Lần hai gặp lại, tôi vẫn không biết cậu ấy là ai, nhưng tôi vẫn nhìn cậu
ấy thật lâu và vẫn ước thời gian ngừng lại. Cảm giác này là gì? Có phải
tôi thích cậu ấy rồi không?
Một chiều tháng 7 nắng chói chang, khi tôi đang cáu kỉnh bò về nhà và
nghĩ đến đống deadline kinh khủng sắp tới, tôi đã gặp cậu con trai đó.
Cậu ta đứng ngược chiều với tôi, chúi mặt vào chiếc Leica xám bạc. Mặc
một chiếc Tshirt xanh dương, quần bò dáng cũ rộng thùng, vòng tay và
giày cùng tone xanh đậm. Giống các photographer bình thường khác tôi vẫn
gặp, cậu không ăn vận cầu kì. Nhưng mà,so với trăm người trên phố lúc
bấy giờ, cậu ta vẫn đặc biệt hơn. Hoặc là, vì tôi nghĩ như thế.
Cậu
con trai ấy thản nhiên đứng giữa cái nắng cháy da, ống kính chớp liên
tục. Điều đó khiến tôi khó chịu. Tôi biết, cậu ta không phải loại tập
tọe cầm máy ảnh để đi tán gái. Những đứa nhạt nhẽo như thế thường không
dám dùng máy ảnh Đức. Nhưng cái cách cậu ta chụp một cách bừa phứa, vô
tội vạ với chiếc Leica huyền thoại, khiến tôi thấy ngứa ngáy. Leica
không thông dụng như Nikon hay Canon, nó ẩm ương, lắm chuyện và vô cùng
kén người dùng.
Nắng khiến lưng tôi rát phát điên, còn cậu ấy
thì cứ chường cái mặt trước nắng mà bấm máy lia lịa. Người khác thì đi
theo hướng nắng đổ, còn cậu con trai ấy thì đi ngược chiều nắng. Người
khác muốn chạy đến chỗ râm, cậu ấy thì cứ lao đầu về nơi nắng nhất và
nóng nhất. Cậu ta vừa có vẻ điềm đạm, lại vừa có gì đấy không thể kiểm
soát nổi. Tôi bỗng nhớ đến con mèo lười ở nhà của mình, suốt ngày lim
dim nằm dài sưởi nắng. À... cũng lâu rồi tôi không về nhà thì phải... Ý
nghĩ ấy, dù tích cực hay tiêu cực, cũng khiến tôi nở nụ cười hiếm hoi
trong ngày hè nóng bức. Đúng lúc đó, cậu con trai lạ mặt kia xoay ống
kính về phía tôi.
Chụp tôi ư? Không. Cậu ấy chỉ đang tiếp tục
công việc chụp mây trời khó hiểu thôi. Chúa ơi. Việc cỏn con vậy mà đã
suýt nữa đã làm tôi nghẹn... trà. Là vì chiếc Leica hiếm có và đẹp mê
muội đó? Hay là vì trời nắng quá gay gắt? Hay là ... Gì nữa đây? Chúa
ơi, cậu ấy đang đi về phía này. Chậm dần, từng bước một. Mắt vẫn không
quên dõi theo máy ảnh. Cậu ấy còn ba bước nữa. Hai bước. Một bước
rưỡi... Tôi không biết cậu ấy là ai, tôi chỉ biết cậu con trai đi ngược
chiều nắng ấy sắp bước qua tôi. Và đơn giản, tôi không hề muốn điều đó
xảy ra. Vậy nên, khi cậu ấy vừa sượt qua tôi...
- Ê! – Tiếng gọi
vô nghĩa cộc lốc ấy vụt ra khỏi miệng trước cả khi tôi suy nghĩ nên nói
gì. Nhanh đến mức tôi còn không biết mình đã nói nó với ngữ điệu đáng
xấu hổ như thế nào nữa. Trời ơi, tôi có thể nói “A”, hay gọi “Này bạn
ơi” cơ mà, sao lại là cái tiếng "Ê" thô kệch như thế chứ. Điên mất.
Ống
máy còn chưa kịp gỡ xuống, cậu con trai đó cũng giật mình quay sang
nhìn tôi. Trong một khoảnh khắc, tôi đã biết vì sao cậu ấy đi ngược
nắng.
