Trước đây, thị trường sữa tươi không “sốt nóng” như sữa bột, nhưng bắt đầu từ khi TH True Milk xuất hiện với chiến dịch marketing khẳng định mình là “sữa sạch” thì cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi nội bắt đầu bùng nổ. Hơn 1 năm sau, cuộc chiến này ngày càng gay gắt.
“Thương trường là chiến trường”, câu nói này chưa bao giờ sai, nhất là trong cuộc chiến giữa các mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn, thức uống. Có những cuộc chiến ồn ào, thậm chí dẫn đến kiện tụng, nhưng cũng có những cuộc cạnh tranh khá âm thầm mà gay gắt, kéo dài cả năm giữa các thương hiệu cùng ngành hàng.
Thu hút sự quan tâm của dư luận mới đây nhất phải kể đến cuộc chiến giữa các hãng sữa tươi nội. Trước đây thì thị trường sữa tươi không “sốt nóng” như sữa bột, nhưng bắt đầu từ khi TH True Milk xuất hiện với chiến dịch marketing được xem là khá độc đáo khi khẳng định mình là “sữa sạch” thì cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi nội bắt đầu bùng nổ.
Các thương hiệu sữa tươi khác cho rằng, việc TH True Milk khẳng định mình là “sữa sạch” có khác nào ngầm khẳng định các nhãn hiệu sữa tươi khác là không sạch. Sự việc càng ồn ào hơn khi vào cuối tháng 7/2011 Hiệp hội Sữa Việt Nam gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ “sạch” trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.
Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa cho rằng, việc quảng cáo như vậy vô hình chung hàm ý rằng tất cả các loại sữa khác là “không sạch”. Điều này tác động tiêu cực đến hình ảnh sữa tươi của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Sữa Việt Nam, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng về chất lượng sữa tươi, khiến họ có thể hiểu rằng việc uống các loại sữa tươi khác là không sạch.
Còn lãnh đạo một doanh nghiệp lớn trong ngành sữa khi đó cũng chia sẻ, khi mới xem mẫu quảng cáo của TH True Milk, nhiều người trong công ty đã “nóng gáy”: “Trên thị trường có mỗi một ông quảng cáo mình là sữa sạch thôi thì các ông khác là có vấn đề à? Tôi cho rằng việc này rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”.
Các thương hiệu sữa tươi trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt để giữ và kéo khách.
Tuy nhiên, sau đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đưa ra câu trả lời với nội dung đây chỉ là quảng cáo nên không có cơ sở kết luận nội dung quảng cáo có hàm ý các sản phẩm sữa khác không sạch. Và các doanh nghiệp trong ngành đành phải “ngậm bồ hoàn làm ngọt”.
Cuộc chiến giành giật thị phần, uy tín của các hãng sữa nước tưởng sẽ nguôi đi nhưng mới đây lại “nóng sốt” hơn bao giờ hết khi bà chủ TH True Milk phát ngôn trên báo chí với nội dung khá gây sốc: “Tôi không có đối thủ”.
Theo giải thích của bà Thái Hương, bà nói không có đối thủ bởi TH True Milk đi riêng một con đường. “Khi bắt tay vào nghiên cứu ngành sữa, tôi thấy, 92% nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài (năm 2008), sữa nước trên thị trường chủ yếu là sữa hoàn nguyên, tức doanh nghiệp nhập sữa bột về, pha chế thành sữa nước chứ không phải sữa tươi. Tôi chọn cho mình một con đường hoàn toàn riêng biệt: sản xuất sữa tươi sạch. Tôi có thể tự hào khẳng định mình là người đặt viên gạch đầu tiên về sản xuất sữa tươi sạch trên thị trường. Tôi không cần lấy thị trường của người khác, tôi tự tạo ra một lớp khách hàng mới”.
Theo đó, một số doanh nghiệp sữa đã phản ánh, bà Hương nói mình “là người đặt viên gạch đầu tiên về sản xuất sữa tươi sạch trên thị trường”, có khác gì ngầm ý những thương hiệu sữa tươi khác đang bày bán trên thị trường không phải là sữa tươi sạch, hoặc không phải sữa tươi hoàn toàn. Thậm chí, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam Trịnh Quý Phổ đã lên tiếng nhận định phát ngôn của bà Hương quá ngạo mạn.
Những doanh nghiệp sữa khác tuy không lên tiếng trực tiếp phản ứng lại phát ngôn của bà chủ TH True Milk, song những ý kiến của Hiệp hội sữa Việt Nam ở một khía cạnh nào đó cũng có thể hiểu là đại diện cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội sữa.
