Vòng Đối Đầu của Giọng hát Việt tiếp tục lên sóng tập
thứ 2 vào tối 26/8 vừa qua đã có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng âm
thanh và ánh sáng. Tuy nhiên, việc tiếp tục chọn các bài hát tiếng Anh
để thi đấu đã khiến cho tập 2 trở thành một "thảm họa" với những ai yêu
mến nhạc US & UK.
Ở tập 2 này, đẳng cấp cũng như sự thông minh của các
HLV được thể hiện khá rõ nét ở công đoạn chọn bài hát và định hình phong
cách cho các thí sinh. Những tranh cãi của khán giả cũng bắt đầu từ đây
mà ra. Nếu ở tập 1, quyết định chọn cho Thanh Thủy và Bảo Anh với ca khúc được đánh giá là "dành riêng cho Bảo Anh" Somebody that I used to know đã khiến Trần Lập mất đi một lượng lớn khán giả ủng hộ thì sang tập 2, anh lại tiếp tục gây thất vọng nặng nề khi chọn cho Ksor Đức ca khúc tiếng Anh Into the night.
Rõ ràng, đây là một ca khúc hoàn toàn bất lợi với
Ksor, chàng trai đến từ Tây nguyên có giọng hát đầy lửa nhưng lại chưa
từng hát tiếng Anh bao giờ. Trong khi đó, đối thủ của anh là Huỳnh Anh
Tuấn, người vốn có thế mạnh về hát nhạc tiếng Anh. Thử thách là cần
thiết, nhưng thử thách cũng cần phải phù hợp với hoàn cảnh và năng lực
của mỗi người. Nếu như Trần Lập có thể chọn một ca khúc nhạc Việt mang
chất rock cho 2 chàng trai này thì rất có thể, cục diện đã thay đổi.
Ca khúc Ain't no sunshine mà Hồ Ngọc Hà chọn cho Thái Trinh, Quốc Cường
cũng được đánh giá là "quá sức" so với cặp đôi này. Quốc Cường dẫu lên
được những nốt cao vút nhưng lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng
hát tiếng Anh, trong khi đó, Thái Trinh lại chưa có đủ độ chín về cảm
xúc cũng như sự từng trải, tinh tế cần thiết để xử lý ca khúc Ain't no sunshine.
Chính Thái Trinh cũng thừa nhận, việc song ca ca khúc này là một điều
không đơn giản chút nào. Sự ra đi của Quốc Cường tiếp tục trở thành một
dấu chấm hỏi cho khán giả.
Ca khúc Price Tag của "song Linh" là một điển
hình khác của sự thất bại do thiếu khả năng ngoại ngữ. Từ câu nói mở
đầu cho đến việc phát âm sai từ "price tag" của cả hai thí sinh Phương Linh lẫn Khánh Linh
khiến bài hát đã bị "phá hủy" hoàn toàn so với phiên bản gốc. Dẫu rất
cá tính, rất "chất" nhưng những ai thuộc nằm lòng phiên bản gốc do Jesse
J thể hiện vẫn không thể nào "dung nạp" được phần thi đấu của "song
Linh". Trong trường hợp này, lẽ ra HVL Thu Minh nên chọn cho cả hai một
ca khúc tiếng Việt thì sẽ tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên, phải đến ca khúc Payphone do Thảo Nguyên và Quốc Dũng
trình bày thì các fan của US & UK mới thật sự ngỡ ngàng về độ "thảm
họa" của nó. Cách phát âm cũng như cố gắng bóp mép chất giọng của mình
để nghe có vẻ "Tây", có vẻ độc đáo của Thảo Nguyên vẫn còn kém hẳn Quốc
Dũng một bậc. Nhưng sự ngỡ ngàng một lần nữa lại tăng cao khi Trần Lập
đi ngược với sự ủng hộ của khán giả và các HLV còn lại khi chọn Thảo
Nguyên.
Nếu nhắc đến When you believe, khán giả sẽ
nhớ ngay đến màn song ca bất hủ của diva Mariah Carey và Whitney Houston
quá đỗi ngọt ngào, da diết và tràn đầy tình cảm. Còn Diễm My và Xuân Nghi
lại hát theo kiểu đối đầu, gằn giọng và chỉ chăm chăm khoe giọng hát
của mình. Thế nên dù có một giọng hát vô cùng nội lực, nhưng cách chọn
bài hát sai, cách hiểu sai đã khiến họ phá hủy hoàn toàn ca khúc này.
