Câu chuyện cảm động của anh Trần Đình Thùy (huyện Thanh
Oai, Hà Nội) bị thiểu năng trí tuệ kết hôn cùng một phụ nữ vừa câm vừa
điếc và hơn anh những 22 tuổi khiến người ta thấy được sự khát khao có
một gia đình...
Cuộc hôn nhân đặc biệt
Đôi
mắt kém, đôi chân chậm chạp nhưng bà Lã Thị Kếu dường như đã cảm nhận
được nhà hôm nay có khách, mà "khách sang" hẳn hoi. Vì nhà bà cả năm
chẳng có khách đi xe máy đến. Bà vội vã dùng chân gạt mấy cái nồi, chảo
đang bày biện tứ tung vào gầm giường và chọn chiếc áo lành nhất để đón
khách.Cho đến tận ngày hôm nay, bà Kếu vẫn không
thể quên những ngày cơ cực nhất mà cũng hạnh phúc nhất cuộc đời của
mình. Đó là cái ngày anh con trai duy nhất của bà lấy vợ và sinh con:
“mừng quá chú à, con cái ngớ ngẩn lại lấy được vợ và sinh con nữa. Nhưng
nhọc nỗi, vợ nó chết để lại thằng bé mới 5 tháng tuổi. Tôi thì già, mắt
kém, bố nó thì thần kinh hóa dại nuôi sao nổi thằng bé!…?”
Bà Kếu và cháu đích tôn - giấc mơ của cả nhà.
Cả
cái xóm nghèo của thôn Cao Mật, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội
vẫn chưa hết "bàng hoàng" khi chứng kiến một đám cưới độc nhất vô nhị.
Thật bi mà cũng thật đẹp: Một chàng thanh niên 20 tuổi thần kinh không
bình thường kết hôn cùng cô gái 44 tuổi vừa câm vừa điếc.
Nhiều
người còn cho rằng đây còn là một cuộc hôn nhân "hiếm có trong lịch
sử". Anh Trần Đình Thùy là đứa con trai duy nhất của bà Kếu và ông Vĩnh
(ông Vĩnh đã mất khi Thùy còn nhỏ). Không may mắn cho bà, cậu con trai
duy nhất thần kinh không bình thường, có lớn mà chẳng có khôn. Bà Kếu
ngậm ngùi kể: “Đấy anh xem, có nhiều thì tốt còn mình có một thì xấu.
Con nhà người ta như chông như mác, khôn ngoan, còn con nhà mình rồ rồ
dại dại. Nhưng thằng Thùy nhà tôi thích lấy vợ lắm, tôi cũng muốn lấy
cho nó một đứa để đỡ đần cho cả 2 mẹ con”.
Căn nhà
tuềnh toàng, không có gì giá trị ngoài mấy tạ thóc sau vụ gặt vừa rồi.
Tháng năm nắng như đổ lửa, nhà không có lấy một cái quạt máy, nhà thấp
lè tè như rực lên vì nóng và ngột ngạt đến khó thở. Bà Kếu gạt nhanh
nước mắt lẫn với mồ hôi trên gò má, nghẹn ngào từng câu: “Năm ngoái có
cái quạt máy cũ, nhà không có cửa đóng, chúng nó vào ăn cắp mất rồi chú
ạ”.
Năm 2003, bà Kếu vui mừng cưới được cho anh Thùy
người vợ, những mong đỡ đần bà lúc tuổi già và yêu thương người chồng
lẩn thẩn. Thật không may mắn cho bà, người vợ già của con trai bà không
những không giúp được gì mà chị còn mang rất nhiều bệnh tật. Không chỉ
câm và điếc, cô con dâu lại mắc bệnh gan. Đôi mắt buồn nặng trĩu, bà Kếu
nhớ lại: “Những tưởng lấy được người về đỡ đần, ai ngờ mình còn phải
hầu hạ nó. Người nó trăm thứ bệnh, chẳng làm ăn được gì, suốt ngày chỉ
có đi lại và trông nhà thôi”.