Còn Vinamilk, sau cuộc tranh cãi sữa nước (sữa bột hoàn nguyên) và sữa tươi trước đó, đồng thời sau chiến dịch quảng cáo rầm rộ của TH True Milk về sữa tươi sạch, “ông lớn” Vinamilk đã quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay là ly tâm tách khuẩn, đảm bảo an toàn hơn cả công nghệ ly tâm tách cặn (mà theo doanh nghiệp này, đây là chiếc máy đầu tiên tại Đông Nam Á) để tung ra sản phẩm sữa tươi 100% thanh trùng Vinamilk vào giữa tháng 12/2011 nhằm cạnh tranh với TH True Milk và những thương hiệu khác. Bên cạnh đó, bao bì của sản phẩm mới này cũng được cải tiến tiện dụng hơn, với hai loại hộp 200 ml và 900 ml. Riêng bao bì 900 ml có nút vặn giúp người tiêu dùng có thể bảo quản sữa tốt hơn sau khi đã mở hộp mà chưa sử dụng hết. Clip quảng cáo của sản phẩm sữa tươi 100% thanh trùng này cũng tươi mới và thu hút người tiêu dùng không kém gì quảng cáo của TH True Milk bởi tràn đầy hương sắc thiên nhiên.
Mộc Châu có vẻ là một tên tuổi khá “lành” trên thị trường sữa tươi, nhưng ít ai nhận ra rằng dù không quảng cáo rầm rộ, không tranh cãi với ai, song thương hiệu này lại có cách cạnh tranh khá khôn khéo, hiệu quả. Chỉ một câu nói của lãnh đạo doanh nghiệp này với báo chí, rằng “sữa tươi Mộc Châu hiện có đủ bán đâu mà quảng cáo nhiều” đã khiến người tiêu dùng càng tin tưởng hơn. Bởi nhiều người cho rằng, doanh nghiệp dùng nguyên liệu là sữa bò tươi 100% chứ không phải nhập khẩu sữa bột về rồi hoàn nguyên để sản xuất sữa tươi, nên nguồn cung mới không đủ đáp ứng thị trường. Thực tế cũng cho thấy, nhiều cửa hàng, đại lý, siêu thị luôn trong tình trạng khan sữa Mộc Châu, mỗi lần nhập về lượng hàng chỉ “nhỏ giọt” chứ không đầy kệ như các thương hiệu sữa khác. Không biết nguyên nhân là do sữa Mộc Châu khan hàng thật, hay đây chỉ là chiêu bán hàng của doanh nghiệp?
Một thương hiệu sữa tươi nữa không chỉ phải gồng mình cạnh tranh với các nhãn hàng khác trên thị trường mà còn phải đấu tranh với thương hiệu... mang đúng tên của mình. Đó là sữa tươi Ba Vì của Công ty CP sữa quốc tế IDP. Nhưng bên cạnh sữa Ba Vì của công ty này, hiện có tới 2 doanh nghiệp khác cùng sử dụng thương hiệu sữa Ba Vì là Công ty CP Sữa Ba Vì và Công ty CP Sữa tươi Ba Vì.
Sản phẩm sữa mang thương hiệu Ba Vì của công ty CP sữa quốc tế IDP đã được đăng ký chính thức bởi các cấp có thẩm quyền và có chứng nhận đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng một ngày bất ngờ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ầm ĩ đưa tin “Sữa tươi Ba Vì kém chất lượng”, “Sữa tươi Ba Vì có vấn đề”, “Sữa tươi Ba Vì bị ngừng sản xuất”… Hóa ra, sản phẩm sữa tươi Ba Vì bị “dính phốt” không phải của CP sữa quốc tế IDP, mà là xuất xứ từ Công ty CP Sữa tươi Ba Vì đặt làm tại dây chuyền sản xuất của Công ty CP sữa Xuân Mai. Tất nhiên, sau đó Công ty CP Sữa Quốc Tế IDP đã phải đăng đàn đính chính để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, nhưng ảnh hưởng của sự trùng tên thương hiệu ít nhiều cũng tác động không nhỏ tới thương hiệu và gây hoang mang cho những khách hàng trung thành của sữa tươi Ba Vì IDP. Không biết CP sữa quốc tế IDP sẽ có hướng giải quyết như thế nào thời gian tới, khi mới đây Công ty CP Sữa tươi Ba Vì đã được UBND huyện Ba Vì đồng ý cấp phép sử dụng nhãn hiệu sữa Ba Vì, và sẽ tiến hành sản xuất theo đúng quy định sau khi có giấy phép chính thức.