Sau tập 2, các fan của US & UK liên tục treo
status "kêu gào" đòi Giọng hát Việt "hạ màn" việc cho thí sinh hát tiếng
Anh: "Vì hòa bình thế giới, tôi khẩn thiết kêu gọi các huấn
luyện viên The Voice đừng chọn các ca khúc tiếng Anh cho thí sinh
hát một cách tràn lan như vậy nữa! Cẩn thận Anh - Mỹ hợp tác
đánh Việt Nam vì tội báng bổ quốc ngữ của tụi nó đó. Nhạc
ngoại hay nhưng không phải ai hát hay thì đều giỏi ngoại ngữ",
"Làm ơn đừng chọn nhạc tiếng Anh cho thí sinh nữa. Làm ơn tha cho những
người vẫn còn quan tâm The Voice và tha cho những người nghe US/UK chủ
yếu như chúng em...".
Giữa luồng phản ứng tiêu cực về khả năng hát tiếng Anh
của các thí sinh cũng như khả năng chọn bài hát của các vị huấn luyện
viên, tập 2 đã vô tình tôn vinh hai thí sinh hát nhạc Việt: Xuân Sơn và
Phú Luân với ca khúc Radio. Thu Minh một lần nữa chứng tỏ sự thông minh và tinh tế tuyệt vời trong cách chọn bài cho thí sinh của mình. Radio có
thể nói là một trong những ca khúc "đỉnh" nhất của tập 2 và là một điểm
sáng le lói trong hàng loạt những ca khúc nhạc ngoại. Sự kết hợp, hỗ
trợ vô cùng ăn ý của hai người bạn thân thiết này đã khiến các khán giả
yêu nhạc Việt hoàn toàn hài lòng, nếu không muốn gọi là thỏa mãn. Ngay
sau ca khúc này, Thu Minh đã phải thốt lên: "Các em là những người nghệ
sĩ thực thụ, vì các em coi trọng bài hát hơn bản thân các em. Điều này
chứng minh, chúng ta hoàn toàn không thiếu những ca khúc nhạc Việt ca từ
hay, tiết tấu đẹp để các thí sinh có thể tỏa sáng trên "võ đài" âm nhạc
như The Voice".
Thế nhưng, ngoài Thu Minh ra, có vẻ như 3 HLV còn lại vẫn chưa nhận ra điều đó?
thứ 2 vào tối 26/8 vừa qua đã có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng âm
thanh và ánh sáng. Tuy nhiên, việc tiếp tục chọn các bài hát tiếng Anh
để thi đấu đã khiến cho tập 2 trở thành một "thảm họa" với những ai yêu
mến nhạc US & UK.
Ở tập 2 này, đẳng cấp cũng như sự thông minh của các
HLV được thể hiện khá rõ nét ở công đoạn chọn bài hát và định hình phong
cách cho các thí sinh. Những tranh cãi của khán giả cũng bắt đầu từ đây
mà ra. Nếu ở tập 1, quyết định chọn cho Thanh Thủy và Bảo Anh với ca khúc được đánh giá là "dành riêng cho Bảo Anh" Somebody that I used to know đã khiến Trần Lập mất đi một lượng lớn khán giả ủng hộ thì sang tập 2, anh lại tiếp tục gây thất vọng nặng nề khi chọn cho Ksor Đức ca khúc tiếng Anh Into the night.
Rõ ràng, đây là một ca khúc hoàn toàn bất lợi với
Ksor, chàng trai đến từ Tây nguyên có giọng hát đầy lửa nhưng lại chưa
từng hát tiếng Anh bao giờ. Trong khi đó, đối thủ của anh là Huỳnh Anh
Tuấn, người vốn có thế mạnh về hát nhạc tiếng Anh. Thử thách là cần
thiết, nhưng thử thách cũng cần phải phù hợp với hoàn cảnh và năng lực
của mỗi người. Nếu như Trần Lập có thể chọn một ca khúc nhạc Việt mang
chất rock cho 2 chàng trai này thì rất có thể, cục diện đã thay đổi.
Có sự công bằng nào cho chàng trai Tây nguyên khi lần đầu tiên phải thể hiện một ca khúc bằng thứ ngôn ngữ mà mình hoàn toàn không tự tin giao tiếp? |
cũng được đánh giá là "quá sức" so với cặp đôi này. Quốc Cường dẫu lên
được những nốt cao vút nhưng lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng
hát tiếng Anh, trong khi đó, Thái Trinh lại chưa có đủ độ chín về cảm
xúc cũng như sự từng trải, tinh tế cần thiết để xử lý ca khúc Ain't no sunshine.
Chính Thái Trinh cũng thừa nhận, việc song ca ca khúc này là một điều
không đơn giản chút nào. Sự ra đi của Quốc Cường tiếp tục trở thành một
dấu chấm hỏi cho khán giả.
