Bị cha đâm, Qúy kêu: "Bố đâm chết con rồi”. Rồi anh ta cố lết vào trong buồng gọi con dậy nói: “Nhìn xem ông đâm chết bố này”.
“Nghịch tử” và nhát dao chí mạng
Vợ chồng ông Nguyễn Trọng Mến (SN 1949) ở cùng nhà với con trai cả là Nguyễn Trọng Quý (SN 1977) ở xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Sống trong ngôi nhà ba thế hệ, giữa ông Mến và cậu con trưởng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đánh chửi nhau.
Sáng ngày 26/1, Quý cùng em trai là Nguyễn Trọng Chí (SN 1979), về nhà đòi ông Mến đưa cho quyển sổ đỏ của gia đình để Chí đặt lấy tiền chuộc xe máy. Nghe con đòi hỏi, ông Mến không đưa. Sợ hai con lấy trộm sổ đỏ, ông đã phải mang đến UBND xã Hồng Dương trình báo với Phó Công an xã và nhờ người này giữ hộ. Vị Phó công an xã đã giải thích rằng ông Mến nên cầm lại sổ nên ông Mến đành ra về.
Đến khoảng 11h30 ngày 27/1, khi ông Mến đang đứng ở ngoài sân thì Quý đi uống rượu về. Khật khưỡng men say, sẵn bực bội với cha từ trước, Quý buông lời chửi rủa ông Mến: “Ruộng mày không chịu cấy, mày cho ai làm thì cho đi. Mày chết đi”.
Bị cáo xót xa trình bày sự việc trước tòa
Nghe “nghịch tử” nói vậy, ông Mến không nói gì, đi vào bàn ở gian nhà ngoài ngồi uống nước. Thấy cha không phản ứng gì, Quý bỏ đi chơi. Đến 12h30 cùng ngày, Qúy về và vào gian buồng của vợ chồng anh ta, thấy vợ là chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1978) đang nằm ru con ngủ, Quý đòi bế con đi chơi.
Thấy Quý say rượu, bà Yến, mẹ Quý và chị Thanh không đồng ý. Lúc đó, ông Mến ngồi ở bàn uống nước, thấy giọng Quý lè nhè say rượu đã nói vọng vào: “Mày là loại gì, mày là loại súc sinh, mày mang con mày đi đâu hay mang con mày đi bán lấy tiền chơi bạc”.
Nghe bố nói vậy, Quý quay ra chửi lại bố. Cay đắng, ông Mến không nói gì nữa, cúi xuống châm lửa hút thuốc thì bất ngờ Quý lao đến, tóm tóc ông Mến. Anh ta tát vào má bố chửi: “Mày còn ăn bám bà già”. Rồi Quý chạy ra ngoài hiên nhà lấy chiếc hót rác bằng tôn, cán bằng tre chạy vào vung lên đánh ông Mến.
Bị con đánh trượt, ông Mến nhặt con dao nhọn cầm ở tay. Đúng lúc đó, Quý xông vào xô đẩy ông Mến ra ngoài hiên nhà. Nghe tiếng chồng kêu cứu: “Bà ơi nó đánh tôi”, bà Yến vội chạy vào can ngăn, đẩy Quý xuống sân, giật chiếc hót rác từ tay Quý vứt đi.
Cố đẩy con trai ra ngoài ngõ, nhưng Quý vẫn lao vào, phanh ngực áo, lên mặt thách thức cha. Anh ta còn lao vào đấm, đá cha mình. Không kiềm chế được tức giận, ông Mến vung dao đâm vào ngực Quý.
Bị cha đâm, Qúy kêu: "Bố đâm chết con rồi”. Rồi anh ta cố lết vào trong buồng gọi con dậy nói: “Nhìn xem ông đâm chết bố này”. Nói rồi anh ta gục xuống trong sự hốt hoảng, la khóc của cả mẹ và vợ. Gây án xong, ông Mến cảm thấy khó thở, ông đã phải lánh sang nhà hàng xóm nằm nhờ. Còn Quý, sau khi được đưa đi cấp cứu, anh ta đã tử vong.
Bị bắt ngay sau đó, những tháng ngày ở trại tạm giam đã hành hạ ông Mến, khiến ông vốn đã hom hem, lại càng thêm hốc hác. Ngoài 60 tuổi nhưng trông ông già nua với mái đầu bạc, tấm thân còng, đứng run run khai tội trước vành móng ngựa.
Bi kịch gia đình
Ông cho biết, thời gian bị tạm giam ông đã suy nghĩ rất nhiều về tất cả những tội lỗi của mình. Ông hối hận nhưng vẫn không tiếc lời trách cứ “nghịch tử” của mình. Trong suốt thời gian chung sống với con trai, những khi rượu đã ngà ngà say, ông Mến vẫn hay chửi mắng đứa con trai đã làm ông thất vọng.