TheoĐất Việt
“Thương trường là chiến trường”, câu nói này chưa bao giờ sai, nhất là trong cuộc chiến giữa các mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn, thức uống. Có những cuộc chiến ồn ào, thậm chí dẫn đến kiện tụng, nhưng cũng có những cuộc cạnh tranh khá âm thầm mà gay gắt, kéo dài cả năm giữa các thương hiệu cùng ngành hàng.
Thu hút sự quan tâm của dư luận mới đây nhất phải kể đến cuộc chiến giữa các hãng sữa tươi nội. Trước đây thì thị trường sữa tươi không “sốt nóng” như sữa bột, nhưng bắt đầu từ khi TH True Milk xuất hiện với chiến dịch marketing được xem là khá độc đáo khi khẳng định mình là “sữa sạch” thì cuộc chiến giữa các thương hiệu sữa tươi nội bắt đầu bùng nổ.
Các thương hiệu sữa tươi khác cho rằng, việc TH True Milk khẳng định mình là “sữa sạch” có khác nào ngầm khẳng định các nhãn hiệu sữa tươi khác là không sạch. Sự việc càng ồn ào hơn khi vào cuối tháng 7/2011 Hiệp hội Sữa Việt Nam gửi khiếu nại tới Bộ Y tế, Bộ Công thương và các đơn vị trực thuộc về việc dùng từ “sạch” trong thông điệp quảng cáo “Tinh túy thiên nhiên được giữ vẹn nguyên trong sữa tươi sạch” của TH True Milk.
Ông Trịnh Quý Phổ, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa cho rằng, việc quảng cáo như vậy vô hình chung hàm ý rằng tất cả các loại sữa khác là “không sạch”. Điều này tác động tiêu cực đến hình ảnh sữa tươi của các doanh nghiệp trong Hiệp hội Sữa Việt Nam, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng về chất lượng sữa tươi, khiến họ có thể hiểu rằng việc uống các loại sữa tươi khác là không sạch.
Còn lãnh đạo một doanh nghiệp lớn trong ngành sữa khi đó cũng chia sẻ, khi mới xem mẫu quảng cáo của TH True Milk, nhiều người trong công ty đã “nóng gáy”: “Trên thị trường có mỗi một ông quảng cáo mình là sữa sạch thôi thì các ông khác là có vấn đề à? Tôi cho rằng việc này rất dễ gây hiểu lầm cho người tiêu dùng”.
Các thương hiệu sữa tươi trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt để giữ và kéo khách.
Tuy nhiên, sau đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã đưa ra câu trả lời với nội dung đây chỉ là quảng cáo nên không có cơ sở kết luận nội dung quảng cáo có hàm ý các sản phẩm sữa khác không sạch. Và các doanh nghiệp trong ngành đành phải “ngậm bồ hoàn làm ngọt”.
Cuộc chiến giành giật thị phần, uy tín của các hãng sữa nước tưởng sẽ nguôi đi nhưng mới đây lại “nóng sốt” hơn bao giờ hết khi bà chủ TH True Milk phát ngôn trên báo chí với nội dung khá gây sốc: “Tôi không có đối thủ”.
Theo giải thích của bà Thái Hương, bà nói không có đối thủ bởi TH True Milk đi riêng một con đường. “Khi bắt tay vào nghiên cứu ngành sữa, tôi thấy, 92% nguồn nguyên liệu sữa tại Việt Nam được nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài (năm 2008), sữa nước trên thị trường chủ yếu là sữa hoàn nguyên, tức doanh nghiệp nhập sữa bột về, pha chế thành sữa nước chứ không phải sữa tươi. Tôi chọn cho mình một con đường hoàn toàn riêng biệt: sản xuất sữa tươi sạch. Tôi có thể tự hào khẳng định mình là người đặt viên gạch đầu tiên về sản xuất sữa tươi sạch trên thị trường. Tôi không cần lấy thị trường của người khác, tôi tự tạo ra một lớp khách hàng mới”.
Theo đó, một số doanh nghiệp sữa đã phản ánh, bà Hương nói mình “là người đặt viên gạch đầu tiên về sản xuất sữa tươi sạch trên thị trường”, có khác gì ngầm ý những thương hiệu sữa tươi khác đang bày bán trên thị trường không phải là sữa tươi sạch, hoặc không phải sữa tươi hoàn toàn. Thậm chí, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam Trịnh Quý Phổ đã lên tiếng nhận định phát ngôn của bà Hương quá ngạo mạn.
Những doanh nghiệp sữa khác tuy không lên tiếng trực tiếp phản ứng lại phát ngôn của bà chủ TH True Milk, song những ý kiến của Hiệp hội sữa Việt Nam ở một khía cạnh nào đó cũng có thể hiểu là đại diện cho các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội sữa.
