Chuyện đơn giản mà hóa ra lại không dễ chút nào đâu nhá!
Uống chung cốc – nguy cơ lây nhiễm bệnh
Đây
là thói quen của đa số mọi người, đặc biệt là khu vực châu Á. Ngay cả
khi sinh hoạt trong gia đình, chúng mình thường tiện cốc nào có sẵn thì
sử dụng mà quên luôn vấn đề vệ sinh, an toàn.
Chưa hết, theo
kiểm nghiệm y tế, hầu hết các hàng quán bán nước bên ngoài đều bỏ qua
việc vệ sinh cốc sau khi người trước sử dụng. Như vậy, việc các ấy đi
uống nước ở bên ngoài cũng là hình thức sử dụng cốc chung rồi.
Các
ấy biết không, xung quanh chúng ta có khoảng hơn 100 chứng bệnh có thể
lây nhiễm qua vi khuẩn, điển hình là những bệnh về môi, răng miệng… Khi
dùng chung cốc, vô tình các ấy đã “mở cửa” cho lũ vi khuẩn đang bám trên
thành và trong cốc được dịp hoành hành, tấn công chúng mình đấy!
Cốc càng màu sắc thì càng không an toàn
Ai
cũng thích sở hữu cho mình những chiếc cốc với màu sắc và họa tiết thật
ấn tượng phải không nào? Nó là điều hoàn toàn tự nhiên và sẽ không là
vấn đề gì nếu chiếc cốc của ấy chọn đã được kiểm định về chất lượng y
tế.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự tràn lan, trôi nổi của đủ các
mặt hàng cốc sành, sứ, thủy tinh thì công việc kiểm soát này vẫn còn
chưa đạt được hiệu quả. Kết quả là, bên trong những chiếc cốc có vẻ
ngoài “mĩ miều” đó lại chứa một lượng chì với độc tố cao. Chúng chủ yếu
đến từ các chất hóa học được sử dụng để tạo lớp màu cho men đó các ấy ạ!
Khi
vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô
nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Nó có thể gây hại lên các hệ thống
men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng
hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu
có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp).
Nếu lượng chì
trong máu trên 0,3ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng
lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8ppm sẽ gây
thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể
xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì.
Cách cầm cốc cũng không đơn giản
Mọi
người thường thấy rằng cốc uống nước có hai loại: có tay cầm hoặc không
có. Đứng ở góc độ an toàn, các chuyên gia y tế Anh khuyên chúng mình
nên ưu tiên sử dụng những chiếc cốc có tay.
Lý do vì mọi người
thường có thói quen “mân mê” cốc trong lòng bàn tay của mình. Thế nên
đối với chiếc cốc tròn, các ấy sẽ dễ dàng đưa ngón tay lên miệng cốc
hoặc gần với mặt khi sử dụng.
Trong
khi đó, bàn tay chúng ta chứa đến cả nghìn thứ vi khuẩn khác nhau trong
sinh hoạt hàng ngày. Chúng có thể di chuyển từ tay lên miệng cốc và đi
vào trong cơ thể khiến các ấy mắc các chứng bệnh lây nhiễm hoặc lây lan
sang da gây ra viêm nhiễm bề mặt da.
Đối với một số lại vi
khuẩn, cơ thể chúng mình sẽ phản ứng tức thì và gây bệnh dễ nhận biết.
Tuy nhiên, một số loại khác lại không hề có biểu hiện nào. Chúng chỉ “âm
thầm” đi vào cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch của chúng mình thôi.
Thế nên, đừng thấy mình không sao mà chủ quan khi sử dụng cốc nha các
ấy!
Uống chung cốc – nguy cơ lây nhiễm bệnh
Đây
là thói quen của đa số mọi người, đặc biệt là khu vực châu Á. Ngay cả
khi sinh hoạt trong gia đình, chúng mình thường tiện cốc nào có sẵn thì
sử dụng mà quên luôn vấn đề vệ sinh, an toàn.
