Bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc nhỏ, lại mắc căn bệnh lạ khiến cuộc sống của cậu bạn càng thêm khó khăn.
Gây xôn xao trên mạng mấy ngày nay, cậu bạn Châu Hùng Nhẫn, 15 tuổi
nặng gần 100kg có hoàn cảnh vô cùng đáng thương khi bị cả bố lẫn mẹ bỏ
rơi từ bé, hiện phải sống với bà ngoại nghèo, đã khiến không ít người
cảm động.
Những hình ảnh đáng thương của Nhẫn đã làm cư dân mạng rơi nước mắt
Chúng
tớ đã lên đường đến nhà của Nhẫn để có thể hiểu hơn về hoàn cảnh của
bạn ấy. Mất hơn một tiếng từ Sài Gòn xuống thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè
vào buổi sáng sớm để đến thăm cậu bạn. Hoàn cảnh của Nhẫn thật sự đặc
biệt, nên khi hỏi thăm người dân ở thị trấn đã nhận ra ngay rồi chỉ đến
tận nhà của Nhẫn.
Nhà của Nhẫn xụp xệ nằm cuối
con hẻm nhỏ, khi thấy chúng tớ đến thăm, cụ Nguyễn Thị Em (85 tuổi) là
bà ngoại của Nhẫn liền bước ra ngoài chào đón. Cụ cởi mở, thân thiện với
chúng tớ và có những trải lòng về cuộc đời thăng trầm của mình cũng nỗi
lòng về đứa cháu đích tôn bị căn bệnh lạ.
Căn nhà nằm cuối con hẻm nhỏ lụp xụp.
Ở
cái tuổi gần đất xa trời, thay vì được con được cháu lo lắng chăm sóc.
Thì nay, một thân một mình cụ phải kiếm sống, chăm sóc cho đứa cháu trai
mắc phải chứng bệnh lạ, cụ tâm sự trong nước mắt làm chúng tớ không
khỏi xót xa.
Cụ kể, bố mẹ của Nhẫn đã bỏ rơi
bạn từ khi mới sinh ra. Mẹ lập gia đình mới, bố thì bây giờ chẳng biết
nơi đâu, để bạn ở lại cùng với bà ngoại trong căn nhà xiêu vẹo, thiếu
trước hụt sau. Từ việc ăn uống, tắm rửa hay vệ sinh cá nhân của Nhẫn
cũng do một tay cụ lo suốt mười mấy năm qua.
Cụ Nguyễn Thị Em tâm sự với chúng tớ về hoàn cảnh đứa chau trai mà cụ thương đứt ruột gan
Thân hình to lớn của Nhẫn khiến bạn ấy luôn cảm thấy mặc cảm.
Tay và chân của bạn bị chùn xuống
Hằng
ngày, cụ cầm cọc vé số cùng với đứa cháu đi khắp vùng, có khi còn xuống
tận Quận 8, Tân Thành, Bình Tây... mong bán cho được nhiều hơn. Nhưng
Nhẫn với thân hình to lớn, đi lại khó khăn, còn cụ thì đã già nên cứ hay
mệt lên mệt xuống. Có lần, cụ ngất xỉu trên xe buýt, may sao được bà
con giúp đỡ, đưa đi bệnh viện kịp thời. Cũng sau vụ đó, hoàn cảnh của cụ
và Nhẫn được nhiều người hảo tâm biết đến. Họ đã xuống tận nhà hỗ trợ
rồi vận động đưa Nhẫn vào bệnh viện điều trị.
Nhưng
sau một thời gian nằm tại bệnh viện, bác sĩ đã gửi mẫu xét nghiệm của
Nhẫn sang Pháp, Anh, Singapore,... Nhưng cuối cùng cũng không ai chuẩn
đoán được nguyên nhân khiến Nhẫn bị quá cân như hiện nay. Buộc lòng cụ
phải dắt đứa cháu về nhà vì không có đủ tiền trang trải trong bệnh viện.
Sau đó, các y tá, bác sĩ và một số người đã quyên góp xây tặng cụ ngôi
nhà sống qua ngày. Và đó chính là căn nhà mà cụ sống cho đến ngày hôm
nay.
