Bây giờ ngồi kể lại, các trinh sát mũi nhọn trong ban chuyên án Hồ Văn
Xê vẫn không thể quên được những vụ cướp táo bạo, liều lĩnh của tên sát
thủ một mắt.
Đặc biệt, cuộc đấu súng nghẹt thở trong rừng sâu
giữa các trinh sát với kẻ thủ ác vào đầu năm 1992 và cuộc chạm trán uống
rượu tại nhà y là những trải nghiệm các anh không thể nào quên.
Chạm mặt tướng cướp
Sau
khi nắm rõ được tung tích và thủ đoạn gây án của hai anh em sát thủ,
ban chuyên án quyết định đưa trinh sát giỏi võ, dày dạn kinh nghiệm cải
trang làm người đi làm trầm, vàng để truy bắt hung thủ. Vẫn với thủ đoạn
cũ, khi phát hiện “con mồi”, Xê phát lệnh đe dọa, rồi dùng miệng huýt
sáo ra hiệu cho đồng bọn cùng bầy chó săn lao ra ép thế để cướp của. Vì
đã lường trước được tình huống nên đồng chí Lê Trung Hoàng (trong vai
trò trưởng đoàn làm trầm) tỏ vẻ ngạc nhiên, sợ hãi khác thường nhưng vẫn
kịp nháy mắt ra hiệu cho bốn đồng nghiệp bên cạnh phải giữ bình tĩnh để
chuẩn bị hành động nếu “cơ hội vàng” đến.
Theo như phương án đã
vạch ra, nếu Xê mất cảnh giác, tay phải rời khỏi cò súng để cùng với
Dũng áp sát cướp hành lý là đồng chí Hoàng sẽ ra ám hiệu cho các trinh
sát ra tay quật ngã cả hai đối tượng rồi thừa cơ bắt gọn chúng. Nhưng Hồ
Văn Xê rất khôn ranh. Lúc tên đồng bọn vừa kịp bước đến bên một trinh
sát nhưng chưa kịp cướp tài sản thì Xê đứng từ xa cầm khẩu AK bắn liền
hai phát đạn về phía các trinh sát rồi hét lớn ra lệnh “rút nhanh,
cớm!”.
Sau tiếng hét của Xê, Hồ Văn Dũng đã quay đầu lại chạy
thục mạng... Bị công an truy đuổi ráo riết nhưng Xê và Dũng vẫn chống
trả quyết liệt, trời tối, địa hình rừng núi hiểm trở, năm trinh sát Công
an huyện Hiệp Đức buộc lòng chấp nhận thất bại, xuống núi để tránh
những tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối tượng Hồ Văn Xê lúc ở trại giam công an
huyện Hiệp Đức (ảnh chụp lại ảnh tư liệu của công an).
Rồi
bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng tháng 4/1992, Hồ Văn Dũng (trợ thủ
đắc lực của Xê) biết không thể thoát tội nên đã ra đầu thú và cùng phối
hợp với các trinh sát vận động Hồ Văn Xê tiếp tục quy hàng. Nhưng là
đối tượng hết sức ngoan cố, Xê vẫn cố thủ trong rừng sâu.
Có
trong tay ba khẩu súng và năm con chó săn đã qua huấn luyện, Xê tuyên bố
sẽ chống trả quyết liệt một sống một chết với lực lượng công an. "Hơn 8
tháng đầu năm 1992, các trinh sát giỏi võ, dày dạn kinh nghiệm, thông
thạo địa bàn 11 lần lên núi vây bắt Hồ Văn Xê nhưng đều không có kết
quả", Thượng tá Lê Trung Hoàng (nay là trưởng công an huyện Hiệp Đức) kể
lại. Đến một ngày tháng 8/1992, một thông tin quan trọng của trinh sát
báo về là Hồ Văn Xê vừa mới xuất hiện tại nhà. Biết rõ mục đích của Xê
là trở về thăm vợ rồi lấy lửa lên rừng nấu cơm, thức ăn để nằm lại lâu
dài gây án và đối phó với lực lượng công an, lãnh đạo Công an huyện Hiệp
Đức quyết định cho trinh sát tiếp cận nhà Xê để bắt. Nhưng để đảm bảo
an toàn tính mạng cho người dân và các trinh sát, lãnh đạo ban chuyên án
ra sức thuyết phục và được anh Nguyễn Văn Hùng (1950, trú thôn 3, xã
Quế Bình, huyện Hiệp Đức), một người giỏi võ, quen với Xê tham gia phá
án.