Trong cái rủi lại luôn
có điều may mắn. Trong niềm khát khao làm mẹ, khát khao tổ ấm, cuối
cùng cô con dâu bà Kếu cũng mang thai. Do cơ thể yếu và mang nhiều bệnh
nên khi sinh nở gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này bà Kếu thực sự không thể
cầm lòng, những giọt nước mắt dàn dụa trên gò má nhăn nhúm bạc phếch:
“Ngày đó thật kinh khủng, nếu không nhanh thì cả 2 mẹ con nó đều chết.
May mà đưa đi bệnh viện tỉnh kịp chú à. Tiền thì không có, vay cả làng
được 3 triệu trả tiền viện phí đấy”. Rồi bà lóe lên niềm vui: “Thằng cu
chú ạ! May quá, mẹ nó cũng không sao mà lại được thằng cu!”.
Vật vã lớn trên lưng bà
Những
tưởng nỗi khổ, sự cơ cực gia đình bà Kếu, anh Thùy đã chấm dứt sau khi
vợ anh sinh hạ cậu quý tử. 5 tháng sau ngày vợ anh ở cữ, chị đã vĩnh
viễn ra đi. Căn bệnh xơ gan đã cướp đi tất cả, cướp đi người mẹ của em
bé 5 tháng tuổi, người vợ, người con dâu của gia đình bà Kếu.
Sự
cơ cực đè lên đôi vai bà Kếu nặng hơn bao giờ hết. Bà vất vả nuôi người
con thần kinh nay lại nuôi thêm đứa cháu nội mới chỉ 5 tháng tuổi. Anh
Trần Đình Thùy, nhìn ngắm những chiếc giấy khen của con mà không ý thức
đó là những kỳ tích con anh có được.
Anh Trần Đình Thùy, nhìn ngắm những chiếc giấy khen của con mà không ý thức đó là những kỳ tích con anh có được.
Bà
ngậm ngùi kể lại những ngày cơ cực nuôi con và cháu: “Thằng bố nó có
biết gì đâu, suốt ngày lang thang quanh làng, đến bữa còn chẳng chịu về
nhà ăn cho ý chứ”.
Bà cụ quàng nhẹ đầu cháu Trần
Đình Thế rồi khẽ vuốt mái tóc đỏ hoe của nó và nói: “Ngày đó tôi đi làm
đồng, buổi sáng mát giời địu nó ở sau lưng, nhưng gần trưa nắng quá quay
cháu sang bụng. Vụ mùa nào cũng thế, 2 bà cháu đi làm đồng từ khi nó 5
tháng…”. Cánh tay sần như ghì chặt cháu nội vào lòng, bà kể tiếp: “Có
khi nắng quá, trải cái áo mưa vào bụi cây rồi đặt nó ở đó, nhiều hôm mải
làm mới phát hiện ra kiến nó còn bu đầy - nghĩ mà thương, nhưng mắt tôi
kém, biết làm thế nào”.
Ngước lên bàn thờ nhìn cô
con dâu xấu số, bà Kếu như vỡ òa: “Khổ nhất những đêm cháu nó thèm sữa,
khóc không sao dỗ được. Hôm đi tiêm chủng cho cháu, tối nó bị sốt. Hai
bà cháu cõng nhau lên trạm y tế xã nhưng gọi cửa không có ai. Trời thì
mưa, cháu Thế thì sốt ngày một cao, 2 bà cháu cõng nhau đi bộ gần 5km ra
tận phố huyện nhờ được ông bác sĩ tốt bụng bán cho mấy viên hạ sốt…”.
Tôi
được chứng kiến bữa cơm trưa với nồi nước canh xanh đen, đĩa rau đầy, 1
quả trứng bẻ đôi cho 2 bố con. Vị chua chua của quả sấu, chát chát của
rau khoai lang luộc… Ba con người khốn khó cặm cụi và từng miếng cơm vào
miệng...