Trước mắt tôi là hai con mắt đã đỏ hoe và sưng húp tự bao
giờ. Lặng người trong một thoáng. Rất nhanh, chỉ bối rối một chút thôi,
cậu con trai ấy lại tiếp tục nhìn vào chiếc Leica và bước đi tiếp. Hóa
ra, tôi chưa hâm đến mức chú ý một thằng con trai bình thường chỉ vì nó
có trên tay một chiếc máy đẹp.
- Bạn là photographer à?
- Bây giờ thì không.
Cậu
ấy giơ tay vẫy tôi khi đã quay người bước đi. Hút rột nốt hột trân châu
cuối cùng, tôi thấy khó chịu kinh khủng. Nắng hong khô má cậu chứ đâu
có làm dịu đôi mắt và trái tim cậu đâu.
9 missing calls cho một buổi chiều nắng. Nhưng tôi không cáu gắt gì điều đó nữa.
Làm
mãi vẫn chưa xong đơn giá của tháng và câu hỏi ôn tập kì hè, hai mắt
tôi đã muốn díu chặt vào nhau. Lật đật rời ghế đi tìm coffee, tôi chợt
dừng lại nơi hộc bàn cũ. Gần 2 năm, tôi chôn vùi một góc trái tim mình ở
đây, một chút niềm vui, một chút nỗi buồn và một chút nước mắt. Mở
ngăn, vài hạt bụi nhẹ bay bay. Tay vuốt nhẹ chiếc máy Praktica ngày nào,
từng dòng hồi ức sâu thẳm cũng như động đậy theo. Đó là hồi ức về những
ngày tháng mê tít máy ảnh Đức, thích thú với quá trình vật lộn với ống
kính nhỏ cũng như độ chỉnh sáng và cách sử dụng quái ác của dòng máy
này.
Kỉ niệm về những ngày ôm cả Praktica đi ngủ, rồi hình ảnh
con bé17 tuổi lớn tồng ngồng, cầm máy ảnh dưới nắng hè gay gắt, mặt
nhoèn nhoẹt nước. Nó không ngừng nhìn lên trời, nhìn lên nắng mà khóc.
Nó đủ lớn để hiểu: khi buồn thì hãy cứ khóc đi, ém nhẹm trong lòng chỉ
khiến mình thêm bức bách. Nhưng nó cũng đủ mạnh mẽ để biết: Ngay khi nó
đang khóc, nó phải học cách đứng lên luôn rồi. Nửa nó muốn ai đó thấy nó
đang khóc để chạy lại ủi an, nửa lại nhờ ông trời mau mau hong khô nước
mắt của nó.
Nhắm mắt lại, tim đau nhói lên một vệt dài. Đôi mắt
đỏ hoe gặp bâng quơ lúc chiều của cậu con trai đó lại hiện lên. Cậu ấy
thậm chí còn giấu tất cả sau ống kính. Nỗi đau và thương tổn, quả nhiên
là nam châm hút người lạivới người khá mạnh mẽ. Hộc bàn đó, phải rồi,
không phải là “một chút” đâu, mà là rất nhiều. Chỉ khi kéo nó ra rồi,
tôi mới nhận ra được điều giản đơn đó. Quá khứ, dù muộn phiền hay vui
vẻ, đều không dễ quên đi và cũng không nên giấu kín như thế. Quá khứ là
nước mắt hay nụ cười, đều rất đáng được trân trọng.
Thôi không
pha coffe nữa, tôi tắt lap, xếp gọn lại giấy tờ. Tối hôm đó, sau hai năm
ròng, tôi lại hôn Praktica trước khi đi ngủ. Và ngủ rất ngon. Có một
giấc mơ đẹp nữa? Cậu con trai ấy vẫn đi ngược chiều nắng, nhưng trên đầu
đã đội một chiếc mũ lưỡi trai đỏ chót, và, đi cùng với tôi.
Những
ngày sau đó, tôi vẫn tất bật, với N đen, với bài vở, với Viking. Chỉ
là, có gì đó bình lặng hơn. Tôi thả bộ nhiều hơn một chút, và đi chậm
hơn một tẹo. Cũng không hẳn chỉ để gặp lại photographer kia. Vì thỉnh
thoảng, tôi cũng thích thú mỉm cười trên phố khi bắt gặp hai đứa trẻ con
chí chóe trên đường, thấy nụ cười của bác trai nào đó khi nhận được
điện thoại của vợ, hay cái nhìn ngẩn ngơ tiếc nuối của một vài cô gái
khi đi qua shop đồ mình yêu thích. Tôi tìm lại được phần nào cái cảm
giác thiếu thiếu nếu một ngày không mang Praktica theo mình. Tôi bắt đầu
đeo dây và bấm máy lại nhiều hơn một chút. Thỉnh thoảng, khi đang ngắm
góc, trong tôi lại vẩn vơ cái suy nghĩ: “Nếu là cậu ấy, cậu ấy sẽ nghĩ
như thế nào nhỉ?” Những bức ảnh chụp khi đó, thường khá đẹp. Hoặc là, vì
tôi nghĩ như thế.
