Ngày 23/8, bác sĩ Trương Quang Định, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cho biết, cặp song sinh dính nhau hiện đang được bệnh viện điều trị là cặp thứ 3 từ trước tới nay.
Phải chờ tới khi bé được 4 tuần Bác sĩ Định đánh giá, cặp song sinh này dính nhau khá phức tạp ở những bộ phận quan trọng như tim, gan nên để đưa ra hướng điều trị rõ ràng bệnh viện phải họp hội chẩn và xem xét thật kỹ lưỡng.
“Hiện tại mẹ của hai bé vừa trải qua cơn vượt cạn, sức khỏe còn rất yếu. Sản phụ vô cùng lo lắng cho tình trạng các con mình nên cần được chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Qua đó, tất cả các thông tin về cặp song sinh dính nhau này chỉ là sơ bộ. Khi nào sức khỏe bà mẹ và em bé ổn định bệnh viện sẽ thông báo để báo chí tiếp xúc” - bác sĩ Định nói.
Ngày 21/8, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết về việc tiếp nhận một cặp song sinh dính nhau phần ngực, bụng chuyển tới từ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đó là con của sản phụ Nguyễn Thị L., 23 tuổi, quê ở Hà Tĩnh.
Các bé dính nhau ở phần mỏm tim, gan. Trong đó một bé bị vẹo cột sống khá nặng do tư thế dính nhau gây ra.
Trong y văn, tỷ lệ song sinh dính nhau là 1/50.000 trường hợp. Tùy từng mức độ nghiêm trọng mà các sĩ có thể đưa ra hướng phẫu thuật tách dính. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật được cũng phải chờ tới khi các bé được 4 đến 6 tuần tuổi.
Nhớ về cặp song sinh Việt - Đức
Cách đây 24 năm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tham gia một ca mổ tách dính cho cặp song sinh Việt – Đức nổi tiếng một thời.
Ca mổ diễn ra tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ với ê kíp mổ 70 người, GS.TS bác sĩ Trần Đông A, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 là trưởng ê kíp.
Cặp song sinh Việt - Đức sinh năm 1981, quê ở Kon Tum, bị di chứng của chất độc da cam. Tới năm 1987, do Việt bị viêm não nặng nên các bác sĩ đã phải lên kế hoạch mổ tách dính.
Ca phẫu thuật tách dính cho cặp song sinh Việt – Đức là ca đầu tiên tại Việt Nam và thứ 7 trên thế giới diễn ra thành công. Sau ca mổ 19 năm, Việt do bị teo não và khuyết nhiều bộ phận nên đã qua đời, còn Đức vẫn sống mạnh khỏe, cưới vợ, sinh con. Đặc biệt, Đức - cậu bé của cặp song sinh dính nhau ngày nào nay cũng sinh được hai người con sinh đôi (một trai, một gái).
Sau ca mổ tách dính thành công cho cặp song sinh Việt – Đức, bác sĩ Trần Đông A đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness và được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động và danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Vào năm 2010, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đã mổ tách dính cho cặp song sinh quê Bến Tre, nặng 5,7 kg. Đó là hai bé trai bị dính nhau ở gan và xương ức với diện tích 12x15cm. Một trong hai bé có sức khỏe rất yếu do bị dị tật ở tim. May mắn ca mổ đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Cũng trong năm 2010, Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn tiếp nhận thêm hai bé gái song sinh dính nhau. Tuy nhiên, do dính nhau quá phức tạp các cơ quan nội tạng và quá nhẹ cân nên chưa kịp làm phẫu thuật, cả hai bé đã qua đời. Các kết quả siêu âm và phim chụp cho thấy cặp song sinh này dính nhau ở tim. Khám lâm sàng bên ngoài phần bụng các bé dính liền và chung một dây rốn.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tỷ lệ thành công của mổ tách dính các cặp song sinh rất khó nói, tỷ lệ cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ dính có nghiêm trọng không. Những ca dính nhau ở các bộ phận không quan trọng, thay thế được, diện tích dính ít thì sau khi phẫu thuật có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, với những cặp dính nhau phức tạp ở bộ phận như tim, hoặc chung nhau một trái tim, nếu phẫu thuật các bác sĩ và gia đình sẽ phải đưa ra quyết định chọn một trong hai bé.