Căn nhà được xây tặng gần chục năm nay giờ đã bị nứt vỡ khắp nơi.
Chỗ ngủ của Nhẫn và cũng là nơi mà em sinh hoạt hằng ngày.
Nói về Nhẫn, bà kể cậu là một đứa trẻ rất nghịch ngợm, thông minh và từng học rất giỏi.
"Hồi trước có cho thằng Nhẫn đi học lớp 1 ở trường tình thương trong
huyện. Nó toàn được điểm 10 và cái gì cũng biết. Nhưng thằng bé suốt
ngày bị bạn bè trêu chọc, đến cô giáo cũng bắt nạt nó. Thử hỏi thân hình
như nó làm sao chui vào cái ghế bé xíu như mấy đứa học sinh khác. Bởi
thế buộc lòng mỗi lần vào chỗ ngồi, nó phải kéo nhích bàn ra, xong rồi
kéo lại chỗ cũ. Chỉ vậy thôi mà cô giáo của nó trách móc, làm nó không
còn muốn đi học nữa" - cụ nghẹn nào kể.
Bây giờ hỏi Nhẫn về việc có muốn đi học lại hay không, Nhẫn liền tỏ vẻ khó chịu rồi bảo rằng: "Ghét học!". Dù
nhiều lần thuyết phục cháu đi học nhưng cuối cùng lòng cụ cũng xuôi vì
Nhẫn không thấy niềm vui khi đến trường, nói đến đây cụ lại thở dài,
khắc khoải một nỗi do dài đằng đẵng về tương lai của Nhẫn.
Do
suốt ngày ở trong nhà, ít tiếp xúc với ai vì mặc cảm với căn bệnh của
mình, khiến tính cách của Nhẫn có hơi khó gần và rất ghét người lạ. Nhẫn
chỉ có một người bạn cùng tuổi, nhà ở bên cạnh hay sang chơi và nói
chuyện. Đó là cậu bé mà cụ Em coi như đứa cháu thứ 2 của mình, cậu bé đã
chơi với Nhẫn rất chân thành, vô tư.
"Có
lần nó bước ra ngoài hẻm gặp bọn nhậu xỉn đụng phải, xong rồi tụi nó
còn cầm cây đập vào đầu thằng Nhẫn u một cục. Bây giờ nó không dám đi
đâu hết. Cũng may có thằng bạn gần nhà chịu chơi với Nhẫn, Nhẫn cũng vui
nhiều hơn khi đi chơi với bạn." - cụ Em nói.
Người bạn thường sang chơi cùng Nhẫn.
Từ khi giảm được khoảng 10kg, Nhẫn đã có thể đi lại bình thường như bao bạn bè khác.
Cách
đây khoảng hơn 2 năm, cụ cũng được đưa lên báo một vài lần về hoàn cảnh
của mình cùng đứa cháu. Nhưng cụ đã vô cùng bức xúc khi có người nói
rằng, cụ lợi dụng cháu của mình để đi lừa gạt, xin tiền. "Tôi
đi bán vé số, mong kiếm được chút lời sống qua ngày, cái gì cũng nhờ
tới bà con cô bác có lòng hảo tâm giúp đỡ, chứ tôi có đi lừa gạt ai!?
Biết thằng Nhẫn nó làm cái gì cũng bất tiện, nhà chỉ có hai bà cháu,
buộc lòng tôi phải dắt nó đi theo cùng để dễ chăm lo.
Tôi đi bán ở chỗ nào, ai cũng biết. Có người thấy tôi già, họ thương cho miếng rau, miếng thịt tôi mừng như muốn rơi nước mắt" - cụ kể.
Sau gần chục năm
đi đây đi đó kiếm sống, chân cụ đã trở nên yếu ớt nên không thể đi bán
vé số nữa. Mỗi tháng, cụ nhận gạo, rau cải từ những người hảo tâm để
sống qua ngày. "Giờ tôi chỉ lo lắng,
chẳng biết liệu vài năm nữa có chết đi thì thằng Nhẫn phải làm sao!? Đời
tôi bất hạnh, khổ cực, nên tôi chỉ mong cháu mình sẽ có một cuộc sống
tốt hơn. Có thế tôi chết mới được an lòng..., nhưng tương lai của thằng
bé còn mông lung lắm..."
