Nhắn tin đã trở thành một việc làm thường ngày của teen để liên lạc với bạn bè, tuy nhiên, việc tưởng chừng đơn giản này lại có khá nhiều lỗi mà teen mắc phải, khiến người nhận tin nhắn phải "nhăn mặt".
Chữ ký gây hiểu nhầm
Bình thường, những kí hiệu được sắp xếp xinh xinh cuối mỗi tin nhắn làm cho những dòng tin nhắn không quá cụt ngủn khi chủ nhân là người kiệm lời, ít văn chương, và làm cho những tin dài trở nên có mở có kết hơn. Teen mình thường cài một vài từ tiếng Anh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của bản thân, những chữ cái in hoa ghi biệt danh, tên viết tắt, và những hình kí hiệu mặt cười, mặt khóc, trăng, sao,…
Thế nhưng, không ít bạn, chẳng phải lý do gì cũng gài những dòng status giật gân, khiến bạn bè không khỏi hiểu nhầm.
Thu Hồng (19t) kể lại: “Một lần mình nhận được tin nhắn của đứa em, nội dung thì vẫn như bình thường, hỏi han sức khỏe, tình hình học tập. đến lúc nhìn thấy dòng status “I want to cry, I want to die” mình cứ tưởng con bé có chuyện gì buồn nên nghĩ quẩn, vội vàng gọi lại, nhưng chỉ nhận được tràng cười khanh khách, và giọng nói tỉnh bơ: "em có chuyện gì đâu, để dòng đó cho mới lạ một chút thôi mà". Làm mình một phen chột dạ. Mới lạ thì đúng thật, nhưng để status như thế, mình thân quen thì không sao, chứ người lạ mà đọc được thế nào cũng nghĩ bé đó có vấn đề”.
Tối giản các con chữ
Không thể phủ nhận việc viết tắt một vài từ ngữ quen thuộc giúp tin nhắn ngắn gọn hơn nhiều. Đối với một số dòng điện thoại có chế độ tách tin nhắn làm hai, làm ba tin khi nội dung quá dài, viết tắt còn là sự lựa chọn hữu hiệu giúp teen tiết kiệm ngân sách.
Thường những chữ viết tắt đã được cộng đồng teen quy định sẵn và rất được ưa chuộng. Chúng khá dễ hiểu, không dài dòng mà vẫn đảm bảo lượng thông tin cần và đủ cho người nhận. Tuy nhiên, một số teen gửi những dòng siêu tối giản khiến bạn bè cứ phải gọi là căng cơ mắt, lên dây cót não mà vẫn không sao hiểu được.
Sính tiếng Anh
Kèm thêm một vài từ ngữ, câu tiếng Anh thông dụng thay cho lời đối đáp bằng tiếng Việt khiến cuộc trò chuyện, những dòng tin nhắn như được pha thêm chút “tây”, chút sinh động, dễ nói hơn.
Một vài từ như hello, hi, bye, sorry, thanks,… đi vào lớp từ vựng của giới trẻ từ lâu, là từ cửa miệng, được sử dụng thậm chí nhiều hơn cả tiếng mẹ đẻ mang nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, trong giới trẻ, chuộng tiếng anh nhất lại là các cặp gà bông, ngoài nhưng từ ngữ nêu trên còn có một số cụm từ mà nhóm trẻ này hay sử dụng như I miss you, love you forever, see you later,… cũng được sử dụng nhiều không kém.
Thanh Mai (18t) cho biết: “Khi yêu nhau, thỉnh thoảng người ta vẫn dùng một số từ tiếng anh để tránh dài dòng, nhàm chán. Đặc biệt còn kích thích trí tò mò của đối phương nếu như người ấy gà mờ tiếng anh”.
Nhưng không phải ai muốn dùng tiếng anh cũng đều dễ dàng rập khuôn. Có những teen, muốn gửi tới nửa kia những dòng thật tình cảm, những lời có cánh nhưng kém ngoại ngữ bèn cầu viện bạn bè, hỏi hết người này người nọ, kiểm tra đi kiểm tra lại xem câu tiếng anh đó đúng hay chưa, có câu nào hay hơn không nhiều khi dẫn đến phiền phức, khó hiểu, khó dịch cho cả người giúp, cả gà bông.
Bấm sai chính tả
Lỗi nhắn tin này không phổ biến như những trường hợp nêu trên, nhưng lại là lỗi nghiêm trọng nhất. Một số teen vì vô tình nên sai lỗi chính tả, khiến cho người nhận phải “ngao ngán” khi đọc tin.
Ngoài nội dung thì hình thức của những con chữ trong tin nhắn cũng rất quan trọng. Đừng để mọi người chùn mắt, lắc đầu e ngại rồi hiểu nhầm thông điệp bạn muốn truyền đạt, teen nhé.