Ca khúc Price Tag của "song Linh" là một điển
hình khác của sự thất bại do thiếu khả năng ngoại ngữ. Từ câu nói mở
đầu cho đến việc phát âm sai từ "price tag" của cả hai thí sinh Phương Linh lẫn Khánh Linh
khiến bài hát đã bị "phá hủy" hoàn toàn so với phiên bản gốc. Dẫu rất
cá tính, rất "chất" nhưng những ai thuộc nằm lòng phiên bản gốc do Jesse
J thể hiện vẫn không thể nào "dung nạp" được phần thi đấu của "song
Linh". Trong trường hợp này, lẽ ra HVL Thu Minh nên chọn cho cả hai một
ca khúc tiếng Việt thì sẽ tốt hơn nhiều.
Tuy nhiên, phải đến ca khúc Payphone do Thảo Nguyên và Quốc Dũng
trình bày thì các fan của US & UK mới thật sự ngỡ ngàng về độ "thảm
họa" của nó. Cách phát âm cũng như cố gắng bóp mép chất giọng của mình
để nghe có vẻ "Tây", có vẻ độc đáo của Thảo Nguyên vẫn còn kém hẳn Quốc
Dũng một bậc. Nhưng sự ngỡ ngàng một lần nữa lại tăng cao khi Trần Lập
đi ngược với sự ủng hộ của khán giả và các HLV còn lại khi chọn Thảo
Nguyên.
Dù chất giọng rất tốt nhưng Diễm My và Xuân Nghi vẫn bị cho là phá hủy hoàn toàn ca khúc When you believe so với phiên bản gốc. |
nhớ ngay đến màn song ca bất hủ của diva Mariah Carey và Whitney Houston
quá đỗi ngọt ngào, da diết và tràn đầy tình cảm. Còn Diễm My và Xuân Nghi
lại hát theo kiểu đối đầu, gằn giọng và chỉ chăm chăm khoe giọng hát
của mình. Thế nên dù có một giọng hát vô cùng nội lực, nhưng cách chọn
bài hát sai, cách hiểu sai đã khiến họ phá hủy hoàn toàn ca khúc này.
Sau tập 2, các fan của US & UK liên tục treo
status "kêu gào" đòi Giọng hát Việt "hạ màn" việc cho thí sinh hát tiếng
Anh: "Vì hòa bình thế giới, tôi khẩn thiết kêu gọi các huấn
luyện viên The Voice đừng chọn các ca khúc tiếng Anh cho thí sinh
hát một cách tràn lan như vậy nữa! Cẩn thận Anh - Mỹ hợp tác
đánh Việt Nam vì tội báng bổ quốc ngữ của tụi nó đó. Nhạc
ngoại hay nhưng không phải ai hát hay thì đều giỏi ngoại ngữ",
"Làm ơn đừng chọn nhạc tiếng Anh cho thí sinh nữa. Làm ơn tha cho những
người vẫn còn quan tâm The Voice và tha cho những người nghe US/UK chủ
yếu như chúng em...".
Sự thành công của Xuân Sơn và Phú Luân trong ca khúc Radio đã chứng tỏ nhạc Việt không hề thiếu các sản phẩm chất lượng. |
của các thí sinh cũng như khả năng chọn bài hát của các vị huấn luyện
viên, tập 2 đã vô tình tôn vinh hai thí sinh hát nhạc Việt: Xuân Sơn và
Phú Luân với ca khúc Radio. Thu Minh một lần nữa chứng tỏ sự thông minh và tinh tế tuyệt vời trong cách chọn bài cho thí sinh của mình. Radio có
thể nói là một trong những ca khúc "đỉnh" nhất của tập 2 và là một điểm
sáng le lói trong hàng loạt những ca khúc nhạc ngoại. Sự kết hợp, hỗ
trợ vô cùng ăn ý của hai người bạn thân thiết này đã khiến các khán giả
yêu nhạc Việt hoàn toàn hài lòng, nếu không muốn gọi là thỏa mãn. Ngay
sau ca khúc này, Thu Minh đã phải thốt lên: "Các em là những người nghệ
sĩ thực thụ, vì các em coi trọng bài hát hơn bản thân các em. Điều này
chứng minh, chúng ta hoàn toàn không thiếu những ca khúc nhạc Việt ca từ
hay, tiết tấu đẹp để các thí sinh có thể tỏa sáng trên "võ đài" âm nhạc
như The Voice".
Thế nhưng, ngoài Thu Minh ra, có vẻ như 3 HLV còn lại vẫn chưa nhận ra điều đó?
Tường Nhiên