Có khá nhiều lỗi khi trò chuyện, tán gẫu vói bạn bè mà chúng ta thường mắc phải đấy. Nhưng không phải ai cũng nhận ra được lỗi của mình.
Khư khư một mình một quan điểm
Bạn đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề nào đó dù chưa rõ điều bạn đề cập tới liệu có đúng hay không, nhưng bạn kiên quyết bảo vệ nó tới cùng. Bạn bác bỏ, phủ nhận ý quan điểm của người khác không thương tiếc, cho đến khi tất cả mọi người phải đồng tình với bạn, hoặc không thể “đấu” lại lí lẽ của bạn mới thôi.
Bạn bè tránh xa bạn vì: bạn bảo thủ. Coi mình là số 1, bạn xem thường, không biết lắng nghe ý kiến hoặc lời góp ý từ mọi hướng.
Chê bai không thương tiếc
Lũ bạn đang say sưa tám về các thần tượng K-pop, bộ phim Hàn đang hot, vài câu: “ôi dào, mấy bà đấy hát chuối cả nải!”, “phim đấy mà cũng xem được, tôi xem tập đầu là chán, nhạt như nước ốc” chêm vào. Hay khi tụi con trai đang bàn tán về game, đấy không phải là sở thích của bạn, bạn bồi một câu xanh rờn: “chơi mấy trò đấy chán phèo, các ông chỉ giỏi phí thời gian!” hoặc những lời tương tự, đảm bảo bạn sẽ bị cả hội ra rìa luôn.
Lí do: ai cũng có những thú vui riêng, bạn không thể ép mọi người phải có sở thích như bạn được. Có thể bạn chỉ vô tình buột miệng cho có chuyện, nhưng khi cả nhóm đang rất sôi nổi mà bị bạn dội một gáo nước bằng những nhận xét vu vơ thì bạn sẽ là nạn nhân của những ánh mắt liếc xéo, những cái chép miệng khó ưa đấy. Bạn có thể chọn cách không tham gia thay vì cứ lớn tiếng chê bai, xét nét nọ kia. Tôn trọng những gì người khác nói, cũng chính là tôn trọng bản thân họ.
Xen vào giữa.
Hành động: cả nhóm đang vui vẻ nói cười, bạn từ đâu xông tới nói oang oang về một chủ đề chẳng liên quan. Chẳng hạn, cả hội đang cao hứng bàn về chủ đề ẩm thực, bạn nhảy vào, cướp lời mọi người một cách vô duyên, thao thao bất tuyệt một hồi về vấn đề giới tính tuổi mới lớn.
Mọi người ái ngại vì thói cư xử tùy tiện của bạn, chẳng có phép tắc gì cả! Chí ít bạn cũng phải để mọi người nói hết lượt lời của mình đã chứ, cho dù bạn có giải thích vì muốn không khí sôi nổi hơn, mọi người tích cực hơn đi chăng nữa thì chỉ nhận được những ánh mắt thiếu thiện cảm từ bạn bè mà thôi.
Nói tục
Cứ vấn đề gì hơi hóc búa, hay bạn không tán đồng ý kiến của ai đó, bạn tỏ thái độ của mình bằng cách “bắn ráp tằng tằng” chẳng hề ngại ngùng giữa thanh thiên bạch nhật.
Mọi người không muốn tiếp chuyện bạn vì: bạn khiến họ ngượng đỏ mặt mỗi khi bạn chêm xem những từ ngữ thô thiển, tục tĩu. Dù bạn nói rất hay, có những nhận xét rất tích cực, đầy tính xây dựng, thì vẫn rất khó để mọi người có đủ kiên nhẫn cảm thụ những gì bạn nói. Lời hay đi kèm với lẽ phải mà, bạn đừng ép lẽ phải sóng đôi với lời thô thiển nhé.
Ba phải
Tất cả những cuộc chém gió diễn ra đều phải có ý kiến qua lại, có phản hồi, giải thích, người đúng người sai. Bạn không có vốn kiến thức về những lĩnh vực đang được bàn luận hoặc cũng có thể đơn giản là bạn không muốn tranh luận, phân bua phải trái vì sợ làm mất lòng bạn bè. Và thế là… bạn ngồi gật gù làm ra vẻ rất hiểu, không ngừng tuôn ra một tràng à, thế á, ừ, đúng đấy, tớ ủng hộ 100%,… dù không biết thực hư những ý kiến được đưa ra.
Ban đầu, mọi người thích thú vì bạn rất biết lắng nghe, và đồng tình với họ. Nhưng càng về sau, mọi người càng thấy bạn tẻ nhạt: không có chính kiến riêng “quan tám cùng ừ, quan tư cũng gật”.