Giấc mơ có thật
Ước
mơ lớn nhất của bà Kếu là có cháu nội và cháu nội phải biết đọc biết
viết. Khi anh con trai "sinh" cho bà đứa cháu nội, coi như ước mơ của bà
thành hiện thực được một nửa. Chống tay xuống gối, nặng nề nâng cái
lưng còng, bà lấy mấy cái giấy khen mà thằng cháu đích tôn đạt được
trong năm qua.
Bà sung sướng cởi lòng: “Thằng Thế nó
biết chữ rồi đấy, lại còn học giỏi nữa. Năm vừa rồi còn được tặng 4 cái
giấy khen, nào là của tỉnh, của huyện, của trường rồi cả dòng họ Trần
cũng tặng cho học sinh giỏi".
Rồi bà cười chua chát
nói: "Bố nó ngày xưa tôi cũng cho đi học, nhưng học đến 12 năm lớp 1 mà
cũng chẳng biết lấy 1 chữ, còn tôi thì mù tịt...". Bà nửa đùa nửa thật
nhìn cháu rồi nói: “Thế là có thằng nó đọc bài khấn rồi, không có tôi
chết đi chẳng ai khấn cho ông bà tổ tiên…”.
Được hỏi
về tương lai cháu Thế, bà Kếu nói chắc nịch một câu: “Tôi còn sống ngày
nào thì ngày đó thằng Thế còn đi học, không thể để nó giống bố được.
Khó khăn mấy tôi cũng chịu được, miễn sao nó bớt khổ”.
Lần
mò đầu giường, bà cụ bới đống quần áo cũ lấy một tờ báo rách bươm đưa
cho cháu và nói: “Đọc chữ đi cho chú nghe con, nhanh lên chú cho tiền
mua kẹo…”.
Hòa lẫn giọng đọc rụt rè của cháu Trần
Đình Thế, tôi cảm nhận được niềm tự hào, hy vọng vào tương lai mà bà cụ
đặt trọn vào thằng cháu đích tôn đáng thương mà đầy nghị lực.
Nguồn:zingvn
Oai, Hà Nội) bị thiểu năng trí tuệ kết hôn cùng một phụ nữ vừa câm vừa
điếc và hơn anh những 22 tuổi khiến người ta thấy được sự khát khao có
một gia đình...
Cuộc hôn nhân đặc biệt
Đôi
mắt kém, đôi chân chậm chạp nhưng bà Lã Thị Kếu dường như đã cảm nhận
được nhà hôm nay có khách, mà "khách sang" hẳn hoi. Vì nhà bà cả năm
chẳng có khách đi xe máy đến. Bà vội vã dùng chân gạt mấy cái nồi, chảo
đang bày biện tứ tung vào gầm giường và chọn chiếc áo lành nhất để đón
khách.Cho đến tận ngày hôm nay, bà Kếu vẫn không
thể quên những ngày cơ cực nhất mà cũng hạnh phúc nhất cuộc đời của
mình. Đó là cái ngày anh con trai duy nhất của bà lấy vợ và sinh con:
“mừng quá chú à, con cái ngớ ngẩn lại lấy được vợ và sinh con nữa. Nhưng
nhọc nỗi, vợ nó chết để lại thằng bé mới 5 tháng tuổi. Tôi thì già, mắt
kém, bố nó thì thần kinh hóa dại nuôi sao nổi thằng bé!…?”
Bà Kếu và cháu đích tôn - giấc mơ của cả nhà.
Cả
cái xóm nghèo của thôn Cao Mật, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội
vẫn chưa hết "bàng hoàng" khi chứng kiến một đám cưới độc nhất vô nhị.
Thật bi mà cũng thật đẹp: Một chàng thanh niên 20 tuổi thần kinh không
bình thường kết hôn cùng cô gái 44 tuổi vừa câm vừa điếc.
