Chính quyền xã, thôn bất lực
Khi được hỏi về giải pháp để giảm thiểu tình trạng chị
em phụ nữ trong xã bị lừa bán, ông Giàng A Sàng, Chủ tịch xã Sa Pả (Sa
Pa, Lào Cai), đã thốt lên: “Không có giải pháp nào là triệt để, vì người
dân quá nghèo, có chị em bị bán đi, khi trở về được vì cuộc sống quá
khốn khó lại tiếp tục ra đi. Trên thực tế, xã đã thường xuyên tuyên
truyền, vận động chị em, nhưng điều này cũng không làm cho số lượng chị
em “mất tích” trong xã có dấu hiệu giảm”.
Ông Giàng A Tỏa, Trưởng công an xã Sa Pả, cho biết thêm
số phụ nữ thuộc diện “mất tích” đã lên tới 38 người, riêng năm 2011, có
tới 22 trường hợp chị em “mất tích”. Trong năm 2011, xã tạm giữ 2
trường hợp hay đi dụ dỗ trẻ em, phụ nữ khó khăn, nhưng lấy lời khai bên
bị hại lại không tố cáo, nên không có bằng chứng để buộc tội, chỉ xử lý
hành chính. Trong tháng 3, tháng 4 năm nay, công an bắt 2 người thường
xuất hiện vào ngày thứ bảy, chủ nhật, để dụ dỗ những chị em đi chợ tình.
“Thường chị em bị các đối tượng rủ sang đó để có cuộc sống sung sướng
hơn, lấy chồng giàu, không phải làm. Lại thấy nhiều người đi không trở
về, tưởng ai cũng sung sướng, nên nhiều chị em rất ham” - ông Tỏa nói.
Đại úy Giàng A Sành, Trưởng đội điều tra Công an huyện
Bắc Hà, cho biết tình hình mua bán người ở Bắc Hà tương đối phức tạp. Từ
đầu năm đến nay, Công an huyện Bắc Hà đã khởi tố 4 vụ, khởi tố 6 bị can
về tội mua bán người, nhưng vẫn còn 2 nạn nhân đang ở Trung Quốc, chưa
trở về được.
“Giải cứu
bị hạn chế vì thông tin người bị hại thường không xác minh được. Quá
trình điều tra với những chị em đã trở về thường thấy, phần lớn chị em
bỏ đi không nói cho gia đình hoặc chồng con. Số trốn về hoặc được giải cứu cũng chiếm tỷ lệ rất ít” - ông Sành chia sẻ.
Cũng theo ông Sành, cái khó với công an điều tra là
không có người bị hại, nên có vụ nghi phạm bị bắt đã khai ra, nhưng vì
không có bị hại để làm chứng nên cũng không khởi tố được. Với kinh
nghiệm nhiều năm làm án mua bán người, ông Sành nói thủ đoạn của bọn mua
bán phụ nữ rất đơn giản: đánh đúng tâm lý, lợi dụng điều kiện kinh tế
gia đình nạn nhân, hoặc mâu thuẫn vợ chồng, sự nhẹ dạ cả tin của chị em
phụ nữ; thậm chí, việc lừa gạt khá dễ vì nhiều chị em còn không biết Lào
Cai ở đâu.
Trung tá Nguyễn Hữu Hải, đồn phó Bộ đội biên phòng cửa
khẩu quốc tế Lào Cai, nhận định đối tượng ngoại biên thường là các chủ
mại dâm Trung Quốc, người Việt Nam trong nước, hoặc chính các chị em
trước đây là nạn nhân, sau đó trở thành tội phạm. Ngoài ra là nhóm đồng
bào dân tộc ít người, có mối liên hệ thân tộc với ngoại biên, thành
đường dây buôn bán phụ nữ...
Thầm lặng phá án
Vì tính chất phức tạp của các vụ án mua bán người, thời
gian và tính bí mật, đột ngột rất cao, nên quá trình phá án, bắt đối
tượng cũng vô cùng gian nan. Đại úy Sành kể, có lần đi bắt nghi can, các
chiến sĩ công an phải lội bộ băng rừng, suối từ 6 giờ chiều hôm trước
đến 5h sáng hôm sau, không được ăn uống.
Thậm chí, ngay cả khi tiếp cận được nạn nhân rồi, việc
khai thác thông tin điều tra để khởi tố nghi can, đường dây cũng không
hề đơn giản. Trung tá Nguyễn Hữu Hải kể, ngày 21/6, sau khi nhận được
tin báo của gia đình em Đào T.A (18 tuổi, quê Yên Bái) bị đưa sang Trung
Quốc, hiện đang ở Hà Khẩu, bộ đội biên phòng đã phối hợp với phía Trung
Quốc, giải cứu cháu. Nhưng về Việt Nam, nhiều lần khai thác, A. vẫn chỉ nói giận bố mẹ nên bỏ đi, sang Trung Quốc làm gội đầu...