Lực lượng công an tuyên truyền, vận động người dân
và gia đình hai anh em “sát thủ” Hồ Văn Xê, Hồ Văn Dũng
đưa các đối tượng ra đầu thú. Ảnh: Báo CAĐN
Biết
Xê là đối tượng nguy hiểm nhưng nghiện rượu nặng nên các trinh sát cùng
với anh Hùng trong vai người buôn bán gỗ mang theo một can rượu trắng 5
lít lên nhà Xê giả vờ xin nước uống rồi tiện thể mời y uống. Theo như
những gì đã vạch sẵn, tối đó, bên chén rượu nồng và ít mồi cá khô nướng
thơm phức, anh Hùng cùng hai trinh sát trẻ Nguyễn Văn Mừng, Phạm Đình
Diên đã ngồi quây tròn lai rai với sát thủ một mắt tại nhà y.
Rượu
vào, Xê bộc bạch: “Vì lũ “cớm” (công an) vây ráo riết nhiều tháng nay
nên tao phải lẩn trốn như con chuột giữa rừng. Có vàng, tiền và gạo lấy
được của nhiều người, nhưng khốn nỗi là thiếu lửa để nấu. Chết tiệt
thật!”. Sau tiếng thở dài, hắn cầm ly rượu lên miệng tu một hơi đến cạn
rồi tiếp tục gằn giọng uất hận: “Cứ đà này sắp tới, sau khi lấy hết
tiền, vàng của lũ khốn (ý nói các nạn nhân), tao sẽ bắn chết ít vài
thằng nữa để bọn chúng (công an) biết tay”.
Bốn tiếng đồng hồ
sau, lợi dụng Xê vào bếp lấy nước mời cho khách, anh Hùng đã che người
rồi nhanh tay pha thuốc ngủ vào ly rượu đặt trên bàn nhậu. Ngồi một lúc,
thấy Xê đã uống cạn ly rượu vừa pha sẵn, lúc này, trong lòng anh Hùng
và các chiến sĩ công an vui lắm và hồi hộp chờ đợi hung thủ ngấm thuốc,
ngủ say để ra tay bắt gọn. Nhưng oái oăm, đợi mãi đến tận khuya, can
rượu trắng đã rót đến ly cuối cùng mà Hồ Văn Xê vẫn không hề có trạng
thái bất bình thường. Hắn vẫn tỉnh táo nói chuyện nhưng có phần đề phòng
và hung hãn hơn. Khi cuộc nhậu sắp tàn, Xê lăm lăm tay súng, hất hàm
nói thẳng với hai anh Nguyễn Văn Mừng và Phạm Đình Diên (hai trinh sát
trẻ ngồi uống rượu đối diện): “Tao không quan tâm hai đứa mày là bạn hay
“cớm”. Nhưng nếu “cớm” thì chúng bay cũng không dễ bắt tao đâu. Nếu giở
trò tao bắn vỡ sọ...”. Nghe thế, anh Hùng vội tiếp lời: “Sao mi cứ đa
nghi như Tào Tháo vậy Xê. Đó là hai đứa em của tao, chúng đi làm gỗ về
kiếm gạo cho vợ con".
Sau câu nói phân bua của anh Hùng, có lẽ vì
tâm trạng cảm thấy bất an nên Xê bất ngờ đứng phắt dậy rồi buông lời
thẳng thắn: “Thôi không quan trọng, nhưng bây giờ thì chào cả 3, tao
phải trở vào rừng đã vì ở đây, “cớm” có thể sẽ ập vào truy bắt bất cứ
lúc nào”. Miệng nói nhưng tay phải Xê vẫn giữ chặt khẩu súng AK, tay
trái chộp lấy túi hành lý bên cạnh lao thẳng ra phía cửa. Và lần thứ 11,
kế hoạch đã thất bại.