19 năm, lần đầu tiên nghe điện thoại con gái
chỉ để nghe kể chuyện hôm nay nay của nó, bố tôi cứ ngẩn người ra. Khiến
tôi vốn dĩ đã ngại ngùng rồi, lại càng ngắc ngứ tợn. Nhưng rồi cũng nói
khẽ được câu “Chủ nhật này con về bố nhé”, mà không cần bố chủ động gọi
về.
Trước đây, tôi hay thấy mình giống nhân vật chính trong thơ
Nguyễn Phong Việt. Nhưng giờ đây, tôi, cô gái 19 tuổi, lần đầu tiên tự
thấy mình cũng có thể thành nhân vật phản diện xuất sắc. Đó là vai khi
tôi dừng lại, hoặc là chạy theo và níu vai, hỏi bâng quơ người nào đó
lần đầu tiên tôi gặp: “Hey, có phải chúng ta từng quen nhau từ ngày
xưa?” với đôi mắt tròn xoe mừng rỡ: "Này, kiếp trước chúng ta từng hẹn
hò nhau rồi đấy” hay cái gì đấy đại loại như thế. Tất nhiên, nếu như tôi
đóng cùng cậu con trai đi ngược nắng kia cơ.
Có những người, chỉ vô tình lướt qua mình trên đường đời, vẫn có thể để lại một dấu ấn thật sâu đậm.
Tháng
8 về, tôi cũng bắt đầu nhớ đến việc đọc sách. Và tôi tìm về thiên đường
một thời của mình – tầng hai cũ kĩ của ngôi nhà nhỏ trong ngõ Đinh Lễ.
Chào bác gái xong, tôi hí hửng bước vào, cứ tưởng mình là khách hàng đầu
tiên. Ai dè, đã có người ở đây rồi. Đó là một cậu con trai, đang đứng
tựa vào chồng sách khổng lồ, tay cầm quyển sách gì đấy ghi loáng thoáng
Classical, Photograph, Germany.
Tôi tròn mắt. Cậu con trai đó...
Cậu con trai tôi kiếm tìm bâng quơ suốt cả mùa hè kia rồi. Lạy Chúa.
Trong một khoảnh khắc, tôi đã tin vào Định mệnh. Vuốt nhẹ mấy đầu sách
không rõ tên ở gian bên này, tôi vờ ngẩng đầu quanh quất tìm một cái gì
đó. Thỉnh thoảng lại liếc nhẹ về phía cậu ấy. Ai mà ngờ được lại thấy
cậu ở đây vào lúc này cơ chứ? Tôi hít một hơi thật dài, nơron thần kinh
chạy điên loạn để xem nên lại gần cậu ấy bằng cách nào?
A, hôm
nay cậu ấy không mang Leica, mặc cardigan mỏng mỏng sọc đỏ rồi, cũng
không trắng và không cao lắm. Hôm nay mắt cũng không đỏ hoe nữa.Làm sao
đây nhỉ, lại gần và nói: "Cậu ơi, có phải chúng ta từng quen nhau?” hay
là cứ đứng đây và nhìn theo nụ cười tươi rói đó đây? Đầu óc thì suy
nghĩ mông lung, còn miệng tôi thì vẫn đang cười.
Nụ cười chỉ
nhạt đi đôi chút khi tôi thấy một cánh tay trắng với cái lắc xinh xinh
khẽ nhoài ra vòng lấy tay cậu ấy, và mái tóc đen tém ngắn dụi khẽ vào
vai cậu rồi cười rúc rích: "Truyện gì đây hả anh?”. À... Thấy bối rối
một chút, tôi khẽ vén tóc ra sau, chân thôi không bước nữa. Cậu ấy và cô
bé ấy thì đang đi qua đây. Chậm dần, từng bước một. Hai bước, một bước
rưỡi. Nhà chật kín sách, giữa các gian sách cách nhau một khoảng bé lắm.