Gây xôn xao trên mạng mấy ngày nay, cậu bạn Châu Hùng Nhẫn, 15 tuổi
nặng gần 100kg có hoàn cảnh vô cùng đáng thương khi bị cả bố lẫn mẹ bỏ
rơi từ bé, hiện phải sống với bà ngoại nghèo, đã khiến không ít người
cảm động.
Những hình ảnh đáng thương của Nhẫn đã làm cư dân mạng rơi nước mắt
tớ đã lên đường đến nhà của Nhẫn để có thể hiểu hơn về hoàn cảnh của
bạn ấy. Mất hơn một tiếng từ Sài Gòn xuống thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè
vào buổi sáng sớm để đến thăm cậu bạn. Hoàn cảnh của Nhẫn thật sự đặc
biệt, nên khi hỏi thăm người dân ở thị trấn đã nhận ra ngay rồi chỉ đến
tận nhà của Nhẫn.
Nhà của Nhẫn xụp xệ nằm cuối
con hẻm nhỏ, khi thấy chúng tớ đến thăm, cụ Nguyễn Thị Em (85 tuổi) là
bà ngoại của Nhẫn liền bước ra ngoài chào đón. Cụ cởi mở, thân thiện với
chúng tớ và có những trải lòng về cuộc đời thăng trầm của mình cũng nỗi
lòng về đứa cháu đích tôn bị căn bệnh lạ.
Căn nhà nằm cuối con hẻm nhỏ lụp xụp.
Ở
cái tuổi gần đất xa trời, thay vì được con được cháu lo lắng chăm sóc.
Thì nay, một thân một mình cụ phải kiếm sống, chăm sóc cho đứa cháu trai
mắc phải chứng bệnh lạ, cụ tâm sự trong nước mắt làm chúng tớ không
khỏi xót xa.
Cụ kể, bố mẹ của Nhẫn đã bỏ rơi
bạn từ khi mới sinh ra. Mẹ lập gia đình mới, bố thì bây giờ chẳng biết
nơi đâu, để bạn ở lại cùng với bà ngoại trong căn nhà xiêu vẹo, thiếu
trước hụt sau. Từ việc ăn uống, tắm rửa hay vệ sinh cá nhân của Nhẫn
cũng do một tay cụ lo suốt mười mấy năm qua.
Cụ Nguyễn Thị Em tâm sự với chúng tớ về hoàn cảnh đứa chau trai mà cụ thương đứt ruột gan
Thân hình to lớn của Nhẫn khiến bạn ấy luôn cảm thấy mặc cảm.
Tay và chân của bạn bị chùn xuống
Hằng
ngày, cụ cầm cọc vé số cùng với đứa cháu đi khắp vùng, có khi còn xuống
tận Quận 8, Tân Thành, Bình Tây... mong bán cho được nhiều hơn. Nhưng
Nhẫn với thân hình to lớn, đi lại khó khăn, còn cụ thì đã già nên cứ hay
mệt lên mệt xuống. Có lần, cụ ngất xỉu trên xe buýt, may sao được bà
con giúp đỡ, đưa đi bệnh viện kịp thời. Cũng sau vụ đó, hoàn cảnh của cụ
và Nhẫn được nhiều người hảo tâm biết đến. Họ đã xuống tận nhà hỗ trợ
rồi vận động đưa Nhẫn vào bệnh viện điều trị.
Nhưng
sau một thời gian nằm tại bệnh viện, bác sĩ đã gửi mẫu xét nghiệm của
Nhẫn sang Pháp, Anh, Singapore,... Nhưng cuối cùng cũng không ai chuẩn
đoán được nguyên nhân khiến Nhẫn bị quá cân như hiện nay. Buộc lòng cụ
phải dắt đứa cháu về nhà vì không có đủ tiền trang trải trong bệnh viện.
Sau đó, các y tá, bác sĩ và một số người đã quyên góp xây tặng cụ ngôi
nhà sống qua ngày. Và đó chính là căn nhà mà cụ sống cho đến ngày hôm
nay.