Bà Yến chia sẻ: “Ông ấy hay chửi mắng Quý cùng bởi nó mê cờ bạc, hay rượu chè, không chí thú làm ăn. Ông ấy buồn vì con nhà người ta xây nhà, xây cửa, con nhà mình thì chỉ ham mê cờ bạc”. Hàng ngày, những lúc tỉnh táo, ông Mến vẫn hay bế ẵm cháu cho con trai. Sau khi sự việc xảy ra, ông thấy mình có lỗi với cháu.
Được nói lời sau cùng, bị cáo run rẩy, khó nhọc buông lời: “Tôi biết mình là một người nông dân không am hiểu pháp luật nên đã làm gia đình tan vỡ, cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố. Tôi vô cùng hối lỗi. Tôi xin vợ, xin con, xin cháu thứ lỗi. Xin tòa giảm nhẹ án để tôi sớm được về trông cháu cho con dâu tôi có điều kiện đi làm”.
Nghe bố chồng nói vậy, vợ anh Quý cũng đứng lên xin tòa giảm án cho người đã gây ra cái chết cho chồng mình. Theo lời con dâu bị cáo, từ ngày chị mới về làm dâu đã thấy hai bố con ông Mẫn hay mâu thuẫn, cãi vã. Theo lời chị, mỗi khi say rượu, ông Mẫn thường xuyên chửi bới, gây gổ với tất cả các con nhưng không nặng nề như với người con trưởng là anh Quý.
Điều làm chị đau đớn nhất là mỗi khi có ai hỏi tới bố, con chị đều trả lời: "Ông nội đánh bố chết rồi". Lời nói hồn nhiên của con trẻ đã gieo vào lòng chị nỗi đau đớn xót xa. Đến dự tòa, khi mọi người thân trong gia đình cố tìm cách đến gần, an ủi, động viên bị cáo thì chị chỉ đứng lặng lẽ ở góc phòng, im lặng ôm con vào lòng.
Lỗi lầm của ông Mẫn đã phải trả giá bằng mức án 12 tháng tù giam. Sở dĩ ông chỉ phải nhận 1 năm tù giam vì HĐXX cho rằng ông giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bị đưa ra xe bít bùng về trại giam, người cha tội lỗi còng tấm lưng, run rẩy bước đi trong tiếng khóc than của vợ và các con.
“Nghịch tử” và nhát dao chí mạng
Vợ chồng ông Nguyễn Trọng Mến (SN 1949) ở cùng nhà với con trai cả là Nguyễn Trọng Quý (SN 1977) ở xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Sống trong ngôi nhà ba thế hệ, giữa ông Mến và cậu con trưởng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, đánh chửi nhau.
Sáng ngày 26/1, Quý cùng em trai là Nguyễn Trọng Chí (SN 1979), về nhà đòi ông Mến đưa cho quyển sổ đỏ của gia đình để Chí đặt lấy tiền chuộc xe máy. Nghe con đòi hỏi, ông Mến không đưa. Sợ hai con lấy trộm sổ đỏ, ông đã phải mang đến UBND xã Hồng Dương trình báo với Phó Công an xã và nhờ người này giữ hộ. Vị Phó công an xã đã giải thích rằng ông Mến nên cầm lại sổ nên ông Mến đành ra về.
Đến khoảng 11h30 ngày 27/1, khi ông Mến đang đứng ở ngoài sân thì Quý đi uống rượu về. Khật khưỡng men say, sẵn bực bội với cha từ trước, Quý buông lời chửi rủa ông Mến: “Ruộng mày không chịu cấy, mày cho ai làm thì cho đi. Mày chết đi”.
Bị cáo xót xa trình bày sự việc trước tòa
Nghe “nghịch tử” nói vậy, ông Mến không nói gì, đi vào bàn ở gian nhà ngoài ngồi uống nước. Thấy cha không phản ứng gì, Quý bỏ đi chơi. Đến 12h30 cùng ngày, Qúy về và vào gian buồng của vợ chồng anh ta, thấy vợ là chị Nguyễn Thị Thanh (SN 1978) đang nằm ru con ngủ, Quý đòi bế con đi chơi.
Thấy Quý say rượu, bà Yến, mẹ Quý và chị Thanh không đồng ý. Lúc đó, ông Mến ngồi ở bàn uống nước, thấy giọng Quý lè nhè say rượu đã nói vọng vào: “Mày là loại gì, mày là loại súc sinh, mày mang con mày đi đâu hay mang con mày đi bán lấy tiền chơi bạc”.