Tuy nhiên, có một điều là các trinh sát
không hiểu vì sao Xê không say thuốc mê. Sau này khi bị bắt, y tiết lộ
một sự thật là trước lúc nhận lời uống rượu với anh Hùng cùng hai người
lạ mặt, Xê đã nhai hết một cây giải dài 2m (một loại thân cây mọng nước,
có tác dụng giải độc và chống say) để đề phòng.
Thanh trừng kẻ thủ ác
Biết
rõ Hồ Văn Xê là đối tượng đặc biệt nguy hiểm và rất tinh khôn nhưng lúc
hết lửa để nấu nướng và sưởi ấm, nhất định hắn sẽ mò từ rừng về nhà,
nên các trinh sát Công an huyện Hiệp Đức kiên trì vây ráp, mật phục xung
quanh khu vực nhà của y ở xã Phước Trà. Và đúng như dự đoán, sau hơn
một tháng lẩn trốn, khuya một ngày tháng 9/1992, Đội cảnh sát điều tra
Công an huyện Hiệp Đức phát hiện y xuất hiện tại điểm đã mật phục.
Sau
khi phân tích kỹ, ban chuyên án chọn cách dựa vào mối quan hệ thân
thiết của anh Nguyễn Văn Hùng và hai trinh sát trẻ Nguyễn Văn Mừng, Phạm
Đình Diên (ba người từng ngồi uống rượu với Xê trước đây) để đưa y vào
bẫy giăng sẵn.
Ngày 18/9/1992, anh Hùng và hai chiến sĩ công an
mặc thường phục của những người đi rừng tiếp cận nhà Xê, vẫn lấy lý do
là người quen đi làm gỗ, ghé xin nước uống rồi tiện thể có can rượu
trắng với ít cá khô mời Xê nhậu. Giữa lúc đang ngồi lai rai với nhau,
anh Hùng hỏi: “Ê Xê, ở góc rừng phía tây của xã Phước Trà, tao thấy một
gốc gỗ dổi chừng hai người ôm có đánh tên mi lên thân cây. Đó là cây mi
đã giành rồi à?”.
Anh Hùng, một người dân quen với Xê đã được công an vận động tham gia ban chuyên án
Không
một chút suy nghĩ, Xê nói: “Thân cây tao đã đánh dấu, cấm đứa nào đụng
vào”. Nghe thế, Hùng vội nài nỉ gạ mua: “Là chỗ anh em, mi để lại cho
tụi tau đi. Đợt này có khách ở Đà Nẵng đặt hàng mà chưa có nên họ hối
quá. Bán được giá, tụi này xách mấy cân mực khô lên đưa nhậu cho vui”.
Trước thái độ chân thành của ba người anh em, Xê nhận lời bán lại cây gỗ
dổi ở rừng sâu với giá 150 ngàn đồng.
Biết rõ để đến được cây
dổi, nhất thiết Xê phải dẫn ba người trong đoàn vượt qua con suối Cà Reo
(cách thôn 4, xã Phước Trà chừng 1km) nên ban chuyên án quyết định lấy
điểm này làm nơi mật phục bắt gọn đối tượng. Lúc này, đối tượng cũng mất
cảnh giác nên đã không dẫn theo bầy chó săn.
Đúng như kế hoạch
đã dự định, sau một tiếng đồng hồ vượt rừng, đoàn khai thác gỗ do Xê dẫn
đầu đã đến được bên này con suối. Trong lúc đang ngồi nghỉ chân để lấy
sức vượt suối Cà Reo, lợi dụng thời cơ Xê mất cảnh giác, rời tay khỏi
khẩu súng để lấy bình nước uống từ tay anh Mừng, anh Hùng bất ngờ tung
cùi chỏ như trời giáng thẳng vào mặt hắn. Sau đó, anh Hùng, Mừng, Diên
tiếp tục chồm người lao tới vặn lưng đánh tiếp vào gáy khiến đối phương
đổ nhào xuống đất. Thấy Xê nằm lăn lóc, quằn quại và gào thét, hai trinh
sát trẻ Mừng, Diên chĩa súng thẳng vào đầu y hô lớn: “Hồ Văn Xê, mày đã
bị bắt” và Xê đã gục đầu tra tay vào còng số tám.
