Hôm thứ 3 vừa qua chính quyền bang Tamil Nadu của Ấn Độ đã đình chỉ 2 bác sỹ và 7 nhân viên y tế khác vì tội tắc trách khi để cho lũ chuột gặm thi hài của một bé sơ sinh.
Bé sơ sinh mới 11 ngày tuổi đã chết sau khi chiến đấu giành sự sống trong lồng kính tại bệnh viện Bà mẹ Trẻ em Kasturba Gandhi ở thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu.
Bố mẹ của bé phát hiện ra những vết thương trầm trọng trên mặt bé khi thi thể bé được chuyển cho họ. Họ sau đó đã khẳng định những vết thương đó chính là vết chuột gặm.
Thủ hiến bang Tamil Nadu, bà J.Jayalalithaa đã thừa nhận sai sót trong trách nhiệm của các nhân viên bệnh viện đồng thời cũng yêu cầu Sở y tế tiến hành xử lý những người có lỗi trong vụ việc.
Bà cho biết thi thể của em bé đã không được bệnh viện giữ gìn an toàn trong nhà xác và đáng lẽ ra đã phải được giao lại ngay cho gia đình.
Sau vụ việc, hàng loạt các hướng dẫn về cách phòng chống các loài gặm nhấm trong bệnh viện được đưa ra như đặt bẫy, cấm ăn uống ngoài căn tin và thăm viếng bệnh nhân vào giờ quy định. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng được điều động thêm để giữ vệ sinh cho bệnh viện.
Tuy vậy, các bác sỹ lại cho rằng bé sơ sinh bị nhiễm trùng máu ngay khi bị sinh non. Họ nói da của bé tróc ra chính là do nguyên nhân nhiễm trùng máu.
Bé sơ sinh mới 11 ngày tuổi đã chết sau khi chiến đấu giành sự sống trong lồng kính tại bệnh viện Bà mẹ Trẻ em Kasturba Gandhi ở thành phố Chennai, thủ phủ bang Tamil Nadu.
Bố mẹ của bé phát hiện ra những vết thương trầm trọng trên mặt bé khi thi thể bé được chuyển cho họ. Họ sau đó đã khẳng định những vết thương đó chính là vết chuột gặm.
Thủ hiến bang Tamil Nadu, bà J.Jayalalithaa đã thừa nhận sai sót trong trách nhiệm của các nhân viên bệnh viện đồng thời cũng yêu cầu Sở y tế tiến hành xử lý những người có lỗi trong vụ việc.
Bà cho biết thi thể của em bé đã không được bệnh viện giữ gìn an toàn trong nhà xác và đáng lẽ ra đã phải được giao lại ngay cho gia đình.
Sau vụ việc, hàng loạt các hướng dẫn về cách phòng chống các loài gặm nhấm trong bệnh viện được đưa ra như đặt bẫy, cấm ăn uống ngoài căn tin và thăm viếng bệnh nhân vào giờ quy định. Bên cạnh đó, các nhân viên cũng được điều động thêm để giữ vệ sinh cho bệnh viện.
Tuy vậy, các bác sỹ lại cho rằng bé sơ sinh bị nhiễm trùng máu ngay khi bị sinh non. Họ nói da của bé tróc ra chính là do nguyên nhân nhiễm trùng máu.