Có gì đó trong tôi đang tan chảy và vỡ ra khi cậu ấy khẽ cười:
- Bọn mình đi nhờ nhé.
Khẽ
quệt nhẹ vai tôi, cậu ấy len qua, và một lần nữa lại bước qua tôi.
Trong một thoáng chốc, cậu ấy đã ở gần tôi hơn lần trước, còn tôi, đã
không còn “Ê” được nữa. Nhẹ với tay lấy quyển Phong Vị Tuyệt Vời của
Yamada Emy, tôi bước ra ngoài và xỏ dép. Một cơn gió thu mát mẻ của buổi
sáng tinh khôi khẽ vờn nhẹ mái tóc dài.
Lần hai gặp lại, tôi vẫn không biết cậu ấy là ai, nhưng tôi vẫn nhìn cậu ấy thật lâu và vẫn ước thời gian ngừng lại.
Cậu con trai ấy hôm nay không đi ngược nắng, nhưng tôi sẽ tiếp tục nghĩ về cậu ấy rất nhiều lần mất thôi.
Cảm giác này là gì? Có phải tôi thích cậu ấy rồi không? Tôi cũng không biết nữa.
Tôi liệu còn gặp cậu ấy được nữa không? Ai mà trả lời được?
Tôi chỉ chắc chắn một điều, cuộc sống của tôi đã đậm màu lên không ít kể từ ngày tôi thấy cậu ấy.
Và nhiều khi, chỉ thế là đủ.
Thật chậm và thật khẽ, tôi mỉm cười khi thấy nét mặt tươi rói của cậu ấy qua lăng kính. “Này Prektica, kia là bà mối lại duyên xưa cho tao với mày đấy. Chụp cậu ấy nào. Thật đẹp nhé ...”
Hôm nay tôi không làm một photographer, tôi chỉ làm một người con gái
đang muốn chụp ảnh người mình thích mà thôi. Một giọt nước mắt khẽ lăn
nhẹ trên gò má, tôi chụp hai tấm. Một tấm lấy luôn, tôi chụp cả hai
người đang vui vẻ ở bên nhau. Mắt cậu ấy, cười rất đẹp. Lấy bút lông,
tay tôi run nhẹ viết lên mặt sau ảnh: “Cậu trai đi ngược nắng, Cám Ơn
Cậu. – 19/07- 29/08”, rồi gửi lại cậu ấy qua bà chủ ở tiệm sách Đinh Lễ.
Tấm
còn lại chụp một mình cậu bạn, tôi chỉ lưu trong máy, và tôi không biết
đến bao giờ mình mới xóa nữa. Về nhà rồi tôi mới lấy tấm ấy ra rửa,
không quên lấy bút ghi lại dòng chữ be bé: "Tuổi 19 ngây dại. Cậu trai
tôi thích”. Tôi thấy mình tiếc nuối, tôi thấy mình hụt hẫng, tôi thấy
buồn, tôi thấy nhớ cậu ấy. Nhưng không sao cả, vì tôi biết, gặp cậu ấy,
đã là một kỉ niệm đẹp cho tuổi 19 của mình. Cũng giống như câu nói trong
bộ phim You Are The Apple Of My Eye: "Tuổi trẻ giống như một cơn mưa
rào mùa hạ. Dù có bị ướt nữa ướt mãi, vẫn mong có thể quay trở lại để bị
ướt thêm lần nữa”.
***
- Bạn là photographer à? – Tôi hỏi cô
bạn đang chụp mình từ phía ngoài cửa hiệu. Cô ấy dùng Prektica dáng cổ,
cũng đẹp. Tôi đứng nhìn cô bạn một lúc. Cô bạn ấy cũng vậy. Không trả
lời tôi vội, bấm máy một cái, rồi cô bạn mới nói:
- Bây giờ thì không.
Cô
bạn ấy vẫy tay chào tôi khi đã quay người bước đi. Hình ảnh ấy khiến
tôi nao lòng một chút. Hôm đó tôi không làm photographer, vì tôi chụp
ảnh chỉ để kiềm chế nỗi đau đớn trong lòng. Còn hôm nay, khi không nhận
mình là một photographer, cô bạn ấy đang nghĩ gì nhỉ?
Nhận bức hình từ tay bà chủ tiệm sách, tôi quay sang bảo cô em gái ruột bé bỏng lắm mồm của mình:
- Này em, anh nghĩ là đã đến lúc Leica nên kết thân với một Prektica rồi đấy.