Hai đồng chí Nguyễn Văn Mừng, Phạm Đình Diên
đóng giả người đi làm gỗ cùng anh Hùng vào nhà Xê xin nước,
ngồi uống rượu để bắt hung thủ. Ảnh: Báo CAĐNNgày
đầu tiên tại trại giam Công an huyện Hiệp Đức, các điều tra viên đã
tiến hành hỏi cung sát thủ một mắt Hồ Văn Xê. Nhưng với bản tính lì lợm,
giết người không ghê tay, phải bước sang ngày thứ ba, trước nhiều chứng
cứ phạm tội rõ ràng cộng với cách đấu trí khôn khéo của Công an huyện
Hiệp Đức, Xê mới chịu cúi đầu nhận tội. Hắn khai báo thành thật, chi
tiết về việc bắn chết hai người buôn trầm Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Đức
Danh và tiếp tục thực hiện hơn 40 vụ cướp kinh hoàng sau đó. Tuy nhiên,
có một tình tiết trong vụ giết này Xê đã không ngờ là vì đói ăn nên sau
đó đàn chó của y đã quay lại xé xác hai nạn nhân ăn thịt rồi tha phần
thân thể còn lại của mỗi người đi một nơi.
Với những tội ác đã
gây ra, ngày 20/11/1992, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng y án sơ
thẩm, tuyên tử hình đối với bị cáo Hồ Văn Xê về tội “giết người, cướp
tài sản”. Tên tội phạm nguy hiểm bậc nhất miền Trung đã phải đền tội với
một kết cục bi thảm nhất. Riêng Hồ Văn Dũng trước đó đã ra đầu thú nên
được tòa giảm án, tuyên phạt 10 năm tù giam.
giữa các trinh sát với kẻ thủ ác vào đầu năm 1992 và cuộc chạm trán uống
rượu tại nhà y là những trải nghiệm các anh không thể nào quên.
Chạm mặt tướng cướp
Sau
khi nắm rõ được tung tích và thủ đoạn gây án của hai anh em sát thủ,
ban chuyên án quyết định đưa trinh sát giỏi võ, dày dạn kinh nghiệm cải
trang làm người đi làm trầm, vàng để truy bắt hung thủ. Vẫn với thủ đoạn
cũ, khi phát hiện “con mồi”, Xê phát lệnh đe dọa, rồi dùng miệng huýt
sáo ra hiệu cho đồng bọn cùng bầy chó săn lao ra ép thế để cướp của. Vì
đã lường trước được tình huống nên đồng chí Lê Trung Hoàng (trong vai
trò trưởng đoàn làm trầm) tỏ vẻ ngạc nhiên, sợ hãi khác thường nhưng vẫn
kịp nháy mắt ra hiệu cho bốn đồng nghiệp bên cạnh phải giữ bình tĩnh để
chuẩn bị hành động nếu “cơ hội vàng” đến.
Theo như phương án đã
vạch ra, nếu Xê mất cảnh giác, tay phải rời khỏi cò súng để cùng với
Dũng áp sát cướp hành lý là đồng chí Hoàng sẽ ra ám hiệu cho các trinh
sát ra tay quật ngã cả hai đối tượng rồi thừa cơ bắt gọn chúng. Nhưng Hồ
Văn Xê rất khôn ranh. Lúc tên đồng bọn vừa kịp bước đến bên một trinh
sát nhưng chưa kịp cướp tài sản thì Xê đứng từ xa cầm khẩu AK bắn liền
hai phát đạn về phía các trinh sát rồi hét lớn ra lệnh “rút nhanh,
cớm!”.
