Khi phát hiện H. là người đồng tính, lãnh đạo công ty họp kiểm điểm, yêu cầu cô “trở lại bình thường”. Trước sự kỳ thị, H. quyết định rời Hà Nội vào TP.HCM sống với người yêu, làm nên “mái ấm” của hai người con gái…
H. và người yêu tên Y. cùng có mặt tại hội thảo “Hôn nhân cùng giới: Tiếng nói người trong cuộc” do Trung tâm ICS (Tổ chức làm về quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam - LGBT, hay GLBT, là từ viết tắt của cụm từ lesbian, gay, bisexual, và transgender/transsexual people (những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, song tính luyến ái, hoán tính/chuyển đổi giới tính) vừa diễn ra tại TP.HCM.
Người chuyển giới phát biểu tại hội thảo "Hôn nhân cùng giới: Tiếng nói người trong cuộc".
Nhiều cặp đôi đồng tính có mặt ở đây kể về tình yêu của mình cũng như khát vọng tình cảm đó được xã hội và pháp luật chấp nhận, nhất là ở thời điểm Bộ Tư pháp đang xem xét việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Sức mạnh tình yêu!
“Mái ấm” của Y. và H. nằm ở một khu chung cư đường Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Một ngày của họ bắt đầu bằng việc cùng đi ăn sáng, món yêu thích của cả hai là phở, rồi vòng ra chợ mua đồ ăn cho cả ngày, sau đó đi làm. Chiều hết giờ làm, họ gặp nhau ở nhà, cùng dọn dẹp nhà cửa, nấu bữa tối… Đây cũng là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cả hai.
Những ngày cuối tuần họ cũng có những cuộc hẹn hò ở quán cà phê, rạp chiếu phim, đi dạo công viên. Còn dịp lễ cả hai thích đi du lịch bụi để cuộc sống bớt căng thẳng cũng như có thêm thời gian thoải mái bên nhau.
H. là gái Hà Nội gốc, xinh xắn và nhỏ nhẹ, khó chàng trai nào gặp mà không đem lòng cảm mến. Trong con người cô, cảm xúc và tình yêu dữ dội như bất kỳ ai, nhưng điều đó chỉ dành cho người... cùng giới. H. quen Y. cách đây hơn một năm, tình yêu đó có đủ mọi cung bậc như tất cả mọi mối tình trai gái trên thế gian này, dù đang người Bắc kẻ Nam.
Dù không được gia đình, xã hội chấp nhận nhưng tình cảm giữa H. và Y. là có thật... (Ảnh nhân vật cung cấp).
“Ai yêu cũng muốn được ở cạnh người mình yêu, ý định vào Sài Gòn đã ấp ủ trong tôi từ ngày quen Y. Thế nhưng tôi còn gia đình, công việc…, không thể vì tình cảm riêng mà cùng lúc từ bỏ tất cả”. H. suy nghĩ như vậy cho đến ngày, một đồng nghiệp H. từng rất tin tưởng đã “tiết lộ” với mọi người: “Con bé này đồng tính!”.
“Lập tức một cuộc họp của lãnh đạo công ty được tổ chức. Họ yêu cầu tôi kiểm điểm và cũng động viên em trở lại là người “bình thường” thì công ty vẫn sẽ đón nhận. Sự kỳ thị đó đã đưa tôi đến quyết định bỏ lại tất cả để đến với người mình yêu”, H. nhớ lại.
Tình cảm của họ ngày càng lớn qua những ngày sống chung. Ở bên Y., H. không chỉ được sự yêu thương, chăm sóc mà hơn hết là cô thấy mình được bình yên, an toàn. Còn Y., cô thấy được bên trong sự nhẹ nhàng, yếu đuối của H. là sự mạnh mẽ, thẳng thắn và biết quan tâm đến người khác.
Cũng tại buổi hội thảo, luôn nắm chặt tay người yêu, một cô gái khác tên Thủy cho biết cuộc đời cô đang sang một trang mới khi gặp được “một nửa” của mình. Cô không phải là đồng tính nữ mà thuộc người chuyển giới, mang thân xác con gái nhưng hồn con trai.