Xác định vụ việc không đơn giản như lời khai ban đầu
của nạn nhân, các cán bộ điều tra đã động viên gia đình tâm sự với cháu.
Cuối cùng, A. quyết định khai cháu đã bị xâm hại, bị bán vào một động
mại dâm.
Trong quá trình trốn ra cửa khẩu đã điện được về cho
gia đình, nhưng sợ tai tiếng nên không dám nói thật. Trước đó, do giận
bố mẹ nên A. đã trốn nhà từ Yên Bái xuống Việt Trì, trên đường gặp một
thanh niên bao tiền. Khi tới Việt Trì, tên này rủ A. ăn uống, rồi tạo
tình huống lỡ xe, đòi cháu phải quan hệ. A. trốn được ra ngoài, gặp một
vợ chồng chủ quán phở cho ở nhờ. Không ngờ, cặp vợ chồng này lại chính
là đầu mối thu gom gái mại dâm, liền điện cho một người quê Vĩnh Phúc,
tạm trú tại Phố Mới, Lào Cai lên nhận làm mẹ nuôi A., rồi đưa cháu sang
Hà Khẩu.
A. bị bán cho người Trung Quốc được 20 triệu đồng, sau
khi trừ đi chi phí khám trinh..., chỉ còn 7 triệu cũng bị “mẹ nuôi” giữ
cả. Sau đó, A. bị đưa tiếp vào sâu nội địa Trung Quốc khoảng 200 km, bị
bóc lột tình dục. Cũng nhờ lời khai của A., nhiều nghi phạm trong đường
dây buôn bán người đã bị bắt giữ.
Dù chỉ là một phần nhỏ trong số những nạn nhân đã “mất tích”, bị bán qua biên giới, nhưng những cuộc giải cứu thầm lặng của các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng cũng đã mở ra con đường trở về, con đường sống cho nhiều chị em.
Theo Thanh Niên
Khi được hỏi về giải pháp để giảm thiểu tình trạng chị
em phụ nữ trong xã bị lừa bán, ông Giàng A Sàng, Chủ tịch xã Sa Pả (Sa
Pa, Lào Cai), đã thốt lên: “Không có giải pháp nào là triệt để, vì người
dân quá nghèo, có chị em bị bán đi, khi trở về được vì cuộc sống quá
khốn khó lại tiếp tục ra đi. Trên thực tế, xã đã thường xuyên tuyên
truyền, vận động chị em, nhưng điều này cũng không làm cho số lượng chị
em “mất tích” trong xã có dấu hiệu giảm”.
Ông Giàng A Tỏa, Trưởng công an xã Sa Pả, cho biết thêm
số phụ nữ thuộc diện “mất tích” đã lên tới 38 người, riêng năm 2011, có
tới 22 trường hợp chị em “mất tích”. Trong năm 2011, xã tạm giữ 2
trường hợp hay đi dụ dỗ trẻ em, phụ nữ khó khăn, nhưng lấy lời khai bên
bị hại lại không tố cáo, nên không có bằng chứng để buộc tội, chỉ xử lý
hành chính. Trong tháng 3, tháng 4 năm nay, công an bắt 2 người thường
xuất hiện vào ngày thứ bảy, chủ nhật, để dụ dỗ những chị em đi chợ tình.
“Thường chị em bị các đối tượng rủ sang đó để có cuộc sống sung sướng
hơn, lấy chồng giàu, không phải làm. Lại thấy nhiều người đi không trở
về, tưởng ai cũng sung sướng, nên nhiều chị em rất ham” - ông Tỏa nói.
Đại úy Giàng A Sành, Trưởng đội điều tra Công an huyện
Bắc Hà, cho biết tình hình mua bán người ở Bắc Hà tương đối phức tạp. Từ
đầu năm đến nay, Công an huyện Bắc Hà đã khởi tố 4 vụ, khởi tố 6 bị can
về tội mua bán người, nhưng vẫn còn 2 nạn nhân đang ở Trung Quốc, chưa
trở về được.
“Giải cứu
bị hạn chế vì thông tin người bị hại thường không xác minh được. Quá
trình điều tra với những chị em đã trở về thường thấy, phần lớn chị em
bỏ đi không nói cho gia đình hoặc chồng con. Số trốn về hoặc được giải cứu cũng chiếm tỷ lệ rất ít” - ông Sành chia sẻ.