Sau tiếng hét của Xê, Hồ Văn Dũng đã quay đầu lại chạy
thục mạng... Bị công an truy đuổi ráo riết nhưng Xê và Dũng vẫn chống
trả quyết liệt, trời tối, địa hình rừng núi hiểm trở, năm trinh sát Công
an huyện Hiệp Đức buộc lòng chấp nhận thất bại, xuống núi để tránh
những tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối tượng Hồ Văn Xê lúc ở trại giam công an
huyện Hiệp Đức (ảnh chụp lại ảnh tư liệu của công an).
bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng tháng 4/1992, Hồ Văn Dũng (trợ thủ
đắc lực của Xê) biết không thể thoát tội nên đã ra đầu thú và cùng phối
hợp với các trinh sát vận động Hồ Văn Xê tiếp tục quy hàng. Nhưng là
đối tượng hết sức ngoan cố, Xê vẫn cố thủ trong rừng sâu.
Có
trong tay ba khẩu súng và năm con chó săn đã qua huấn luyện, Xê tuyên bố
sẽ chống trả quyết liệt một sống một chết với lực lượng công an. "Hơn 8
tháng đầu năm 1992, các trinh sát giỏi võ, dày dạn kinh nghiệm, thông
thạo địa bàn 11 lần lên núi vây bắt Hồ Văn Xê nhưng đều không có kết
quả", Thượng tá Lê Trung Hoàng (nay là trưởng công an huyện Hiệp Đức) kể
lại. Đến một ngày tháng 8/1992, một thông tin quan trọng của trinh sát
báo về là Hồ Văn Xê vừa mới xuất hiện tại nhà. Biết rõ mục đích của Xê
là trở về thăm vợ rồi lấy lửa lên rừng nấu cơm, thức ăn để nằm lại lâu
dài gây án và đối phó với lực lượng công an, lãnh đạo Công an huyện Hiệp
Đức quyết định cho trinh sát tiếp cận nhà Xê để bắt. Nhưng để đảm bảo
an toàn tính mạng cho người dân và các trinh sát, lãnh đạo ban chuyên án
ra sức thuyết phục và được anh Nguyễn Văn Hùng (1950, trú thôn 3, xã
Quế Bình, huyện Hiệp Đức), một người giỏi võ, quen với Xê tham gia phá
án.
Lực lượng công an tuyên truyền, vận động người dân
và gia đình hai anh em “sát thủ” Hồ Văn Xê, Hồ Văn Dũng
đưa các đối tượng ra đầu thú. Ảnh: Báo CAĐN
Xê là đối tượng nguy hiểm nhưng nghiện rượu nặng nên các trinh sát cùng
với anh Hùng trong vai người buôn bán gỗ mang theo một can rượu trắng 5
lít lên nhà Xê giả vờ xin nước uống rồi tiện thể mời y uống. Theo như
những gì đã vạch sẵn, tối đó, bên chén rượu nồng và ít mồi cá khô nướng
thơm phức, anh Hùng cùng hai trinh sát trẻ Nguyễn Văn Mừng, Phạm Đình
Diên đã ngồi quây tròn lai rai với sát thủ một mắt tại nhà y.
Rượu
vào, Xê bộc bạch: “Vì lũ “cớm” (công an) vây ráo riết nhiều tháng nay
nên tao phải lẩn trốn như con chuột giữa rừng. Có vàng, tiền và gạo lấy
được của nhiều người, nhưng khốn nỗi là thiếu lửa để nấu. Chết tiệt
thật!”. Sau tiếng thở dài, hắn cầm ly rượu lên miệng tu một hơi đến cạn
rồi tiếp tục gằn giọng uất hận: “Cứ đà này sắp tới, sau khi lấy hết
tiền, vàng của lũ khốn (ý nói các nạn nhân), tao sẽ bắn chết ít vài
thằng nữa để bọn chúng (công an) biết tay”.