Nghe bố nói vậy, Quý quay ra chửi lại bố. Cay đắng, ông Mến không nói gì nữa, cúi xuống châm lửa hút thuốc thì bất ngờ Quý lao đến, tóm tóc ông Mến. Anh ta tát vào má bố chửi: “Mày còn ăn bám bà già”. Rồi Quý chạy ra ngoài hiên nhà lấy chiếc hót rác bằng tôn, cán bằng tre chạy vào vung lên đánh ông Mến.
Bị con đánh trượt, ông Mến nhặt con dao nhọn cầm ở tay. Đúng lúc đó, Quý xông vào xô đẩy ông Mến ra ngoài hiên nhà. Nghe tiếng chồng kêu cứu: “Bà ơi nó đánh tôi”, bà Yến vội chạy vào can ngăn, đẩy Quý xuống sân, giật chiếc hót rác từ tay Quý vứt đi.
Cố đẩy con trai ra ngoài ngõ, nhưng Quý vẫn lao vào, phanh ngực áo, lên mặt thách thức cha. Anh ta còn lao vào đấm, đá cha mình. Không kiềm chế được tức giận, ông Mến vung dao đâm vào ngực Quý.
Bị cha đâm, Qúy kêu: "Bố đâm chết con rồi”. Rồi anh ta cố lết vào trong buồng gọi con dậy nói: “Nhìn xem ông đâm chết bố này”. Nói rồi anh ta gục xuống trong sự hốt hoảng, la khóc của cả mẹ và vợ. Gây án xong, ông Mến cảm thấy khó thở, ông đã phải lánh sang nhà hàng xóm nằm nhờ. Còn Quý, sau khi được đưa đi cấp cứu, anh ta đã tử vong.
Bị bắt ngay sau đó, những tháng ngày ở trại tạm giam đã hành hạ ông Mến, khiến ông vốn đã hom hem, lại càng thêm hốc hác. Ngoài 60 tuổi nhưng trông ông già nua với mái đầu bạc, tấm thân còng, đứng run run khai tội trước vành móng ngựa.
Bi kịch gia đình
Ông cho biết, thời gian bị tạm giam ông đã suy nghĩ rất nhiều về tất cả những tội lỗi của mình. Ông hối hận nhưng vẫn không tiếc lời trách cứ “nghịch tử” của mình. Trong suốt thời gian chung sống với con trai, những khi rượu đã ngà ngà say, ông Mến vẫn hay chửi mắng đứa con trai đã làm ông thất vọng.
Bà Yến chia sẻ: “Ông ấy hay chửi mắng Quý cùng bởi nó mê cờ bạc, hay rượu chè, không chí thú làm ăn. Ông ấy buồn vì con nhà người ta xây nhà, xây cửa, con nhà mình thì chỉ ham mê cờ bạc”. Hàng ngày, những lúc tỉnh táo, ông Mến vẫn hay bế ẵm cháu cho con trai. Sau khi sự việc xảy ra, ông thấy mình có lỗi với cháu.
Được nói lời sau cùng, bị cáo run rẩy, khó nhọc buông lời: “Tôi biết mình là một người nông dân không am hiểu pháp luật nên đã làm gia đình tan vỡ, cha mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố. Tôi vô cùng hối lỗi. Tôi xin vợ, xin con, xin cháu thứ lỗi. Xin tòa giảm nhẹ án để tôi sớm được về trông cháu cho con dâu tôi có điều kiện đi làm”.
Nghe bố chồng nói vậy, vợ anh Quý cũng đứng lên xin tòa giảm án cho người đã gây ra cái chết cho chồng mình. Theo lời con dâu bị cáo, từ ngày chị mới về làm dâu đã thấy hai bố con ông Mẫn hay mâu thuẫn, cãi vã. Theo lời chị, mỗi khi say rượu, ông Mẫn thường xuyên chửi bới, gây gổ với tất cả các con nhưng không nặng nề như với người con trưởng là anh Quý.
Điều làm chị đau đớn nhất là mỗi khi có ai hỏi tới bố, con chị đều trả lời: "Ông nội đánh bố chết rồi". Lời nói hồn nhiên của con trẻ đã gieo vào lòng chị nỗi đau đớn xót xa. Đến dự tòa, khi mọi người thân trong gia đình cố tìm cách đến gần, an ủi, động viên bị cáo thì chị chỉ đứng lặng lẽ ở góc phòng, im lặng ôm con vào lòng.
Lỗi lầm của ông Mẫn đã phải trả giá bằng mức án 12 tháng tù giam. Sở dĩ ông chỉ phải nhận 1 năm tù giam vì HĐXX cho rằng ông giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Bị đưa ra xe bít bùng về trại giam, người cha tội lỗi còng tấm lưng, run rẩy bước đi trong tiếng khóc than của vợ và các con.