Cũng theo ông Sành, cái khó với công an điều tra là
không có người bị hại, nên có vụ nghi phạm bị bắt đã khai ra, nhưng vì
không có bị hại để làm chứng nên cũng không khởi tố được. Với kinh
nghiệm nhiều năm làm án mua bán người, ông Sành nói thủ đoạn của bọn mua
bán phụ nữ rất đơn giản: đánh đúng tâm lý, lợi dụng điều kiện kinh tế
gia đình nạn nhân, hoặc mâu thuẫn vợ chồng, sự nhẹ dạ cả tin của chị em
phụ nữ; thậm chí, việc lừa gạt khá dễ vì nhiều chị em còn không biết Lào
Cai ở đâu.
Trung tá Nguyễn Hữu Hải, đồn phó Bộ đội biên phòng cửa
khẩu quốc tế Lào Cai, nhận định đối tượng ngoại biên thường là các chủ
mại dâm Trung Quốc, người Việt Nam trong nước, hoặc chính các chị em
trước đây là nạn nhân, sau đó trở thành tội phạm. Ngoài ra là nhóm đồng
bào dân tộc ít người, có mối liên hệ thân tộc với ngoại biên, thành
đường dây buôn bán phụ nữ...
Thầm lặng phá án
Vì tính chất phức tạp của các vụ án mua bán người, thời
gian và tính bí mật, đột ngột rất cao, nên quá trình phá án, bắt đối
tượng cũng vô cùng gian nan. Đại úy Sành kể, có lần đi bắt nghi can, các
chiến sĩ công an phải lội bộ băng rừng, suối từ 6 giờ chiều hôm trước
đến 5h sáng hôm sau, không được ăn uống.
Thậm chí, ngay cả khi tiếp cận được nạn nhân rồi, việc
khai thác thông tin điều tra để khởi tố nghi can, đường dây cũng không
hề đơn giản. Trung tá Nguyễn Hữu Hải kể, ngày 21/6, sau khi nhận được
tin báo của gia đình em Đào T.A (18 tuổi, quê Yên Bái) bị đưa sang Trung
Quốc, hiện đang ở Hà Khẩu, bộ đội biên phòng đã phối hợp với phía Trung
Quốc, giải cứu cháu. Nhưng về Việt Nam, nhiều lần khai thác, A. vẫn chỉ nói giận bố mẹ nên bỏ đi, sang Trung Quốc làm gội đầu...
Không có nhiều nạn nhân được trao trả qua đường chính thức (ảnh chụp tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai) |
của nạn nhân, các cán bộ điều tra đã động viên gia đình tâm sự với cháu.
Cuối cùng, A. quyết định khai cháu đã bị xâm hại, bị bán vào một động
mại dâm.
Trong quá trình trốn ra cửa khẩu đã điện được về cho
gia đình, nhưng sợ tai tiếng nên không dám nói thật. Trước đó, do giận
bố mẹ nên A. đã trốn nhà từ Yên Bái xuống Việt Trì, trên đường gặp một
thanh niên bao tiền. Khi tới Việt Trì, tên này rủ A. ăn uống, rồi tạo
tình huống lỡ xe, đòi cháu phải quan hệ. A. trốn được ra ngoài, gặp một
vợ chồng chủ quán phở cho ở nhờ. Không ngờ, cặp vợ chồng này lại chính
là đầu mối thu gom gái mại dâm, liền điện cho một người quê Vĩnh Phúc,
tạm trú tại Phố Mới, Lào Cai lên nhận làm mẹ nuôi A., rồi đưa cháu sang
Hà Khẩu.
A. bị bán cho người Trung Quốc được 20 triệu đồng, sau
khi trừ đi chi phí khám trinh..., chỉ còn 7 triệu cũng bị “mẹ nuôi” giữ
cả. Sau đó, A. bị đưa tiếp vào sâu nội địa Trung Quốc khoảng 200 km, bị
bóc lột tình dục. Cũng nhờ lời khai của A., nhiều nghi phạm trong đường
dây buôn bán người đã bị bắt giữ.
Dù chỉ là một phần nhỏ trong số những nạn nhân đã “mất tích”, bị bán qua biên giới, nhưng những cuộc giải cứu thầm lặng của các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng cũng đã mở ra con đường trở về, con đường sống cho nhiều chị em.
Giải cứu gần 400 nạn nhân Theo số liệu Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng, từ năm 2009 đến nay, trên tuyến biên giới Việt - Trung, lực lượng Bộ đội biên phòng đã xác lập đấu tranh thắng lợi 60 chuyên án, 75 kế hoạch nghiệp vụ, phát hiện bắt giữ 243/345 nghi phạm, giải cứu 398 nạn nhân (trong đó có 41 trẻ em), triệt phá 72 đường dây mua bán người qua biên giới. Đại tá Đoàn Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Phòng chống ma túy (Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng), khẳng định bộ đội biên phòng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập cảnh; phát huy các hình thức mật phục ở những địa bàn trọng điểm, những nơi hẻo lánh lợi dụng đưa người qua biên giới... nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các vụ buôn bán người. |
Theo Thanh Niên