ấy thật lâu và vẫn ước thời gian ngừng lại. Cảm giác này là gì? Có phải
tôi thích cậu ấy rồi không?
Một chiều tháng 7 nắng chói chang, khi tôi đang cáu kỉnh bò về nhà và
nghĩ đến đống deadline kinh khủng sắp tới, tôi đã gặp cậu con trai đó.
Cậu ta đứng ngược chiều với tôi, chúi mặt vào chiếc Leica xám bạc. Mặc
một chiếc Tshirt xanh dương, quần bò dáng cũ rộng thùng, vòng tay và
giày cùng tone xanh đậm. Giống các photographer bình thường khác tôi vẫn
gặp, cậu không ăn vận cầu kì. Nhưng mà,so với trăm người trên phố lúc
bấy giờ, cậu ta vẫn đặc biệt hơn. Hoặc là, vì tôi nghĩ như thế.
Cậu
con trai ấy thản nhiên đứng giữa cái nắng cháy da, ống kính chớp liên
tục. Điều đó khiến tôi khó chịu. Tôi biết, cậu ta không phải loại tập
tọe cầm máy ảnh để đi tán gái. Những đứa nhạt nhẽo như thế thường không
dám dùng máy ảnh Đức. Nhưng cái cách cậu ta chụp một cách bừa phứa, vô
tội vạ với chiếc Leica huyền thoại, khiến tôi thấy ngứa ngáy. Leica
không thông dụng như Nikon hay Canon, nó ẩm ương, lắm chuyện và vô cùng
kén người dùng.
Nắng khiến lưng tôi rát phát điên, còn cậu ấy
thì cứ chường cái mặt trước nắng mà bấm máy lia lịa. Người khác thì đi
theo hướng nắng đổ, còn cậu con trai ấy thì đi ngược chiều nắng. Người
khác muốn chạy đến chỗ râm, cậu ấy thì cứ lao đầu về nơi nắng nhất và
nóng nhất. Cậu ta vừa có vẻ điềm đạm, lại vừa có gì đấy không thể kiểm
soát nổi. Tôi bỗng nhớ đến con mèo lười ở nhà của mình, suốt ngày lim
dim nằm dài sưởi nắng. À... cũng lâu rồi tôi không về nhà thì phải... Ý
nghĩ ấy, dù tích cực hay tiêu cực, cũng khiến tôi nở nụ cười hiếm hoi
trong ngày hè nóng bức. Đúng lúc đó, cậu con trai lạ mặt kia xoay ống
kính về phía tôi.
Chụp tôi ư? Không. Cậu ấy chỉ đang tiếp tục
công việc chụp mây trời khó hiểu thôi. Chúa ơi. Việc cỏn con vậy mà đã
suýt nữa đã làm tôi nghẹn... trà. Là vì chiếc Leica hiếm có và đẹp mê
muội đó? Hay là vì trời nắng quá gay gắt? Hay là ... Gì nữa đây? Chúa
ơi, cậu ấy đang đi về phía này. Chậm dần, từng bước một. Mắt vẫn không
quên dõi theo máy ảnh. Cậu ấy còn ba bước nữa. Hai bước. Một bước
rưỡi... Tôi không biết cậu ấy là ai, tôi chỉ biết cậu con trai đi ngược
chiều nắng ấy sắp bước qua tôi. Và đơn giản, tôi không hề muốn điều đó
xảy ra. Vậy nên, khi cậu ấy vừa sượt qua tôi...
- Ê! – Tiếng gọi
vô nghĩa cộc lốc ấy vụt ra khỏi miệng trước cả khi tôi suy nghĩ nên nói
gì. Nhanh đến mức tôi còn không biết mình đã nói nó với ngữ điệu đáng
xấu hổ như thế nào nữa. Trời ơi, tôi có thể nói “A”, hay gọi “Này bạn
ơi” cơ mà, sao lại là cái tiếng "Ê" thô kệch như thế chứ. Điên mất.
Ống
máy còn chưa kịp gỡ xuống, cậu con trai đó cũng giật mình quay sang
nhìn tôi. Trong một khoảnh khắc, tôi đã biết vì sao cậu ấy đi ngược
nắng.