Khư khư một mình một quan điểm
Bạn đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề nào đó dù chưa rõ điều bạn đề cập tới liệu có đúng hay không, nhưng bạn kiên quyết bảo vệ nó tới cùng. Bạn bác bỏ, phủ nhận ý quan điểm của người khác không thương tiếc, cho đến khi tất cả mọi người phải đồng tình với bạn, hoặc không thể “đấu” lại lí lẽ của bạn mới thôi.
Bạn bè tránh xa bạn vì: bạn bảo thủ. Coi mình là số 1, bạn xem thường, không biết lắng nghe ý kiến hoặc lời góp ý từ mọi hướng.
Chê bai không thương tiếc
Lũ bạn đang say sưa tám về các thần tượng K-pop, bộ phim Hàn đang hot, vài câu: “ôi dào, mấy bà đấy hát chuối cả nải!”, “phim đấy mà cũng xem được, tôi xem tập đầu là chán, nhạt như nước ốc” chêm vào. Hay khi tụi con trai đang bàn tán về game, đấy không phải là sở thích của bạn, bạn bồi một câu xanh rờn: “chơi mấy trò đấy chán phèo, các ông chỉ giỏi phí thời gian!” hoặc những lời tương tự, đảm bảo bạn sẽ bị cả hội ra rìa luôn.
Lí do: ai cũng có những thú vui riêng, bạn không thể ép mọi người phải có sở thích như bạn được. Có thể bạn chỉ vô tình buột miệng cho có chuyện, nhưng khi cả nhóm đang rất sôi nổi mà bị bạn dội một gáo nước bằng những nhận xét vu vơ thì bạn sẽ là nạn nhân của những ánh mắt liếc xéo, những cái chép miệng khó ưa đấy. Bạn có thể chọn cách không tham gia thay vì cứ lớn tiếng chê bai, xét nét nọ kia. Tôn trọng những gì người khác nói, cũng chính là tôn trọng bản thân họ.
Xen vào giữa.
Hành động: cả nhóm đang vui vẻ nói cười, bạn từ đâu xông tới nói oang oang về một chủ đề chẳng liên quan. Chẳng hạn, cả hội đang cao hứng bàn về chủ đề ẩm thực, bạn nhảy vào, cướp lời mọi người một cách vô duyên, thao thao bất tuyệt một hồi về vấn đề giới tính tuổi mới lớn.
Mọi người ái ngại vì thói cư xử tùy tiện của bạn, chẳng có phép tắc gì cả! Chí ít bạn cũng phải để mọi người nói hết lượt lời của mình đã chứ, cho dù bạn có giải thích vì muốn không khí sôi nổi hơn, mọi người tích cực hơn đi chăng nữa thì chỉ nhận được những ánh mắt thiếu thiện cảm từ bạn bè mà thôi.
Nói tục
Cứ vấn đề gì hơi hóc búa, hay bạn không tán đồng ý kiến của ai đó, bạn tỏ thái độ của mình bằng cách “bắn ráp tằng tằng” chẳng hề ngại ngùng giữa thanh thiên bạch nhật.
Mọi người không muốn tiếp chuyện bạn vì: bạn khiến họ ngượng đỏ mặt mỗi khi bạn chêm xem những từ ngữ thô thiển, tục tĩu. Dù bạn nói rất hay, có những nhận xét rất tích cực, đầy tính xây dựng, thì vẫn rất khó để mọi người có đủ kiên nhẫn cảm thụ những gì bạn nói. Lời hay đi kèm với lẽ phải mà, bạn đừng ép lẽ phải sóng đôi với lời thô thiển nhé.
Ba phải
Tất cả những cuộc chém gió diễn ra đều phải có ý kiến qua lại, có phản hồi, giải thích, người đúng người sai. Bạn không có vốn kiến thức về những lĩnh vực đang được bàn luận hoặc cũng có thể đơn giản là bạn không muốn tranh luận, phân bua phải trái vì sợ làm mất lòng bạn bè. Và thế là… bạn ngồi gật gù làm ra vẻ rất hiểu, không ngừng tuôn ra một tràng à, thế á, ừ, đúng đấy, tớ ủng hộ 100%,… dù không biết thực hư những ý kiến được đưa ra.
Ban đầu, mọi người thích thú vì bạn rất biết lắng nghe, và đồng tình với họ. Nhưng càng về sau, mọi người càng thấy bạn tẻ nhạt: không có chính kiến riêng “quan tám cùng ừ, quan tư cũng gật”.