Một đôi đồng tính nữ luôn tay trong tay.
Từ trước tới giờ, nhất là khi nhận biết “thân phận” của mình, cuộc sống của Thủy chỉ biết học và lao đầu vào công việc cùng sự đau khổ và bế tắc. Rồi đến ngày cô gặp Diệu, một khách hàng của cô, hai người đã tìm được sự chia sẻ, đồng cảm và có động lực để vui sống.
Nhìn cảnh họ luôn nắm chặt tay nhau, có lúc Thủy chỉnh lại sợi dây đeo tay của Diệu bằng sự tỉ mỉ, ánh mắt tràn ngập hạnh phúc… những người có mặt không thể phủ nhận tình yêu chân thành giữa họ.
Xúc động nhất là chuyện tình 20 năm xuyên biên giới của hai nam doanh nhân, một người Mỹ và một người ở Việt Nam - Don và Thịnh. Họ yêu nhau và đã kết hôn ở Mỹ, chuyển về Việt Nam sống hơn 10 năm nay cùng hai cậu con nuôi sáng sủa, kháu khỉnh. Trải qua nhiều đắng cay, đau khổ, họ đã có từng đó thời gian hạnh phúc và bây giờ lại có cùng mục tiêu: “Cho con những gì tốt nhất về học hành, vật chất và đặc biệt là trang bị cho chúng sự tự tin để có thể ứng xử với mọi tình huống trong cuộc sống” .
Người đàn ông ngoại quốc nói rằng, dù ở Việt Nam không công nhận thì họ vẫn là một gia đình hạnh phúc tồn tại 20 năm nay.
Và nước mắt
Với người đồng tính, vượt qua mọi trở ngại từ gia đình, xã hội để đến được với nhau đã là một kỳ tích. Họ tìm được hạnh phúc khi được sống đúng với con người thật của mình, không phải sống bằng vỏ bọc giả tạo. Thế nhưng tình cảm đó luôn phải song hoành cũng nước mắt và những lo âu.
Được sống bên người mình yêu, H. vẫn không tránh được cảm giác cô độc đến tận cùng khi bị gia đình quay lưng. Bố mẹ vì lo cho con, không chấp nhận con gái mình là les nên thường xuyên tạo áp lực với cô, từ nhẹ nhàng, năn nỉ đến xúc phạm. Xa nhà, có những lúc cô thèm tiếng chia sẻ, động viên của bố mẹ đến cồn cào nhưng nếu cô gọi điện thì sẽ chỉ nghe câu “quay lại đi con”. Là người đa cảm, cả nghĩ, H. hiểu rằng tình yêu sẽ không bao giờ là trọn vẹn nếu không được sự ủng hộ của gia đình.
Y mạnh mẽ hơn nhưng không che giấu được nỗi lo của mình. Không người thân thiết, hai cô gái sống với nhau không được pháp luật chấp nhận, điều Y. lo lắng nhất là khi một trong hai người bị bệnh hay gặp tại nạn, vào viện cần người thân xác nhận trong những tình huống cấp bánh, liệu có ai ở bên?
Hạnh phúc ở bên nhau nhưng tình cảm của người đồng tính vẫn nhiều đắng cay.
Kinh tế vững vàng, tình cảm cũng đã được “kiểm nghiệm” 20 năm nay, tuy không còn chịu áp lực từ gia đình nhưng Thịnh và Don cũng có những nỗi lo giành cho hai đứa con của mình. Do không được công nhận về mặt pháp luật nên trên giấy tờ, hai đứa trẻ họ nhận nuôi ở Việt Nam không phải là con chung mà mỗi ông bố một đứa con.
“Nếu như tôi hoặc Don có chuyện gì thì một trong hai đứa con không còn cha, sẽ rất rắc rối cho cháu” - Thịnh nói. Tình yêu của người cha này dành cho con làm nhiều người xúc động khi anh không ngại bày tỏ công khai rằng chỉ lo cho tương lai hai con. Khi xã hội đang nhiều kỳ thị, họ vẫn muốn bao bọc để con được phát triển một cách tốt nhất.
