Ngũ đại thành thị trong Thuận Thiên Kiếm gồm: Thăng Long, Hoa Lư, Chí Linh, Sơn Tây và Cổ Loa. Mỗi công trình gắn liền với những truyền thuyết, lịch sử dân tộc Việt Nam. Tất cả sẽ được tái dựng lại trong tựa game thuần Việt này.
Thăng Long
Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, và Lê Trung hưng (1010 - 1788). Khi Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (cảm thấy ở Hoa Lư chật hẹp) qua Đại La, thấy địa thế rồng bay lên nên đặt tên là Thăng Long (thế tiến lên như rồng bay). Thăng Long là một kinh đô tráng lệ, sầm uất nhất nước ta thời bấy giờ - thời hoàng kim buôn bán sầm uất nhất của thời Lê Lợi.
Tượng Lê Lợi trả gươm báu cho thần Kim Quy.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Di tích chùa Một Cột.
Hoa Lư
Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (từ 968 đến 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.
Thành Hoa Lư với nhiều công trình đền đài.
Các quầy hàng được bày bán ở Hoa Lư nhiều chủng loại không kém gì Thăng Long.
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng thuở hàn vi.
Sơn Tây
Sơn Tây với thành cao làm bằng đá ong, hào sâu, nổi tiếng là một thành trì vững chắc. Đây là nơi chứa bao huyền thoại dựng nước giữ nước, truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc. Trấn thành Sơn Tây được xem là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới.
Trấn thành Sơn Tây
Làng quê Việt Nam thanh bình.
Chí Linh
Đây là vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học. Đây là vùng đất cao, có địa thế hiểm trở. Phe Thiên Đạo đã chọn Chí Linh làm Thủ phủ của mình.
Tượng Nguyễn Trãi bên trong thành Chí Linh.
Cổ Loa
Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt Nam. Đó là những truyền thuyết về vị vua An Dương Vương định đô, xây thành; về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và sống mãi qua năm tháng.
Tượng Thục Phán An Dương Vương cùng thần Kim Quy và chiếc nỏ thần bên trong thành Cổ Loa.
Cổ Loa là tòa thành cổ vào bậc nhất ở Việt Nam.
Thăng Long
Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, và Lê Trung hưng (1010 - 1788). Khi Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (cảm thấy ở Hoa Lư chật hẹp) qua Đại La, thấy địa thế rồng bay lên nên đặt tên là Thăng Long (thế tiến lên như rồng bay). Thăng Long là một kinh đô tráng lệ, sầm uất nhất nước ta thời bấy giờ - thời hoàng kim buôn bán sầm uất nhất của thời Lê Lợi.
Tượng Lê Lợi trả gươm báu cho thần Kim Quy.
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Di tích chùa Một Cột.
Hoa Lư
Hoa Lư là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam. Kinh đô này tồn tại 42 năm (từ 968 đến 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý.
Thành Hoa Lư với nhiều công trình đền đài.
Các quầy hàng được bày bán ở Hoa Lư nhiều chủng loại không kém gì Thăng Long.
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng thuở hàn vi.
Sơn Tây
Sơn Tây với thành cao làm bằng đá ong, hào sâu, nổi tiếng là một thành trì vững chắc. Đây là nơi chứa bao huyền thoại dựng nước giữ nước, truyền thống đấu tranh hào hùng của dân tộc. Trấn thành Sơn Tây được xem là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới.
Trấn thành Sơn Tây
Làng quê Việt Nam thanh bình.
Chí Linh
Đây là vùng đất nổi tiếng bởi địa linh nhân kiệt, bởi vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới phía Bắc về Hà Nội. Địa danh này gắn với nhiều nhân vật lịch sử và anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Duệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thái Học. Đây là vùng đất cao, có địa thế hiểm trở. Phe Thiên Đạo đã chọn Chí Linh làm Thủ phủ của mình.
Tượng Nguyễn Trãi bên trong thành Chí Linh.
Cổ Loa
Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt Nam. Đó là những truyền thuyết về vị vua An Dương Vương định đô, xây thành; về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và sống mãi qua năm tháng.
Tượng Thục Phán An Dương Vương cùng thần Kim Quy và chiếc nỏ thần bên trong thành Cổ Loa.
Cổ Loa là tòa thành cổ vào bậc nhất ở Việt Nam.
Băng Châu