Trước mắt tôi là hai con mắt đã đỏ hoe và sưng húp tự bao
giờ. Lặng người trong một thoáng. Rất nhanh, chỉ bối rối một chút thôi,
cậu con trai ấy lại tiếp tục nhìn vào chiếc Leica và bước đi tiếp. Hóa
ra, tôi chưa hâm đến mức chú ý một thằng con trai bình thường chỉ vì nó
có trên tay một chiếc máy đẹp.
- Bạn là photographer à?
- Bây giờ thì không.
Cậu
ấy giơ tay vẫy tôi khi đã quay người bước đi. Hút rột nốt hột trân châu
cuối cùng, tôi thấy khó chịu kinh khủng. Nắng hong khô má cậu chứ đâu
có làm dịu đôi mắt và trái tim cậu đâu.
9 missing calls cho một buổi chiều nắng. Nhưng tôi không cáu gắt gì điều đó nữa.
Làm
mãi vẫn chưa xong đơn giá của tháng và câu hỏi ôn tập kì hè, hai mắt
tôi đã muốn díu chặt vào nhau. Lật đật rời ghế đi tìm coffee, tôi chợt
dừng lại nơi hộc bàn cũ. Gần 2 năm, tôi chôn vùi một góc trái tim mình ở
đây, một chút niềm vui, một chút nỗi buồn và một chút nước mắt. Mở
ngăn, vài hạt bụi nhẹ bay bay. Tay vuốt nhẹ chiếc máy Praktica ngày nào,
từng dòng hồi ức sâu thẳm cũng như động đậy theo. Đó là hồi ức về những
ngày tháng mê tít máy ảnh Đức, thích thú với quá trình vật lộn với ống
kính nhỏ cũng như độ chỉnh sáng và cách sử dụng quái ác của dòng máy
này.
Kỉ niệm về những ngày ôm cả Praktica đi ngủ, rồi hình ảnh
con bé17 tuổi lớn tồng ngồng, cầm máy ảnh dưới nắng hè gay gắt, mặt
nhoèn nhoẹt nước. Nó không ngừng nhìn lên trời, nhìn lên nắng mà khóc.
Nó đủ lớn để hiểu: khi buồn thì hãy cứ khóc đi, ém nhẹm trong lòng chỉ
khiến mình thêm bức bách. Nhưng nó cũng đủ mạnh mẽ để biết: Ngay khi nó
đang khóc, nó phải học cách đứng lên luôn rồi. Nửa nó muốn ai đó thấy nó
đang khóc để chạy lại ủi an, nửa lại nhờ ông trời mau mau hong khô nước
mắt của nó.
Nhắm mắt lại, tim đau nhói lên một vệt dài. Đôi mắt
đỏ hoe gặp bâng quơ lúc chiều của cậu con trai đó lại hiện lên. Cậu ấy
thậm chí còn giấu tất cả sau ống kính. Nỗi đau và thương tổn, quả nhiên
là nam châm hút người lạivới người khá mạnh mẽ. Hộc bàn đó, phải rồi,
không phải là “một chút” đâu, mà là rất nhiều. Chỉ khi kéo nó ra rồi,
tôi mới nhận ra được điều giản đơn đó. Quá khứ, dù muộn phiền hay vui
vẻ, đều không dễ quên đi và cũng không nên giấu kín như thế. Quá khứ là
nước mắt hay nụ cười, đều rất đáng được trân trọng.
Thôi không
pha coffe nữa, tôi tắt lap, xếp gọn lại giấy tờ. Tối hôm đó, sau hai năm
ròng, tôi lại hôn Praktica trước khi đi ngủ. Và ngủ rất ngon. Có một
giấc mơ đẹp nữa? Cậu con trai ấy vẫn đi ngược chiều nắng, nhưng trên đầu
đã đội một chiếc mũ lưỡi trai đỏ chót, và, đi cùng với tôi.
Những
ngày sau đó, tôi vẫn tất bật, với N đen, với bài vở, với Viking. Chỉ
là, có gì đó bình lặng hơn. Tôi thả bộ nhiều hơn một chút, và đi chậm
hơn một tẹo. Cũng không hẳn chỉ để gặp lại photographer kia. Vì thỉnh
thoảng, tôi cũng thích thú mỉm cười trên phố khi bắt gặp hai đứa trẻ con
chí chóe trên đường, thấy nụ cười của bác trai nào đó khi nhận được
điện thoại của vợ, hay cái nhìn ngẩn ngơ tiếc nuối của một vài cô gái
khi đi qua shop đồ mình yêu thích. Tôi tìm lại được phần nào cái cảm
giác thiếu thiếu nếu một ngày không mang Praktica theo mình. Tôi bắt đầu
đeo dây và bấm máy lại nhiều hơn một chút. Thỉnh thoảng, khi đang ngắm
góc, trong tôi lại vẩn vơ cái suy nghĩ: “Nếu là cậu ấy, cậu ấy sẽ nghĩ
như thế nào nhỉ?” Những bức ảnh chụp khi đó, thường khá đẹp. Hoặc là, vì
tôi nghĩ như thế.