Còn Vinamilk, sau cuộc tranh cãi sữa nước (sữa bột hoàn nguyên) và sữa tươi trước đó, đồng thời sau chiến dịch quảng cáo rầm rộ của TH True Milk về sữa tươi sạch, “ông lớn” Vinamilk đã quyết định đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay là ly tâm tách khuẩn, đảm bảo an toàn hơn cả công nghệ ly tâm tách cặn (mà theo doanh nghiệp này, đây là chiếc máy đầu tiên tại Đông Nam Á) để tung ra sản phẩm sữa tươi 100% thanh trùng Vinamilk vào giữa tháng 12/2011 nhằm cạnh tranh với TH True Milk và những thương hiệu khác. Bên cạnh đó, bao bì của sản phẩm mới này cũng được cải tiến tiện dụng hơn, với hai loại hộp 200 ml và 900 ml. Riêng bao bì 900 ml có nút vặn giúp người tiêu dùng có thể bảo quản sữa tốt hơn sau khi đã mở hộp mà chưa sử dụng hết. Clip quảng cáo của sản phẩm sữa tươi 100% thanh trùng này cũng tươi mới và thu hút người tiêu dùng không kém gì quảng cáo của TH True Milk bởi tràn đầy hương sắc thiên nhiên.
Mộc Châu có vẻ là một tên tuổi khá “lành” trên thị trường sữa tươi, nhưng ít ai nhận ra rằng dù không quảng cáo rầm rộ, không tranh cãi với ai, song thương hiệu này lại có cách cạnh tranh khá khôn khéo, hiệu quả. Chỉ một câu nói của lãnh đạo doanh nghiệp này với báo chí, rằng “sữa tươi Mộc Châu hiện có đủ bán đâu mà quảng cáo nhiều” đã khiến người tiêu dùng càng tin tưởng hơn. Bởi nhiều người cho rằng, doanh nghiệp dùng nguyên liệu là sữa bò tươi 100% chứ không phải nhập khẩu sữa bột về rồi hoàn nguyên để sản xuất sữa tươi, nên nguồn cung mới không đủ đáp ứng thị trường. Thực tế cũng cho thấy, nhiều cửa hàng, đại lý, siêu thị luôn trong tình trạng khan sữa Mộc Châu, mỗi lần nhập về lượng hàng chỉ “nhỏ giọt” chứ không đầy kệ như các thương hiệu sữa khác. Không biết nguyên nhân là do sữa Mộc Châu khan hàng thật, hay đây chỉ là chiêu bán hàng của doanh nghiệp?
Một thương hiệu sữa tươi nữa không chỉ phải gồng mình cạnh tranh với các nhãn hàng khác trên thị trường mà còn phải đấu tranh với thương hiệu... mang đúng tên của mình. Đó là sữa tươi Ba Vì của Công ty CP sữa quốc tế IDP. Nhưng bên cạnh sữa Ba Vì của công ty này, hiện có tới 2 doanh nghiệp khác cùng sử dụng thương hiệu sữa Ba Vì là Công ty CP Sữa Ba Vì và Công ty CP Sữa tươi Ba Vì.
Sản phẩm sữa mang thương hiệu Ba Vì của công ty CP sữa quốc tế IDP đã được đăng ký chính thức bởi các cấp có thẩm quyền và có chứng nhận đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng một ngày bất ngờ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ầm ĩ đưa tin “Sữa tươi Ba Vì kém chất lượng”, “Sữa tươi Ba Vì có vấn đề”, “Sữa tươi Ba Vì bị ngừng sản xuất”… Hóa ra, sản phẩm sữa tươi Ba Vì bị “dính phốt” không phải của CP sữa quốc tế IDP, mà là xuất xứ từ Công ty CP Sữa tươi Ba Vì đặt làm tại dây chuyền sản xuất của Công ty CP sữa Xuân Mai. Tất nhiên, sau đó Công ty CP Sữa Quốc Tế IDP đã phải đăng đàn đính chính để tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, nhưng ảnh hưởng của sự trùng tên thương hiệu ít nhiều cũng tác động không nhỏ tới thương hiệu và gây hoang mang cho những khách hàng trung thành của sữa tươi Ba Vì IDP. Không biết CP sữa quốc tế IDP sẽ có hướng giải quyết như thế nào thời gian tới, khi mới đây Công ty CP Sữa tươi Ba Vì đã được UBND huyện Ba Vì đồng ý cấp phép sử dụng nhãn hiệu sữa Ba Vì, và sẽ tiến hành sản xuất theo đúng quy định sau khi có giấy phép chính thức.
TheoĐất Việt