(SKDS) - Cây muống biển còn có tên là rau muống biển, mã an đằng, nhị diệp hồng thự,.. Là loài cây thảo, sống nhiều năm, mọc bò lan trên mặt đất, cây bò đến đâu, rễ mọc đến đấy. Thân phân rất nhiều cành và tím như thân rau muống ăn, nhưng đặc. Thân có 2 đường rãnh nông, ở hai bên thân, chạy dọc theo chiều dài từ mấu nọ đến mấu kia. Lá mọc so le, phía cuống hình tim, đầu hơi tròn và xẻ thành hai như hình móng chân con trâu.
Cuống lá dài, hai mặt đều nhẵn, lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Hoa lớn, màu hồng tím, giống như hoa rau muống. Quả nang hình cầu, hoa nở vào các mùa hè và thu. Cây muống biển mọc hoang ở khắp các bãi cát ven theo bờ biển. Để làm thuốc, thường dùng lá và cành non, hoặc toàn bộ phần ở trên mặt đất (thân, cành, lá); có khi dùng cả rễ; dùng tươi hoặc phơi, sấy khô dùng dần.
Muống biển có vị cay, đắng tính hơi lạnh; vào 2 kinh Can và Tỳ. Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu ung, tán kết. Dùng chữa phong thấp đau nhức, mụn nhọt sưng đau,..
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
Hỗ trợ chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Rau muống biển 45g, rửa sạch đổ 300ml nước, 300ml rượu trắng. đun sôi, sắc còn 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Rau muống biển 30-60g, rửa sạch sắc với 500ml nước, vặn nhỏ lửa còn 200ml nước và thêm đường đỏ uống. Dùng liền 5 ngày. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ da bị tổn thương. Có thể dùng rau muống giã nát đắp bên ngoài 2 tiếng thay băng một lần,đắp liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết: Rau muống biển 30g hầm với 300-500g lòng lợn; chia 2 lần ăn như thức ăn trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Ngoài ra, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa biển có thể lấy một nắm rau muống biển giã nát đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.
Lương y Hữu Đức
Cuống lá dài, hai mặt đều nhẵn, lá non có 2 mảnh cụp vào nhau. Khi ngắt lá có nhựa đục trắng chảy ra giống như nhựa khoai lang. Hoa lớn, màu hồng tím, giống như hoa rau muống. Quả nang hình cầu, hoa nở vào các mùa hè và thu. Cây muống biển mọc hoang ở khắp các bãi cát ven theo bờ biển. Để làm thuốc, thường dùng lá và cành non, hoặc toàn bộ phần ở trên mặt đất (thân, cành, lá); có khi dùng cả rễ; dùng tươi hoặc phơi, sấy khô dùng dần.
Muống biển có vị cay, đắng tính hơi lạnh; vào 2 kinh Can và Tỳ. Có tác dụng trừ phong thấp, tiêu ung, tán kết. Dùng chữa phong thấp đau nhức, mụn nhọt sưng đau,..
Một số bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian.
Hỗ trợ chữa phong thấp, khớp xương đau nhức: Rau muống biển 45g, rửa sạch đổ 300ml nước, 300ml rượu trắng. đun sôi, sắc còn 150ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
Chữa mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Rau muống biển 30-60g, rửa sạch sắc với 500ml nước, vặn nhỏ lửa còn 200ml nước và thêm đường đỏ uống. Dùng liền 5 ngày. Bên ngoài dùng cây tươi giã nát đắp vào chỗ da bị tổn thương. Có thể dùng rau muống giã nát đắp bên ngoài 2 tiếng thay băng một lần,đắp liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị trĩ xuất huyết: Rau muống biển 30g hầm với 300-500g lòng lợn; chia 2 lần ăn như thức ăn trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày là một liệu trình.
Ngoài ra, khi đi biển bị ngứa do chạm phải sứa biển có thể lấy một nắm rau muống biển giã nát đắp lên chỗ tổn thương rất hiệu nghiệm.
Lương y Hữu Đức