19 năm, lần đầu tiên nghe điện thoại con gái
chỉ để nghe kể chuyện hôm nay nay của nó, bố tôi cứ ngẩn người ra. Khiến
tôi vốn dĩ đã ngại ngùng rồi, lại càng ngắc ngứ tợn. Nhưng rồi cũng nói
khẽ được câu “Chủ nhật này con về bố nhé”, mà không cần bố chủ động gọi
về.
Trước đây, tôi hay thấy mình giống nhân vật chính trong thơ
Nguyễn Phong Việt. Nhưng giờ đây, tôi, cô gái 19 tuổi, lần đầu tiên tự
thấy mình cũng có thể thành nhân vật phản diện xuất sắc. Đó là vai khi
tôi dừng lại, hoặc là chạy theo và níu vai, hỏi bâng quơ người nào đó
lần đầu tiên tôi gặp: “Hey, có phải chúng ta từng quen nhau từ ngày
xưa?” với đôi mắt tròn xoe mừng rỡ: "Này, kiếp trước chúng ta từng hẹn
hò nhau rồi đấy” hay cái gì đấy đại loại như thế. Tất nhiên, nếu như tôi
đóng cùng cậu con trai đi ngược nắng kia cơ.
Có những người, chỉ vô tình lướt qua mình trên đường đời, vẫn có thể để lại một dấu ấn thật sâu đậm.
8 về, tôi cũng bắt đầu nhớ đến việc đọc sách. Và tôi tìm về thiên đường
một thời của mình – tầng hai cũ kĩ của ngôi nhà nhỏ trong ngõ Đinh Lễ.
Chào bác gái xong, tôi hí hửng bước vào, cứ tưởng mình là khách hàng đầu
tiên. Ai dè, đã có người ở đây rồi. Đó là một cậu con trai, đang đứng
tựa vào chồng sách khổng lồ, tay cầm quyển sách gì đấy ghi loáng thoáng
Classical, Photograph, Germany.
Tôi tròn mắt. Cậu con trai đó...
Cậu con trai tôi kiếm tìm bâng quơ suốt cả mùa hè kia rồi. Lạy Chúa.
Trong một khoảnh khắc, tôi đã tin vào Định mệnh. Vuốt nhẹ mấy đầu sách
không rõ tên ở gian bên này, tôi vờ ngẩng đầu quanh quất tìm một cái gì
đó. Thỉnh thoảng lại liếc nhẹ về phía cậu ấy. Ai mà ngờ được lại thấy
cậu ở đây vào lúc này cơ chứ? Tôi hít một hơi thật dài, nơron thần kinh
chạy điên loạn để xem nên lại gần cậu ấy bằng cách nào?
A, hôm
nay cậu ấy không mang Leica, mặc cardigan mỏng mỏng sọc đỏ rồi, cũng
không trắng và không cao lắm. Hôm nay mắt cũng không đỏ hoe nữa.Làm sao
đây nhỉ, lại gần và nói: "Cậu ơi, có phải chúng ta từng quen nhau?” hay
là cứ đứng đây và nhìn theo nụ cười tươi rói đó đây? Đầu óc thì suy
nghĩ mông lung, còn miệng tôi thì vẫn đang cười.
Nụ cười chỉ
nhạt đi đôi chút khi tôi thấy một cánh tay trắng với cái lắc xinh xinh
khẽ nhoài ra vòng lấy tay cậu ấy, và mái tóc đen tém ngắn dụi khẽ vào
vai cậu rồi cười rúc rích: "Truyện gì đây hả anh?”. À... Thấy bối rối
một chút, tôi khẽ vén tóc ra sau, chân thôi không bước nữa. Cậu ấy và cô
bé ấy thì đang đi qua đây. Chậm dần, từng bước một. Hai bước, một bước
rưỡi. Nhà chật kín sách, giữa các gian sách cách nhau một khoảng bé lắm.
