nhấn chìm cả cánh
đồng, anh Nh. chạy vỏ lãi chở khách không quên căn dặn trước khi nổ máy:
“Các anh đi chợ chỉ xem hoặc mua hàng. Không nên dùng điện thoại hay
bất cứ máy hình ra để chụp ảnh. Bởi một bên là sòng bạc và một bên là
chợ hàng lậu tứ xứ. Ở xung quanh chợ và quanh sòng bạc đều có tai mắt của dân bảo kê…”.
Cũng theo lời căn dặn của Nh., để được chạy vỏ lãi chở
khách qua lại sang bên Campuchia cũng phải có người bảo kê, đứng ra bảo
lãnh mới được làm. Tất cả đều có một “ê kíp” thống lĩnh từ trên xuống
dưới.
Chiếc vỏ lãi nổ máy, chỉ khoảng 10 phút chúng tôi đã
sang bên kia biên giới, bước lên gò Tà Mâu. Tại ngã ba sông, có hàng
chục chiếc vỏ lãi khác nhau neo đậu san sát sẵn sàng xuất kích. Nhiều
chuyến tàu hàng chục tấn neo đậu đang được cửu vạn bốc dỡ lên gò, từ
đây, hàng hóa được “lột xác” trở thành hàng mang nhãn mác trong nước để
qua mặt các cơ quan chống buôn lậu.
Hàng thuốc lá ngoại lậu ở bên kia biên giới. |
Thái Lan. Hầu hết các tàu, vỏ lãi ở đây đều gọi là “tàu ma” là bởi
không có biển kiểm soát và số hiệu.
Tất cả các tàu buôn lậu chở hàng từ sâu trong nội địa
Campuchia và Thái Lan đều tập kết bên gò Tà Mâu. Từng nhóm người bản địa
lẫn người Việt mang vác hàng từ tàu lên tập kết tại 30 kho hàng lớn tại
lãnh địa này.
Hầu hết hàng hóa tại gò này đều bán rất lèo tèo, các kiốt chỉ là bình phong để tập kết hàng đưa vào nội địa nước ta.
Ông Phan Lợi, Phó Chi cục Quản lí thị trường tỉnh An Giang cho biết: “Cả cánh đồng nước mênh mông, lực lượng Hải quan, Biên phòng, Công an đã liên tục vào cuộc. Chuyện hóa đơn doanh nghiệp quay vòng mua bán ở biên giới, chúng tôi đã kiến nghị Bộ Tài chính nhiều năm nay nhưng chưa được giải quyết”. |
Theo Vietnamnet