Bốn tiếng đồng hồ
sau, lợi dụng Xê vào bếp lấy nước mời cho khách, anh Hùng đã che người
rồi nhanh tay pha thuốc ngủ vào ly rượu đặt trên bàn nhậu. Ngồi một lúc,
thấy Xê đã uống cạn ly rượu vừa pha sẵn, lúc này, trong lòng anh Hùng
và các chiến sĩ công an vui lắm và hồi hộp chờ đợi hung thủ ngấm thuốc,
ngủ say để ra tay bắt gọn. Nhưng oái oăm, đợi mãi đến tận khuya, can
rượu trắng đã rót đến ly cuối cùng mà Hồ Văn Xê vẫn không hề có trạng
thái bất bình thường. Hắn vẫn tỉnh táo nói chuyện nhưng có phần đề phòng
và hung hãn hơn. Khi cuộc nhậu sắp tàn, Xê lăm lăm tay súng, hất hàm
nói thẳng với hai anh Nguyễn Văn Mừng và Phạm Đình Diên (hai trinh sát
trẻ ngồi uống rượu đối diện): “Tao không quan tâm hai đứa mày là bạn hay
“cớm”. Nhưng nếu “cớm” thì chúng bay cũng không dễ bắt tao đâu. Nếu giở
trò tao bắn vỡ sọ...”. Nghe thế, anh Hùng vội tiếp lời: “Sao mi cứ đa
nghi như Tào Tháo vậy Xê. Đó là hai đứa em của tao, chúng đi làm gỗ về
kiếm gạo cho vợ con".
Sau câu nói phân bua của anh Hùng, có lẽ vì
tâm trạng cảm thấy bất an nên Xê bất ngờ đứng phắt dậy rồi buông lời
thẳng thắn: “Thôi không quan trọng, nhưng bây giờ thì chào cả 3, tao
phải trở vào rừng đã vì ở đây, “cớm” có thể sẽ ập vào truy bắt bất cứ
lúc nào”. Miệng nói nhưng tay phải Xê vẫn giữ chặt khẩu súng AK, tay
trái chộp lấy túi hành lý bên cạnh lao thẳng ra phía cửa. Và lần thứ 11,
kế hoạch đã thất bại.
Tuy nhiên, có một điều là các trinh sát
không hiểu vì sao Xê không say thuốc mê. Sau này khi bị bắt, y tiết lộ
một sự thật là trước lúc nhận lời uống rượu với anh Hùng cùng hai người
lạ mặt, Xê đã nhai hết một cây giải dài 2m (một loại thân cây mọng nước,
có tác dụng giải độc và chống say) để đề phòng.
Thanh trừng kẻ thủ ác
Biết
rõ Hồ Văn Xê là đối tượng đặc biệt nguy hiểm và rất tinh khôn nhưng lúc
hết lửa để nấu nướng và sưởi ấm, nhất định hắn sẽ mò từ rừng về nhà,
nên các trinh sát Công an huyện Hiệp Đức kiên trì vây ráp, mật phục xung
quanh khu vực nhà của y ở xã Phước Trà. Và đúng như dự đoán, sau hơn
một tháng lẩn trốn, khuya một ngày tháng 9/1992, Đội cảnh sát điều tra
Công an huyện Hiệp Đức phát hiện y xuất hiện tại điểm đã mật phục.
Sau
khi phân tích kỹ, ban chuyên án chọn cách dựa vào mối quan hệ thân
thiết của anh Nguyễn Văn Hùng và hai trinh sát trẻ Nguyễn Văn Mừng, Phạm
Đình Diên (ba người từng ngồi uống rượu với Xê trước đây) để đưa y vào
bẫy giăng sẵn.
Ngày 18/9/1992, anh Hùng và hai chiến sĩ công an
mặc thường phục của những người đi rừng tiếp cận nhà Xê, vẫn lấy lý do
là người quen đi làm gỗ, ghé xin nước uống rồi tiện thể có can rượu
trắng với ít cá khô mời Xê nhậu. Giữa lúc đang ngồi lai rai với nhau,
anh Hùng hỏi: “Ê Xê, ở góc rừng phía tây của xã Phước Trà, tao thấy một
gốc gỗ dổi chừng hai người ôm có đánh tên mi lên thân cây. Đó là cây mi
đã giành rồi à?”.