Có gì đó trong tôi đang tan chảy và vỡ ra khi cậu ấy khẽ cười:
- Bọn mình đi nhờ nhé.
Khẽ
quệt nhẹ vai tôi, cậu ấy len qua, và một lần nữa lại bước qua tôi.
Trong một thoáng chốc, cậu ấy đã ở gần tôi hơn lần trước, còn tôi, đã
không còn “Ê” được nữa. Nhẹ với tay lấy quyển Phong Vị Tuyệt Vời của
Yamada Emy, tôi bước ra ngoài và xỏ dép. Một cơn gió thu mát mẻ của buổi
sáng tinh khôi khẽ vờn nhẹ mái tóc dài.
Lần hai gặp lại, tôi vẫn không biết cậu ấy là ai, nhưng tôi vẫn nhìn cậu ấy thật lâu và vẫn ước thời gian ngừng lại.
Cậu con trai ấy hôm nay không đi ngược nắng, nhưng tôi sẽ tiếp tục nghĩ về cậu ấy rất nhiều lần mất thôi.
Cảm giác này là gì? Có phải tôi thích cậu ấy rồi không? Tôi cũng không biết nữa.
Tôi liệu còn gặp cậu ấy được nữa không? Ai mà trả lời được?
Tôi chỉ chắc chắn một điều, cuộc sống của tôi đã đậm màu lên không ít kể từ ngày tôi thấy cậu ấy.
Và nhiều khi, chỉ thế là đủ.
Thật chậm và thật khẽ, tôi mỉm cười khi thấy nét mặt tươi rói của cậu ấy qua lăng kính. “Này Prektica, kia là bà mối lại duyên xưa cho tao với mày đấy. Chụp cậu ấy nào. Thật đẹp nhé ...”
Hôm nay tôi không làm một photographer, tôi chỉ làm một người con gái
đang muốn chụp ảnh người mình thích mà thôi. Một giọt nước mắt khẽ lăn
nhẹ trên gò má, tôi chụp hai tấm. Một tấm lấy luôn, tôi chụp cả hai
người đang vui vẻ ở bên nhau. Mắt cậu ấy, cười rất đẹp. Lấy bút lông,
tay tôi run nhẹ viết lên mặt sau ảnh: “Cậu trai đi ngược nắng, Cám Ơn
Cậu. – 19/07- 29/08”, rồi gửi lại cậu ấy qua bà chủ ở tiệm sách Đinh Lễ.
Tấm
còn lại chụp một mình cậu bạn, tôi chỉ lưu trong máy, và tôi không biết
đến bao giờ mình mới xóa nữa. Về nhà rồi tôi mới lấy tấm ấy ra rửa,
không quên lấy bút ghi lại dòng chữ be bé: "Tuổi 19 ngây dại. Cậu trai
tôi thích”. Tôi thấy mình tiếc nuối, tôi thấy mình hụt hẫng, tôi thấy
buồn, tôi thấy nhớ cậu ấy. Nhưng không sao cả, vì tôi biết, gặp cậu ấy,
đã là một kỉ niệm đẹp cho tuổi 19 của mình. Cũng giống như câu nói trong
bộ phim You Are The Apple Of My Eye: "Tuổi trẻ giống như một cơn mưa
rào mùa hạ. Dù có bị ướt nữa ướt mãi, vẫn mong có thể quay trở lại để bị
ướt thêm lần nữa”.
***
- Bạn là photographer à? – Tôi hỏi cô
bạn đang chụp mình từ phía ngoài cửa hiệu. Cô ấy dùng Prektica dáng cổ,
cũng đẹp. Tôi đứng nhìn cô bạn một lúc. Cô bạn ấy cũng vậy. Không trả
lời tôi vội, bấm máy một cái, rồi cô bạn mới nói:
- Bây giờ thì không.
Cô
bạn ấy vẫy tay chào tôi khi đã quay người bước đi. Hình ảnh ấy khiến
tôi nao lòng một chút. Hôm đó tôi không làm photographer, vì tôi chụp
ảnh chỉ để kiềm chế nỗi đau đớn trong lòng. Còn hôm nay, khi không nhận
mình là một photographer, cô bạn ấy đang nghĩ gì nhỉ?
Nhận bức hình từ tay bà chủ tiệm sách, tôi quay sang bảo cô em gái ruột bé bỏng lắm mồm của mình:
- Này em, anh nghĩ là đã đến lúc Leica nên kết thân với một Prektica rồi đấy.