Phải chờ tới khi bé được 4 tuần Bác sĩ Định đánh giá, cặp song sinh này dính nhau khá phức tạp ở những bộ phận quan trọng như tim, gan nên để đưa ra hướng điều trị rõ ràng bệnh viện phải họp hội chẩn và xem xét thật kỹ lưỡng.
“Hiện tại mẹ của hai bé vừa trải qua cơn vượt cạn, sức khỏe còn rất yếu. Sản phụ vô cùng lo lắng cho tình trạng các con mình nên cần được chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Qua đó, tất cả các thông tin về cặp song sinh dính nhau này chỉ là sơ bộ. Khi nào sức khỏe bà mẹ và em bé ổn định bệnh viện sẽ thông báo để báo chí tiếp xúc” - bác sĩ Định nói.
Ngày 21/8, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết về việc tiếp nhận một cặp song sinh dính nhau phần ngực, bụng chuyển tới từ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đó là con của sản phụ Nguyễn Thị L., 23 tuổi, quê ở Hà Tĩnh.
Các bé dính nhau ở phần mỏm tim, gan. Trong đó một bé bị vẹo cột sống khá nặng do tư thế dính nhau gây ra.
Trong y văn, tỷ lệ song sinh dính nhau là 1/50.000 trường hợp. Tùy từng mức độ nghiêm trọng mà các sĩ có thể đưa ra hướng phẫu thuật tách dính. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật được cũng phải chờ tới khi các bé được 4 đến 6 tuần tuổi.
Nhớ về cặp song sinh Việt - Đức
Cách đây 24 năm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tham gia một ca mổ tách dính cho cặp song sinh Việt – Đức nổi tiếng một thời.
Ca mổ diễn ra tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ với ê kíp mổ 70 người, GS.TS bác sĩ Trần Đông A, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 là trưởng ê kíp.
Cặp song sinh Việt - Đức sinh năm 1981, quê ở Kon Tum, bị di chứng của chất độc da cam. Tới năm 1987, do Việt bị viêm não nặng nên các bác sĩ đã phải lên kế hoạch mổ tách dính.
Ca phẫu thuật tách dính cho cặp song sinh Việt – Đức là ca đầu tiên tại Việt Nam và thứ 7 trên thế giới diễn ra thành công. Sau ca mổ 19 năm, Việt do bị teo não và khuyết nhiều bộ phận nên đã qua đời, còn Đức vẫn sống mạnh khỏe, cưới vợ, sinh con. Đặc biệt, Đức - cậu bé của cặp song sinh dính nhau ngày nào nay cũng sinh được hai người con sinh đôi (một trai, một gái).
Sau ca mổ tách dính thành công cho cặp song sinh Việt – Đức, bác sĩ Trần Đông A đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness và được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động và danh hiệu Thầy thuốc ưu tú.
Vào năm 2010, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng đã mổ tách dính cho cặp song sinh quê Bến Tre, nặng 5,7 kg. Đó là hai bé trai bị dính nhau ở gan và xương ức với diện tích 12x15cm. Một trong hai bé có sức khỏe rất yếu do bị dị tật ở tim. May mắn ca mổ đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Cũng trong năm 2010, Bệnh viện Nhi Đồng 1 còn tiếp nhận thêm hai bé gái song sinh dính nhau. Tuy nhiên, do dính nhau quá phức tạp các cơ quan nội tạng và quá nhẹ cân nên chưa kịp làm phẫu thuật, cả hai bé đã qua đời. Các kết quả siêu âm và phim chụp cho thấy cặp song sinh này dính nhau ở tim. Khám lâm sàng bên ngoài phần bụng các bé dính liền và chung một dây rốn.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM, tỷ lệ thành công của mổ tách dính các cặp song sinh rất khó nói, tỷ lệ cao hay thấp tùy thuộc vào mức độ dính có nghiêm trọng không. Những ca dính nhau ở các bộ phận không quan trọng, thay thế được, diện tích dính ít thì sau khi phẫu thuật có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, với những cặp dính nhau phức tạp ở bộ phận như tim, hoặc chung nhau một trái tim, nếu phẫu thuật các bác sĩ và gia đình sẽ phải đưa ra quyết định chọn một trong hai bé.
Theo Vietnamnet