Anh Hùng, một người dân quen với Xê đã được công an vận động tham gia ban chuyên án
Không
một chút suy nghĩ, Xê nói: “Thân cây tao đã đánh dấu, cấm đứa nào đụng
vào”. Nghe thế, Hùng vội nài nỉ gạ mua: “Là chỗ anh em, mi để lại cho
tụi tau đi. Đợt này có khách ở Đà Nẵng đặt hàng mà chưa có nên họ hối
quá. Bán được giá, tụi này xách mấy cân mực khô lên đưa nhậu cho vui”.
Trước thái độ chân thành của ba người anh em, Xê nhận lời bán lại cây gỗ
dổi ở rừng sâu với giá 150 ngàn đồng.
Biết rõ để đến được cây
dổi, nhất thiết Xê phải dẫn ba người trong đoàn vượt qua con suối Cà Reo
(cách thôn 4, xã Phước Trà chừng 1km) nên ban chuyên án quyết định lấy
điểm này làm nơi mật phục bắt gọn đối tượng. Lúc này, đối tượng cũng mất
cảnh giác nên đã không dẫn theo bầy chó săn.
Đúng như kế hoạch
đã dự định, sau một tiếng đồng hồ vượt rừng, đoàn khai thác gỗ do Xê dẫn
đầu đã đến được bên này con suối. Trong lúc đang ngồi nghỉ chân để lấy
sức vượt suối Cà Reo, lợi dụng thời cơ Xê mất cảnh giác, rời tay khỏi
khẩu súng để lấy bình nước uống từ tay anh Mừng, anh Hùng bất ngờ tung
cùi chỏ như trời giáng thẳng vào mặt hắn. Sau đó, anh Hùng, Mừng, Diên
tiếp tục chồm người lao tới vặn lưng đánh tiếp vào gáy khiến đối phương
đổ nhào xuống đất. Thấy Xê nằm lăn lóc, quằn quại và gào thét, hai trinh
sát trẻ Mừng, Diên chĩa súng thẳng vào đầu y hô lớn: “Hồ Văn Xê, mày đã
bị bắt” và Xê đã gục đầu tra tay vào còng số tám.
Hai đồng chí Nguyễn Văn Mừng, Phạm Đình Diên
đóng giả người đi làm gỗ cùng anh Hùng vào nhà Xê xin nước,
ngồi uống rượu để bắt hung thủ. Ảnh: Báo CAĐN
đầu tiên tại trại giam Công an huyện Hiệp Đức, các điều tra viên đã
tiến hành hỏi cung sát thủ một mắt Hồ Văn Xê. Nhưng với bản tính lì lợm,
giết người không ghê tay, phải bước sang ngày thứ ba, trước nhiều chứng
cứ phạm tội rõ ràng cộng với cách đấu trí khôn khéo của Công an huyện
Hiệp Đức, Xê mới chịu cúi đầu nhận tội. Hắn khai báo thành thật, chi
tiết về việc bắn chết hai người buôn trầm Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Đức
Danh và tiếp tục thực hiện hơn 40 vụ cướp kinh hoàng sau đó. Tuy nhiên,
có một tình tiết trong vụ giết này Xê đã không ngờ là vì đói ăn nên sau
đó đàn chó của y đã quay lại xé xác hai nạn nhân ăn thịt rồi tha phần
thân thể còn lại của mỗi người đi một nơi.
Với những tội ác đã
gây ra, ngày 20/11/1992, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng y án sơ
thẩm, tuyên tử hình đối với bị cáo Hồ Văn Xê về tội “giết người, cướp
tài sản”. Tên tội phạm nguy hiểm bậc nhất miền Trung đã phải đền tội với
một kết cục bi thảm nhất. Riêng Hồ Văn Dũng trước đó đã ra đầu thú nên
được tòa giảm án, tuyên phạt 10 năm tù giam.
Theo Infonet