Khi những ao trong thôn xóm rặt một màu tim tím của
hoa súng cũng là lúc những cánh đồng thơm một mùi sữa của lúa - lúa trổ
đòng đòng. Đâu đó bóng dáng của mẹ ngã dài trên những cánh đồng để câu
những con cá rô béo ngậy chuẩn bị cho một buổi ăn… Ở nhà chị Hai không
quên dặn dò thằng Ba nhảy xuống ao lựa sẵn một ít bông súng non, còn
thằng Tư thì trèo lên cây me cạnh nhà hái giùm chị một ít trái me… cho
một nồi canh giải nhiệt trưa hè. Khi chiếc giỏ đựng những con cá rô vừa
câu được của mẹ đổ ra trên sàn thì cũng là lúc mọi người ùa vào làm
giúp, thằng Ba vận xà lỏn bứt những cọng non hoa súng lên tước, thằng Tư
đập những trái me sót trên cây mà nó vừa hái được trong khi đó chị hai
làm sạch những con cá rô béo ngậy cho vào chiếc rổ tre chuẩn bị một buổi
làm bếp như mọi khi.
Một nồi canh chua me được bắt đầu bằng một nồi
nước vừa đủ, đun sôi, cho me vào chiếc rá bằng tre dạo trong nước sôi
nhiều lần để vị chua của me ra đều trong nước, nên nhớ đừng để những tạp
chất khác của me lẫn vào nước để tạo vị thanh của nước dùng. Sau khi
nêm nếm vừa đủ thì cho những con cá rô - cá rô để nguyên con vào nồi
canh, đợi nước sôi đều một lát, cá vừa chín tới nên nêm nếm một lần nữa
cho vừa ăn thì cho những cọng bông súng đã được tước vỏ cắt ngắn vào nồi
canh chua đang sôi khoảng 2 phút thì tắt lửa múc canh ra tô và không
quên điểm một vài cọng ngò trên nồi để tăng thêm hương vị cho nồi canh
chua rặt Nam Bộ này. Điều đáng nhớ khi ăn canh chua me bông súng cá rô
thì phải có một chén muối cục đâm với ớt hiểm dùng để chấm cá… Cứ thế
hương vị đồng quê giúp ta giải nhiệt những trưa hè.
Và ta lại cảm nhận : A ! thì ra, văn hóa là đấy
chứ đâu! Mà đã là văn hóa thì dù có mệnh danh văn hóa ẩm thực, cũng đâu
phải chỉ là chuyện ăn uống đơn thuần, ở đó có thổ ngơi, phong tục, hồn
cốt, tính cách con người một vùng đất hun đúc mà thành!...Vùng đất của
những con người sống có khí phách - khí phách đội trời đạp đất thời mở
cõi còn đọng lại đến bây giờ…
hoa súng cũng là lúc những cánh đồng thơm một mùi sữa của lúa - lúa trổ
đòng đòng. Đâu đó bóng dáng của mẹ ngã dài trên những cánh đồng để câu
những con cá rô béo ngậy chuẩn bị cho một buổi ăn… Ở nhà chị Hai không
quên dặn dò thằng Ba nhảy xuống ao lựa sẵn một ít bông súng non, còn
thằng Tư thì trèo lên cây me cạnh nhà hái giùm chị một ít trái me… cho
một nồi canh giải nhiệt trưa hè. Khi chiếc giỏ đựng những con cá rô vừa
câu được của mẹ đổ ra trên sàn thì cũng là lúc mọi người ùa vào làm
giúp, thằng Ba vận xà lỏn bứt những cọng non hoa súng lên tước, thằng Tư
đập những trái me sót trên cây mà nó vừa hái được trong khi đó chị hai
làm sạch những con cá rô béo ngậy cho vào chiếc rổ tre chuẩn bị một buổi
làm bếp như mọi khi.
Một nồi canh chua me được bắt đầu bằng một nồi
nước vừa đủ, đun sôi, cho me vào chiếc rá bằng tre dạo trong nước sôi
nhiều lần để vị chua của me ra đều trong nước, nên nhớ đừng để những tạp
chất khác của me lẫn vào nước để tạo vị thanh của nước dùng. Sau khi
nêm nếm vừa đủ thì cho những con cá rô - cá rô để nguyên con vào nồi
canh, đợi nước sôi đều một lát, cá vừa chín tới nên nêm nếm một lần nữa
cho vừa ăn thì cho những cọng bông súng đã được tước vỏ cắt ngắn vào nồi
canh chua đang sôi khoảng 2 phút thì tắt lửa múc canh ra tô và không
quên điểm một vài cọng ngò trên nồi để tăng thêm hương vị cho nồi canh
chua rặt Nam Bộ này. Điều đáng nhớ khi ăn canh chua me bông súng cá rô
thì phải có một chén muối cục đâm với ớt hiểm dùng để chấm cá… Cứ thế
hương vị đồng quê giúp ta giải nhiệt những trưa hè.
Và ta lại cảm nhận : A ! thì ra, văn hóa là đấy
chứ đâu! Mà đã là văn hóa thì dù có mệnh danh văn hóa ẩm thực, cũng đâu
phải chỉ là chuyện ăn uống đơn thuần, ở đó có thổ ngơi, phong tục, hồn
cốt, tính cách con người một vùng đất hun đúc mà thành!...Vùng đất của
những con người sống có khí phách - khí phách đội trời đạp đất thời mở
cõi còn đọng lại đến bây giờ…
NĂM VUÔNG