Loài khủng long này có tên khoa học
là Sinocalliopteryx gigas. Đây là loài thú săn mồi có kích thước gần như
một con sói, dài 2 mét, có lông xù che toàn thân để giữ ấm.
Cách
ngày nay khoảng 120 triệu năm, khu vực tìm thấy hóa thạch này là vùng
rừng rậm ẩm thấp, hệ động vật rất đa dạng từ loài khủng long, chim cho
đến tổ tiên của cá sấu. Có nhiều hoạt động núi lửa tại khu vực này và
những đợt phun trào định kỳ đã chôn vùi cũng như lưu giữa lại xác những
loài thú trong giai đoạn này.
Trong
2 mẩu hóa thạch mà các nhà khoa học tìm thấy, một mẩu hóa thạch trong
tình trạng nguyên vẹn và được bảo quản khá tốt, bên trong bao tử là một
con khủng long khác, nhỏ hơn, có lông và kích thước như con mèo, có tên
khoa học là Sinornithosaurus.
Hóa thạch còn lại
không hoàn chỉnh có chứa 2 con chim kích thước như con quạ trong bao tử,
có tên khoa học là Confuciusornis. Đây là loài thú bay chậm và không
bay được lâu, cùng với những mảnh xương bị ăn mòn của những con khủng
long khác.
Phil Bell, nhà cổ sinh vật học tại Canada cho
LiveScience biết: “Những gì còn sót trong bao tử của hóa thạch này là
bằng chứng của sự tương tác sinh động giữa các loài vật, vốn rất hiếm
thấy ở hóa thạch”.
Hiện vẫn chưa rõ loài khủng long này đi săn
mồi để có những bữa ăn như thế hay chúng chỉ đào bới tìm xác con mồi.
Nhưng có một điều rõ ràng là chúng đã ăn 2 con chim cùng một lúc. Việc
biết lựa chọn con mồi và bắt cả những loài thú bay lượn cho thấy chúng
là những thợ săn cừ khôi và biết rình rập.
“Rất nhiều người xem
hóa thạch chỉ là những vật vô tri, khó hình dung được sự sinh động của
chúng. Nên khi chúng tôi có những mẩu hóa thạch như thế này, thật sự
chúng đã thổi hồn vào những hóa thạch”, Bell cho biết.
là Sinocalliopteryx gigas. Đây là loài thú săn mồi có kích thước gần như
một con sói, dài 2 mét, có lông xù che toàn thân để giữ ấm.
Cách
ngày nay khoảng 120 triệu năm, khu vực tìm thấy hóa thạch này là vùng
rừng rậm ẩm thấp, hệ động vật rất đa dạng từ loài khủng long, chim cho
đến tổ tiên của cá sấu. Có nhiều hoạt động núi lửa tại khu vực này và
những đợt phun trào định kỳ đã chôn vùi cũng như lưu giữa lại xác những
loài thú trong giai đoạn này.
Trong
2 mẩu hóa thạch mà các nhà khoa học tìm thấy, một mẩu hóa thạch trong
tình trạng nguyên vẹn và được bảo quản khá tốt, bên trong bao tử là một
con khủng long khác, nhỏ hơn, có lông và kích thước như con mèo, có tên
khoa học là Sinornithosaurus.
Hóa thạch còn lại
không hoàn chỉnh có chứa 2 con chim kích thước như con quạ trong bao tử,
có tên khoa học là Confuciusornis. Đây là loài thú bay chậm và không
bay được lâu, cùng với những mảnh xương bị ăn mòn của những con khủng
long khác.
Phil Bell, nhà cổ sinh vật học tại Canada cho
LiveScience biết: “Những gì còn sót trong bao tử của hóa thạch này là
bằng chứng của sự tương tác sinh động giữa các loài vật, vốn rất hiếm
thấy ở hóa thạch”.
Hiện vẫn chưa rõ loài khủng long này đi săn
mồi để có những bữa ăn như thế hay chúng chỉ đào bới tìm xác con mồi.
Nhưng có một điều rõ ràng là chúng đã ăn 2 con chim cùng một lúc. Việc
biết lựa chọn con mồi và bắt cả những loài thú bay lượn cho thấy chúng
là những thợ săn cừ khôi và biết rình rập.
“Rất nhiều người xem
hóa thạch chỉ là những vật vô tri, khó hình dung được sự sinh động của
chúng. Nên khi chúng tôi có những mẩu hóa thạch như thế này, thật sự
chúng đã thổi hồn vào những hóa thạch”, Bell cho biết.
Theo 24h