Triệu chứng thường gặp nhưng lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm đấy!
Rất đáng tiếc vì những triệu chứng em mô tả trong thư còn quá chung
chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác chứng
bệnh mà em đang mắc phải. Tuy vậy, em có thể tham khảo một số loại bệnh
lý dẫn đến ho thường gặp như sau:
1. Ho cấp:
- Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
- Do dị ứng: bệnh hen, hít phải bụi hoặc chất kích thích...
- Bệnh gây ứ máu ở phổi như: bệnh phù phổi, tim thường gặp ở người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp.
2. Ho kéo dài có kèm theo chất tiết đa số là viêm phế quản mãn tính
và cần chú ý rằng nếu ho thay đổi hoặc ho ông ổng đó là dấu hiệu báo
động ung thư phế quản.
3. Ho khan nhiều:
- Bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mãn tính.
- Các bệnh tổ chức kẽ của phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi hoặc lao kê.
- Tràn dịch mãn tính màng phổi.
- Một số chất độc gây kích tích trực tiếp do cơ chế miễn dịch dị ứng.
- Tình trạng tâm thần trong một số bệnh tâm thần…
Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên
phải tôn trọng, trong các trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt,
không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì nhất
định không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho.
Nếu ho có tiết chất nhầy trong các bệnh mãn tính cũng không được dùng
thuốc giảm ho mà cần cho bệnh nhân uống nhiều nước; thuốc long đờm và
tập luyện để khạc đờm ra.
Khi triệu chứng ho kéo dài trên 3 tuần đặc biệt ở bệnh nhân có mắc
các bệnh mãn tính khác hoặc bị sút cân, sốt về chiều thì cần kiểm tra
xem có mắc lao phổi không và cân nhắc nên soi phế quản để phát hiện các
bệnh lý ác tính.
Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa
để khám trực tiếp và nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình
trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Không hiểu sao mà gần 1 tuần nay, em cứ bị ho liên mồm cả ngày. Những cơn ho thường xuất hiện đơn lẻ, không kèm theo bất kỳ triệu chứng gì khác như tức ngực hay đau họng. Tuy vậy, nó khiến em rất mệt mỏi và mất ngủ kéo dài nên mới chỉ vài ngày mà em đã bị sụt mất gần 1kg. Mong bác sĩ giải đáp giúp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và có cách nào để giảm ho nhanh chóng không ạ? Em xin cảm ơn! (kunxj...@yahoo.com) | |
Chào em, Ho là phản xạ thần kinh tương ứng khi thở ra mạnh bất thình lình. Nắp thanh quản bắt đầu đóng lại rồi tức thì mở ra để đẩy lượng không khí ra ngoài, kèm theo các chất tiết chứa trong khí quản (nếu có). Ho là một phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể gây ho trong công tác điều trị phục hồi chức năng hô hấp. |
chung, không rõ ràng nên bác sĩ Mèo chưa thể chẩn đoán chính xác chứng
bệnh mà em đang mắc phải. Tuy vậy, em có thể tham khảo một số loại bệnh
lý dẫn đến ho thường gặp như sau:
1. Ho cấp:
- Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.
- Do dị ứng: bệnh hen, hít phải bụi hoặc chất kích thích...
- Bệnh gây ứ máu ở phổi như: bệnh phù phổi, tim thường gặp ở người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp.
2. Ho kéo dài có kèm theo chất tiết đa số là viêm phế quản mãn tính
và cần chú ý rằng nếu ho thay đổi hoặc ho ông ổng đó là dấu hiệu báo
động ung thư phế quản.
3. Ho khan nhiều:
- Bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mãn tính.
- Các bệnh tổ chức kẽ của phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi hoặc lao kê.
- Tràn dịch mãn tính màng phổi.
- Một số chất độc gây kích tích trực tiếp do cơ chế miễn dịch dị ứng.
- Tình trạng tâm thần trong một số bệnh tâm thần…
Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên
phải tôn trọng, trong các trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt,
không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ thì nhất
định không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho.
Nếu ho có tiết chất nhầy trong các bệnh mãn tính cũng không được dùng
thuốc giảm ho mà cần cho bệnh nhân uống nhiều nước; thuốc long đờm và
tập luyện để khạc đờm ra.
Khi triệu chứng ho kéo dài trên 3 tuần đặc biệt ở bệnh nhân có mắc
các bệnh mãn tính khác hoặc bị sút cân, sốt về chiều thì cần kiểm tra
xem có mắc lao phổi không và cân nhắc nên soi phế quản để phát hiện các
bệnh lý ác tính.
Vì vậy bác sĩ Mèo khuyên em nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa
để khám trực tiếp và nhận được chỉ định điều trị thích hợp cho tình
trạng của mình.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!