Ngày 10/8, bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng - phó khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) - xác nhận đã tiếp nhận điều trị cho ba trẻ bị cá tấn công trong thời gian gần đây.
Hiện đã có một trường hợp xuất viện, hai trường hợp còn lại vẫn còn đang điều trị là em Nguyễn Hữu Thiện (7 tuổi, ấp 3, xã Tân Kiều) và Nguyễn Hoàn Hảo (4 tuổi, ấp 2, xã Tân Kiều).
Theo bác sĩ Hoàng, cả Thiện và Hảo đều bị cá cắn gây thương tích nặng ở dương vật. Trong đó, em Hảo bị cá cắn tét da, đứt khoảng nửa thân dương vật.
Còn Thiện bị cắn đứt gần lìa, chỉ còn dính miếng da nhỏ. Bác sĩ phải phẫu thuật, khâu lại. Hiện vết thương chưa lành hẳn nên chưa thể xuất viện. Điều đáng mừng là vết thương không có dấu hiệu nhiễm độc tố nên không đáng lo.
Người dân xã Tân Kiều đi xuồng kéo lưới hi vọng bắt cá dữ nhưng không có kết quả
Ông Nguyễn Hữu Tình, cha em Thiện, kể chiều 5/8 Thiện cùng sáu trẻ khác trong xóm xuống sông Kênh Giữa tắm (con sông này rộng chừng 4-5m). Tắm được khoảng 30 phút thì mọi người nghe Thiện khóc thét lên và dùng tay phủi một con vật đang bám vào dương vật.
Những người lớn thấy vậy nhảy xuống sông bế Thiện lên bờ thì thấy dương vật của em bị đa vết thương, máu chảy khá nhiều nên đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ngày 9/8, em Hảo và chị gái xuống sông này tắm và Hảo cũng bị cá cắn phải nhập viện giống như Thiện.
Chiều 10/8, một chuyên gia ở Trung tâm quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ cho biết thông tin cá tấn công người ở huyện Tháp Mười làm ông bất ngờ.
Cá nước ngọt ở ĐBSCL vốn rất hiền, không nguy hiểm đối với người. Ngay cả các loài cá có tính hung dữ như cá lóc bông cũng chỉ ăn động vật có kích cỡ nhỏ (như cá con), chứ không cắn người.
“Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp cảnh báo người dân không tắm ở đoạn sông này để đề phòng bị cá tấn công, đồng thời sẽ tiến hành các biện pháp truy bắt, xác định đó là cá gì” - vị này nói.
Hiện đã có một trường hợp xuất viện, hai trường hợp còn lại vẫn còn đang điều trị là em Nguyễn Hữu Thiện (7 tuổi, ấp 3, xã Tân Kiều) và Nguyễn Hoàn Hảo (4 tuổi, ấp 2, xã Tân Kiều).
Theo bác sĩ Hoàng, cả Thiện và Hảo đều bị cá cắn gây thương tích nặng ở dương vật. Trong đó, em Hảo bị cá cắn tét da, đứt khoảng nửa thân dương vật.
Còn Thiện bị cắn đứt gần lìa, chỉ còn dính miếng da nhỏ. Bác sĩ phải phẫu thuật, khâu lại. Hiện vết thương chưa lành hẳn nên chưa thể xuất viện. Điều đáng mừng là vết thương không có dấu hiệu nhiễm độc tố nên không đáng lo.
Người dân xã Tân Kiều đi xuồng kéo lưới hi vọng bắt cá dữ nhưng không có kết quả
Ông Nguyễn Hữu Tình, cha em Thiện, kể chiều 5/8 Thiện cùng sáu trẻ khác trong xóm xuống sông Kênh Giữa tắm (con sông này rộng chừng 4-5m). Tắm được khoảng 30 phút thì mọi người nghe Thiện khóc thét lên và dùng tay phủi một con vật đang bám vào dương vật.
Những người lớn thấy vậy nhảy xuống sông bế Thiện lên bờ thì thấy dương vật của em bị đa vết thương, máu chảy khá nhiều nên đưa đến bệnh viện cấp cứu. Ngày 9/8, em Hảo và chị gái xuống sông này tắm và Hảo cũng bị cá cắn phải nhập viện giống như Thiện.
Chiều 10/8, một chuyên gia ở Trung tâm quốc gia thủy sản nước ngọt Nam bộ cho biết thông tin cá tấn công người ở huyện Tháp Mười làm ông bất ngờ.
Cá nước ngọt ở ĐBSCL vốn rất hiền, không nguy hiểm đối với người. Ngay cả các loài cá có tính hung dữ như cá lóc bông cũng chỉ ăn động vật có kích cỡ nhỏ (như cá con), chứ không cắn người.
“Chúng tôi sẽ đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp cảnh báo người dân không tắm ở đoạn sông này để đề phòng bị cá tấn công, đồng thời sẽ tiến hành các biện pháp truy bắt, xác định đó là cá gì” - vị này nói.