Tình yêu của người đồng tính luôn mang nhiều đau khổ khi họ thường chỉ được sống trong bóng đêm. Nhưng dù có được pháp luật công nhận hay không thì những “mái ấm” của người đồng tính vẫn tồn tại, những cặp cùng giới vẫn yêu nhau như sự thật vốn thế. Tuy nhiên, họ vẫn chờ đợi và hy vọng một ngày tình cảm của mình được thừa nhận để họ được sống thật là con người của mình, sống một cuộc sống được pháp luật công nhận.
Thạc sĩ Lê Quang Bình (Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE) khẳng định đồng tính không phải là bệnh, vì thế không thể chữa và cũng không cần phải chữa. Đây cũng không phải là tệ nạn, đua đòi hay liên quan đến vấn đề đạo đức như nhiều người trong xã hội quan niệm. Năm 1973 ở Hoa Kỳ và năm 1990, tổ chức Y tế thế giới loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Hiện nay, người đồng tính Việt Nam vẫn sống khép kín, dùng nhiều cách che giấu bản thân vì sự kỳ thị từ chính gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp người đồng tính bị gia đình đánh đập, nhốt, xích lại hay đưa đến viện tâm thần. Vấn đề hỗ trợ kiến thức cho người đồng tính ở Việt Nam còn rất hạn chế nên người đồng tính khó và ít có điều kiện kết bạn, hỗ trợ nhau hoặc làm những công việc như mọi người trong cộng đồng. Chính những định kiến của xã hội, người đồng tính có nhiều nguy cơ bị tổn thương, bị bạo hành.
Theo ông, dựa theo lỷ lệ nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt nam có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và song tính trong độ tuổi từ 15 - 59. Ông ủng hộ hôn nhân đồng giới vì việc công nhận này sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe, công việc, cuộc sống của họ, làm thay đổi định kiến từ gia đình, xã hội.
Đến nay, mới chỉ có khoảng 10 đám cưới của người đồng tính “được” báo chí phát hiện và phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, số người đồng tính tổ chức cưới hoặc những buổi tiệc nhỏ để ra mắt người thân và bạn bè là rất nhiều.
H. và người yêu tên Y. cùng có mặt tại hội thảo “Hôn nhân cùng giới: Tiếng nói người trong cuộc” do Trung tâm ICS (Tổ chức làm về quyền của cộng đồng LGBT Việt Nam - LGBT, hay GLBT, là từ viết tắt của cụm từ lesbian, gay, bisexual, và transgender/transsexual people (những người đồng tính nữ, người đồng tính nam, song tính luyến ái, hoán tính/chuyển đổi giới tính) vừa diễn ra tại TP.HCM.
Người chuyển giới phát biểu tại hội thảo "Hôn nhân cùng giới: Tiếng nói người trong cuộc".
Nhiều cặp đôi đồng tính có mặt ở đây kể về tình yêu của mình cũng như khát vọng tình cảm đó được xã hội và pháp luật chấp nhận, nhất là ở thời điểm Bộ Tư pháp đang xem xét việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Sức mạnh tình yêu!
“Mái ấm” của Y. và H. nằm ở một khu chung cư đường Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Một ngày của họ bắt đầu bằng việc cùng đi ăn sáng, món yêu thích của cả hai là phở, rồi vòng ra chợ mua đồ ăn cho cả ngày, sau đó đi làm. Chiều hết giờ làm, họ gặp nhau ở nhà, cùng dọn dẹp nhà cửa, nấu bữa tối… Đây cũng là khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cả hai.
Những ngày cuối tuần họ cũng có những cuộc hẹn hò ở quán cà phê, rạp chiếu phim, đi dạo công viên. Còn dịp lễ cả hai thích đi du lịch bụi để cuộc sống bớt căng thẳng cũng như có thêm thời gian thoải mái bên nhau.
H. là gái Hà Nội gốc, xinh xắn và nhỏ nhẹ, khó chàng trai nào gặp mà không đem lòng cảm mến. Trong con người cô, cảm xúc và tình yêu dữ dội như bất kỳ ai, nhưng điều đó chỉ dành cho người... cùng giới. H. quen Y. cách đây hơn một năm, tình yêu đó có đủ mọi cung bậc như tất cả mọi mối tình trai gái trên thế gian này, dù đang người Bắc kẻ Nam.