Chưa hết, theo
kiểm nghiệm y tế, hầu hết các hàng quán bán nước bên ngoài đều bỏ qua
việc vệ sinh cốc sau khi người trước sử dụng. Như vậy, việc các ấy đi
uống nước ở bên ngoài cũng là hình thức sử dụng cốc chung rồi.
Các
ấy biết không, xung quanh chúng ta có khoảng hơn 100 chứng bệnh có thể
lây nhiễm qua vi khuẩn, điển hình là những bệnh về môi, răng miệng… Khi
dùng chung cốc, vô tình các ấy đã “mở cửa” cho lũ vi khuẩn đang bám trên
thành và trong cốc được dịp hoành hành, tấn công chúng mình đấy!
Ai
cũng thích sở hữu cho mình những chiếc cốc với màu sắc và họa tiết thật
ấn tượng phải không nào? Nó là điều hoàn toàn tự nhiên và sẽ không là
vấn đề gì nếu chiếc cốc của ấy chọn đã được kiểm định về chất lượng y
tế.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự tràn lan, trôi nổi của đủ các
mặt hàng cốc sành, sứ, thủy tinh thì công việc kiểm soát này vẫn còn
chưa đạt được hiệu quả. Kết quả là, bên trong những chiếc cốc có vẻ
ngoài “mĩ miều” đó lại chứa một lượng chì với độc tố cao. Chúng chủ yếu
đến từ các chất hóa học được sử dụng để tạo lớp màu cho men đó các ấy ạ!
vào cơ thể, chì tích lũy trong các mô nhiều mỡ như não, gan, hoặc mô
nhiều sừng như da, lông, tóc, móng. Nó có thể gây hại lên các hệ thống
men cơ bản, nhất là men hemosynthetase trong quá trình vận chuyển tổng
hợp heme là chất tạo ra hemoglobin (tức huyết sắc tố tạo màu đỏ hồng cầu
có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hô hấp).
Nếu lượng chì
trong máu trên 0,3ppm sẽ ngăn cản quá trình oxy hóa glucose tạo ra năng
lượng duy trì sự sống nhưng nếu hàm lượng chì/máu trên 0,8ppm sẽ gây
thiếu máu do thiếu hụt hemoglobin theo cơ chế vừa kể. Thiếu máu có thể
xem là dấu hiệu đầu tiên trong nhiễm độc chì.
Cách cầm cốc cũng không đơn giản
Mọi
người thường thấy rằng cốc uống nước có hai loại: có tay cầm hoặc không
có. Đứng ở góc độ an toàn, các chuyên gia y tế Anh khuyên chúng mình
nên ưu tiên sử dụng những chiếc cốc có tay.
Lý do vì mọi người
thường có thói quen “mân mê” cốc trong lòng bàn tay của mình. Thế nên
đối với chiếc cốc tròn, các ấy sẽ dễ dàng đưa ngón tay lên miệng cốc
hoặc gần với mặt khi sử dụng.
khi đó, bàn tay chúng ta chứa đến cả nghìn thứ vi khuẩn khác nhau trong
sinh hoạt hàng ngày. Chúng có thể di chuyển từ tay lên miệng cốc và đi
vào trong cơ thể khiến các ấy mắc các chứng bệnh lây nhiễm hoặc lây lan
sang da gây ra viêm nhiễm bề mặt da.
Đối với một số lại vi
khuẩn, cơ thể chúng mình sẽ phản ứng tức thì và gây bệnh dễ nhận biết.
Tuy nhiên, một số loại khác lại không hề có biểu hiện nào. Chúng chỉ “âm
thầm” đi vào cơ thể và làm suy giảm hệ miễn dịch của chúng mình thôi.
Thế nên, đừng thấy mình không sao mà chủ quan khi sử dụng cốc nha các
ấy!