Nhiều
người còn cho rằng đây còn là một cuộc hôn nhân "hiếm có trong lịch
sử". Anh Trần Đình Thùy là đứa con trai duy nhất của bà Kếu và ông Vĩnh
(ông Vĩnh đã mất khi Thùy còn nhỏ). Không may mắn cho bà, cậu con trai
duy nhất thần kinh không bình thường, có lớn mà chẳng có khôn. Bà Kếu
ngậm ngùi kể: “Đấy anh xem, có nhiều thì tốt còn mình có một thì xấu.
Con nhà người ta như chông như mác, khôn ngoan, còn con nhà mình rồ rồ
dại dại. Nhưng thằng Thùy nhà tôi thích lấy vợ lắm, tôi cũng muốn lấy
cho nó một đứa để đỡ đần cho cả 2 mẹ con”.
Căn nhà
tuềnh toàng, không có gì giá trị ngoài mấy tạ thóc sau vụ gặt vừa rồi.
Tháng năm nắng như đổ lửa, nhà không có lấy một cái quạt máy, nhà thấp
lè tè như rực lên vì nóng và ngột ngạt đến khó thở. Bà Kếu gạt nhanh
nước mắt lẫn với mồ hôi trên gò má, nghẹn ngào từng câu: “Năm ngoái có
cái quạt máy cũ, nhà không có cửa đóng, chúng nó vào ăn cắp mất rồi chú
ạ”.
Năm 2003, bà Kếu vui mừng cưới được cho anh Thùy
người vợ, những mong đỡ đần bà lúc tuổi già và yêu thương người chồng
lẩn thẩn. Thật không may mắn cho bà, người vợ già của con trai bà không
những không giúp được gì mà chị còn mang rất nhiều bệnh tật. Không chỉ
câm và điếc, cô con dâu lại mắc bệnh gan. Đôi mắt buồn nặng trĩu, bà Kếu
nhớ lại: “Những tưởng lấy được người về đỡ đần, ai ngờ mình còn phải
hầu hạ nó. Người nó trăm thứ bệnh, chẳng làm ăn được gì, suốt ngày chỉ
có đi lại và trông nhà thôi”.
Trong cái rủi lại luôn
có điều may mắn. Trong niềm khát khao làm mẹ, khát khao tổ ấm, cuối
cùng cô con dâu bà Kếu cũng mang thai. Do cơ thể yếu và mang nhiều bệnh
nên khi sinh nở gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này bà Kếu thực sự không thể
cầm lòng, những giọt nước mắt dàn dụa trên gò má nhăn nhúm bạc phếch:
“Ngày đó thật kinh khủng, nếu không nhanh thì cả 2 mẹ con nó đều chết.
May mà đưa đi bệnh viện tỉnh kịp chú à. Tiền thì không có, vay cả làng
được 3 triệu trả tiền viện phí đấy”. Rồi bà lóe lên niềm vui: “Thằng cu
chú ạ! May quá, mẹ nó cũng không sao mà lại được thằng cu!”.
Vật vã lớn trên lưng bà
Những
tưởng nỗi khổ, sự cơ cực gia đình bà Kếu, anh Thùy đã chấm dứt sau khi
vợ anh sinh hạ cậu quý tử. 5 tháng sau ngày vợ anh ở cữ, chị đã vĩnh
viễn ra đi. Căn bệnh xơ gan đã cướp đi tất cả, cướp đi người mẹ của em
bé 5 tháng tuổi, người vợ, người con dâu của gia đình bà Kếu.
Sự
cơ cực đè lên đôi vai bà Kếu nặng hơn bao giờ hết. Bà vất vả nuôi người
con thần kinh nay lại nuôi thêm đứa cháu nội mới chỉ 5 tháng tuổi. Anh
Trần Đình Thùy, nhìn ngắm những chiếc giấy khen của con mà không ý thức
đó là những kỳ tích con anh có được.
Anh Trần Đình Thùy, nhìn ngắm những chiếc giấy khen của con mà không ý thức đó là những kỳ tích con anh có được.