Dù không được gia đình, xã hội chấp nhận nhưng tình cảm giữa H. và Y. là có thật... (Ảnh nhân vật cung cấp).
“Ai yêu cũng muốn được ở cạnh người mình yêu, ý định vào Sài Gòn đã ấp ủ trong tôi từ ngày quen Y. Thế nhưng tôi còn gia đình, công việc…, không thể vì tình cảm riêng mà cùng lúc từ bỏ tất cả”. H. suy nghĩ như vậy cho đến ngày, một đồng nghiệp H. từng rất tin tưởng đã “tiết lộ” với mọi người: “Con bé này đồng tính!”.
“Lập tức một cuộc họp của lãnh đạo công ty được tổ chức. Họ yêu cầu tôi kiểm điểm và cũng động viên em trở lại là người “bình thường” thì công ty vẫn sẽ đón nhận. Sự kỳ thị đó đã đưa tôi đến quyết định bỏ lại tất cả để đến với người mình yêu”, H. nhớ lại.
Tình cảm của họ ngày càng lớn qua những ngày sống chung. Ở bên Y., H. không chỉ được sự yêu thương, chăm sóc mà hơn hết là cô thấy mình được bình yên, an toàn. Còn Y., cô thấy được bên trong sự nhẹ nhàng, yếu đuối của H. là sự mạnh mẽ, thẳng thắn và biết quan tâm đến người khác.
Cũng tại buổi hội thảo, luôn nắm chặt tay người yêu, một cô gái khác tên Thủy cho biết cuộc đời cô đang sang một trang mới khi gặp được “một nửa” của mình. Cô không phải là đồng tính nữ mà thuộc người chuyển giới, mang thân xác con gái nhưng hồn con trai.
Một đôi đồng tính nữ luôn tay trong tay.
Từ trước tới giờ, nhất là khi nhận biết “thân phận” của mình, cuộc sống của Thủy chỉ biết học và lao đầu vào công việc cùng sự đau khổ và bế tắc. Rồi đến ngày cô gặp Diệu, một khách hàng của cô, hai người đã tìm được sự chia sẻ, đồng cảm và có động lực để vui sống.
Nhìn cảnh họ luôn nắm chặt tay nhau, có lúc Thủy chỉnh lại sợi dây đeo tay của Diệu bằng sự tỉ mỉ, ánh mắt tràn ngập hạnh phúc… những người có mặt không thể phủ nhận tình yêu chân thành giữa họ.
Xúc động nhất là chuyện tình 20 năm xuyên biên giới của hai nam doanh nhân, một người Mỹ và một người ở Việt Nam - Don và Thịnh. Họ yêu nhau và đã kết hôn ở Mỹ, chuyển về Việt Nam sống hơn 10 năm nay cùng hai cậu con nuôi sáng sủa, kháu khỉnh. Trải qua nhiều đắng cay, đau khổ, họ đã có từng đó thời gian hạnh phúc và bây giờ lại có cùng mục tiêu: “Cho con những gì tốt nhất về học hành, vật chất và đặc biệt là trang bị cho chúng sự tự tin để có thể ứng xử với mọi tình huống trong cuộc sống” .
Người đàn ông ngoại quốc nói rằng, dù ở Việt Nam không công nhận thì họ vẫn là một gia đình hạnh phúc tồn tại 20 năm nay.
Và nước mắt
Với người đồng tính, vượt qua mọi trở ngại từ gia đình, xã hội để đến được với nhau đã là một kỳ tích. Họ tìm được hạnh phúc khi được sống đúng với con người thật của mình, không phải sống bằng vỏ bọc giả tạo. Thế nhưng tình cảm đó luôn phải song hoành cũng nước mắt và những lo âu.