Chữ ký gây hiểu nhầm
Bình thường, những kí hiệu được sắp xếp xinh xinh cuối mỗi tin nhắn làm cho những dòng tin nhắn không quá cụt ngủn khi chủ nhân là người kiệm lời, ít văn chương, và làm cho những tin dài trở nên có mở có kết hơn. Teen mình thường cài một vài từ tiếng Anh thể hiện cảm xúc, tâm trạng của bản thân, những chữ cái in hoa ghi biệt danh, tên viết tắt, và những hình kí hiệu mặt cười, mặt khóc, trăng, sao,…
Thế nhưng, không ít bạn, chẳng phải lý do gì cũng gài những dòng status giật gân, khiến bạn bè không khỏi hiểu nhầm.
Thu Hồng (19t) kể lại: “Một lần mình nhận được tin nhắn của đứa em, nội dung thì vẫn như bình thường, hỏi han sức khỏe, tình hình học tập. đến lúc nhìn thấy dòng status “I want to cry, I want to die” mình cứ tưởng con bé có chuyện gì buồn nên nghĩ quẩn, vội vàng gọi lại, nhưng chỉ nhận được tràng cười khanh khách, và giọng nói tỉnh bơ: "em có chuyện gì đâu, để dòng đó cho mới lạ một chút thôi mà". Làm mình một phen chột dạ. Mới lạ thì đúng thật, nhưng để status như thế, mình thân quen thì không sao, chứ người lạ mà đọc được thế nào cũng nghĩ bé đó có vấn đề”.
Tối giản các con chữ
Không thể phủ nhận việc viết tắt một vài từ ngữ quen thuộc giúp tin nhắn ngắn gọn hơn nhiều. Đối với một số dòng điện thoại có chế độ tách tin nhắn làm hai, làm ba tin khi nội dung quá dài, viết tắt còn là sự lựa chọn hữu hiệu giúp teen tiết kiệm ngân sách.
Thường những chữ viết tắt đã được cộng đồng teen quy định sẵn và rất được ưa chuộng. Chúng khá dễ hiểu, không dài dòng mà vẫn đảm bảo lượng thông tin cần và đủ cho người nhận. Tuy nhiên, một số teen gửi những dòng siêu tối giản khiến bạn bè cứ phải gọi là căng cơ mắt, lên dây cót não mà vẫn không sao hiểu được.
Sính tiếng Anh
Kèm thêm một vài từ ngữ, câu tiếng Anh thông dụng thay cho lời đối đáp bằng tiếng Việt khiến cuộc trò chuyện, những dòng tin nhắn như được pha thêm chút “tây”, chút sinh động, dễ nói hơn.
Một vài từ như hello, hi, bye, sorry, thanks,… đi vào lớp từ vựng của giới trẻ từ lâu, là từ cửa miệng, được sử dụng thậm chí nhiều hơn cả tiếng mẹ đẻ mang nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, trong giới trẻ, chuộng tiếng anh nhất lại là các cặp gà bông, ngoài nhưng từ ngữ nêu trên còn có một số cụm từ mà nhóm trẻ này hay sử dụng như I miss you, love you forever, see you later,… cũng được sử dụng nhiều không kém.
Thanh Mai (18t) cho biết: “Khi yêu nhau, thỉnh thoảng người ta vẫn dùng một số từ tiếng anh để tránh dài dòng, nhàm chán. Đặc biệt còn kích thích trí tò mò của đối phương nếu như người ấy gà mờ tiếng anh”.
Nhưng không phải ai muốn dùng tiếng anh cũng đều dễ dàng rập khuôn. Có những teen, muốn gửi tới nửa kia những dòng thật tình cảm, những lời có cánh nhưng kém ngoại ngữ bèn cầu viện bạn bè, hỏi hết người này người nọ, kiểm tra đi kiểm tra lại xem câu tiếng anh đó đúng hay chưa, có câu nào hay hơn không nhiều khi dẫn đến phiền phức, khó hiểu, khó dịch cho cả người giúp, cả gà bông.
Bấm sai chính tả
Lỗi nhắn tin này không phổ biến như những trường hợp nêu trên, nhưng lại là lỗi nghiêm trọng nhất. Một số teen vì vô tình nên sai lỗi chính tả, khiến cho người nhận phải “ngao ngán” khi đọc tin.
Ngoài nội dung thì hình thức của những con chữ trong tin nhắn cũng rất quan trọng. Đừng để mọi người chùn mắt, lắc đầu e ngại rồi hiểu nhầm thông điệp bạn muốn truyền đạt, teen nhé.