Căn nhà được xây tặng gần chục năm nay giờ đã bị nứt vỡ khắp nơi.
Chỗ ngủ của Nhẫn và cũng là nơi mà em sinh hoạt hằng ngày.
"Hồi trước có cho thằng Nhẫn đi học lớp 1 ở trường tình thương trong
huyện. Nó toàn được điểm 10 và cái gì cũng biết. Nhưng thằng bé suốt
ngày bị bạn bè trêu chọc, đến cô giáo cũng bắt nạt nó. Thử hỏi thân hình
như nó làm sao chui vào cái ghế bé xíu như mấy đứa học sinh khác. Bởi
thế buộc lòng mỗi lần vào chỗ ngồi, nó phải kéo nhích bàn ra, xong rồi
kéo lại chỗ cũ. Chỉ vậy thôi mà cô giáo của nó trách móc, làm nó không
còn muốn đi học nữa" - cụ nghẹn nào kể.
Bây giờ hỏi Nhẫn về việc có muốn đi học lại hay không, Nhẫn liền tỏ vẻ khó chịu rồi bảo rằng: "Ghét học!". Dù
nhiều lần thuyết phục cháu đi học nhưng cuối cùng lòng cụ cũng xuôi vì
Nhẫn không thấy niềm vui khi đến trường, nói đến đây cụ lại thở dài,
khắc khoải một nỗi do dài đằng đẵng về tương lai của Nhẫn.
Do
suốt ngày ở trong nhà, ít tiếp xúc với ai vì mặc cảm với căn bệnh của
mình, khiến tính cách của Nhẫn có hơi khó gần và rất ghét người lạ. Nhẫn
chỉ có một người bạn cùng tuổi, nhà ở bên cạnh hay sang chơi và nói
chuyện. Đó là cậu bé mà cụ Em coi như đứa cháu thứ 2 của mình, cậu bé đã
chơi với Nhẫn rất chân thành, vô tư.
"Có
lần nó bước ra ngoài hẻm gặp bọn nhậu xỉn đụng phải, xong rồi tụi nó
còn cầm cây đập vào đầu thằng Nhẫn u một cục. Bây giờ nó không dám đi
đâu hết. Cũng may có thằng bạn gần nhà chịu chơi với Nhẫn, Nhẫn cũng vui
nhiều hơn khi đi chơi với bạn." - cụ Em nói.
Người bạn thường sang chơi cùng Nhẫn.
Từ khi giảm được khoảng 10kg, Nhẫn đã có thể đi lại bình thường như bao bạn bè khác.
đây khoảng hơn 2 năm, cụ cũng được đưa lên báo một vài lần về hoàn cảnh
của mình cùng đứa cháu. Nhưng cụ đã vô cùng bức xúc khi có người nói
rằng, cụ lợi dụng cháu của mình để đi lừa gạt, xin tiền. "Tôi
đi bán vé số, mong kiếm được chút lời sống qua ngày, cái gì cũng nhờ
tới bà con cô bác có lòng hảo tâm giúp đỡ, chứ tôi có đi lừa gạt ai!?
Biết thằng Nhẫn nó làm cái gì cũng bất tiện, nhà chỉ có hai bà cháu,
buộc lòng tôi phải dắt nó đi theo cùng để dễ chăm lo.
Tôi đi bán ở chỗ nào, ai cũng biết. Có người thấy tôi già, họ thương cho miếng rau, miếng thịt tôi mừng như muốn rơi nước mắt" - cụ kể.
Sau gần chục năm
đi đây đi đó kiếm sống, chân cụ đã trở nên yếu ớt nên không thể đi bán
vé số nữa. Mỗi tháng, cụ nhận gạo, rau cải từ những người hảo tâm để
sống qua ngày. "Giờ tôi chỉ lo lắng,
chẳng biết liệu vài năm nữa có chết đi thì thằng Nhẫn phải làm sao!? Đời
tôi bất hạnh, khổ cực, nên tôi chỉ mong cháu mình sẽ có một cuộc sống
tốt hơn. Có thế tôi chết mới được an lòng..., nhưng tương lai của thằng
bé còn mông lung lắm..."