Được sống bên người mình yêu, H. vẫn không tránh được cảm giác cô độc đến tận cùng khi bị gia đình quay lưng. Bố mẹ vì lo cho con, không chấp nhận con gái mình là les nên thường xuyên tạo áp lực với cô, từ nhẹ nhàng, năn nỉ đến xúc phạm. Xa nhà, có những lúc cô thèm tiếng chia sẻ, động viên của bố mẹ đến cồn cào nhưng nếu cô gọi điện thì sẽ chỉ nghe câu “quay lại đi con”. Là người đa cảm, cả nghĩ, H. hiểu rằng tình yêu sẽ không bao giờ là trọn vẹn nếu không được sự ủng hộ của gia đình.
Y mạnh mẽ hơn nhưng không che giấu được nỗi lo của mình. Không người thân thiết, hai cô gái sống với nhau không được pháp luật chấp nhận, điều Y. lo lắng nhất là khi một trong hai người bị bệnh hay gặp tại nạn, vào viện cần người thân xác nhận trong những tình huống cấp bánh, liệu có ai ở bên?
Hạnh phúc ở bên nhau nhưng tình cảm của người đồng tính vẫn nhiều đắng cay.
Kinh tế vững vàng, tình cảm cũng đã được “kiểm nghiệm” 20 năm nay, tuy không còn chịu áp lực từ gia đình nhưng Thịnh và Don cũng có những nỗi lo giành cho hai đứa con của mình. Do không được công nhận về mặt pháp luật nên trên giấy tờ, hai đứa trẻ họ nhận nuôi ở Việt Nam không phải là con chung mà mỗi ông bố một đứa con.
“Nếu như tôi hoặc Don có chuyện gì thì một trong hai đứa con không còn cha, sẽ rất rắc rối cho cháu” - Thịnh nói. Tình yêu của người cha này dành cho con làm nhiều người xúc động khi anh không ngại bày tỏ công khai rằng chỉ lo cho tương lai hai con. Khi xã hội đang nhiều kỳ thị, họ vẫn muốn bao bọc để con được phát triển một cách tốt nhất.
Tình yêu của người đồng tính luôn mang nhiều đau khổ khi họ thường chỉ được sống trong bóng đêm. Nhưng dù có được pháp luật công nhận hay không thì những “mái ấm” của người đồng tính vẫn tồn tại, những cặp cùng giới vẫn yêu nhau như sự thật vốn thế. Tuy nhiên, họ vẫn chờ đợi và hy vọng một ngày tình cảm của mình được thừa nhận để họ được sống thật là con người của mình, sống một cuộc sống được pháp luật công nhận.
Thạc sĩ Lê Quang Bình (Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường ISEE) khẳng định đồng tính không phải là bệnh, vì thế không thể chữa và cũng không cần phải chữa. Đây cũng không phải là tệ nạn, đua đòi hay liên quan đến vấn đề đạo đức như nhiều người trong xã hội quan niệm. Năm 1973 ở Hoa Kỳ và năm 1990, tổ chức Y tế thế giới loại bỏ đồng tính ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.
Hiện nay, người đồng tính Việt Nam vẫn sống khép kín, dùng nhiều cách che giấu bản thân vì sự kỳ thị từ chính gia đình và xã hội. Nhiều trường hợp người đồng tính bị gia đình đánh đập, nhốt, xích lại hay đưa đến viện tâm thần. Vấn đề hỗ trợ kiến thức cho người đồng tính ở Việt Nam còn rất hạn chế nên người đồng tính khó và ít có điều kiện kết bạn, hỗ trợ nhau hoặc làm những công việc như mọi người trong cộng đồng. Chính những định kiến của xã hội, người đồng tính có nhiều nguy cơ bị tổn thương, bị bạo hành.
Theo ông, dựa theo lỷ lệ nghiên cứu của các nhà khoa học, Việt nam có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và song tính trong độ tuổi từ 15 - 59. Ông ủng hộ hôn nhân đồng giới vì việc công nhận này sẽ tác động rất lớn đến sức khỏe, công việc, cuộc sống của họ, làm thay đổi định kiến từ gia đình, xã hội.
Đến nay, mới chỉ có khoảng 10 đám cưới của người đồng tính “được” báo chí phát hiện và phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, số người đồng tính tổ chức cưới hoặc những buổi tiệc nhỏ để ra mắt người thân và bạn bè là rất nhiều.