Bà
ngậm ngùi kể lại những ngày cơ cực nuôi con và cháu: “Thằng bố nó có
biết gì đâu, suốt ngày lang thang quanh làng, đến bữa còn chẳng chịu về
nhà ăn cho ý chứ”.
Bà cụ quàng nhẹ đầu cháu Trần
Đình Thế rồi khẽ vuốt mái tóc đỏ hoe của nó và nói: “Ngày đó tôi đi làm
đồng, buổi sáng mát giời địu nó ở sau lưng, nhưng gần trưa nắng quá quay
cháu sang bụng. Vụ mùa nào cũng thế, 2 bà cháu đi làm đồng từ khi nó 5
tháng…”. Cánh tay sần như ghì chặt cháu nội vào lòng, bà kể tiếp: “Có
khi nắng quá, trải cái áo mưa vào bụi cây rồi đặt nó ở đó, nhiều hôm mải
làm mới phát hiện ra kiến nó còn bu đầy - nghĩ mà thương, nhưng mắt tôi
kém, biết làm thế nào”.
Ngước lên bàn thờ nhìn cô
con dâu xấu số, bà Kếu như vỡ òa: “Khổ nhất những đêm cháu nó thèm sữa,
khóc không sao dỗ được. Hôm đi tiêm chủng cho cháu, tối nó bị sốt. Hai
bà cháu cõng nhau lên trạm y tế xã nhưng gọi cửa không có ai. Trời thì
mưa, cháu Thế thì sốt ngày một cao, 2 bà cháu cõng nhau đi bộ gần 5km ra
tận phố huyện nhờ được ông bác sĩ tốt bụng bán cho mấy viên hạ sốt…”.
Tôi
được chứng kiến bữa cơm trưa với nồi nước canh xanh đen, đĩa rau đầy, 1
quả trứng bẻ đôi cho 2 bố con. Vị chua chua của quả sấu, chát chát của
rau khoai lang luộc… Ba con người khốn khó cặm cụi và từng miếng cơm vào
miệng...
Giấc mơ có thật
Ước
mơ lớn nhất của bà Kếu là có cháu nội và cháu nội phải biết đọc biết
viết. Khi anh con trai "sinh" cho bà đứa cháu nội, coi như ước mơ của bà
thành hiện thực được một nửa. Chống tay xuống gối, nặng nề nâng cái
lưng còng, bà lấy mấy cái giấy khen mà thằng cháu đích tôn đạt được
trong năm qua.
Bà sung sướng cởi lòng: “Thằng Thế nó
biết chữ rồi đấy, lại còn học giỏi nữa. Năm vừa rồi còn được tặng 4 cái
giấy khen, nào là của tỉnh, của huyện, của trường rồi cả dòng họ Trần
cũng tặng cho học sinh giỏi".
Rồi bà cười chua chát
nói: "Bố nó ngày xưa tôi cũng cho đi học, nhưng học đến 12 năm lớp 1 mà
cũng chẳng biết lấy 1 chữ, còn tôi thì mù tịt...". Bà nửa đùa nửa thật
nhìn cháu rồi nói: “Thế là có thằng nó đọc bài khấn rồi, không có tôi
chết đi chẳng ai khấn cho ông bà tổ tiên…”.
Được hỏi
về tương lai cháu Thế, bà Kếu nói chắc nịch một câu: “Tôi còn sống ngày
nào thì ngày đó thằng Thế còn đi học, không thể để nó giống bố được.
Khó khăn mấy tôi cũng chịu được, miễn sao nó bớt khổ”.
Lần
mò đầu giường, bà cụ bới đống quần áo cũ lấy một tờ báo rách bươm đưa
cho cháu và nói: “Đọc chữ đi cho chú nghe con, nhanh lên chú cho tiền
mua kẹo…”.
Hòa lẫn giọng đọc rụt rè của cháu Trần
Đình Thế, tôi cảm nhận được niềm tự hào, hy vọng vào tương lai mà bà cụ
đặt trọn vào thằng cháu đích tôn đáng thương mà đầy nghị lực.
Nguồn:zingvn