Với 1 đôla bỏ ra cho nghiên cứu thuốc, thì các hãng dược bỏ ra tới 19 đôla để quảng cáo nó, một nhóm chuyên gia vừa khẳng định.
Ngành công nghiệp dược đang ở trong tình trạng khủng hoảng do các công ty nhăm nhăm tập trung phát triển những loại thuốc mới mà hiệu quả lâm sàng thực tế không cao hơn mấy so với những thuốc sẵn có, các chuyên gia nhận định.
Viết trên tạp chí British Medical Journal, giáo sư Donald Light từ Đại học Y và Nha khoa New Jersey và Joel Lexchin từ Đại học York ở Toronto, cho biết điều này đã làm thui chột những sáng kiến trong vòng 5 thập kỷ qua.
Các báo cáo độc lập của hai chuyên gia này chỉ ra rằng khoảng 85- 90% tất cả các loại thuốc mới được phát triển trong 50 năm qua đã mang lại rất ít lợi ích, trong khi lại gây hại đáng kể.
Họ cho biết hầu hết các quỹ nghiên cứu không hướng đến tìm ra những loại thuốc có tính cách mạng, mà chỉ phát triển những thay đổi nhỏ, để tạo ra dòng lợi nhuận ổn định. Sự quảng cáo ồ ạt của những loại thuốc này có thể chiếm đến 80% tiêu dùng cho thuốc của một quốc gia.
Hai chuyên gia này cũng cảnh báo các công ty đã phóng đại chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển thuốc, để có được vị trí trên thị trường cạnh tranh tự do. Trong khi đó, theo một phân tích độc lập, các hãng dược chỉ dành 1,3% chi phí cho việc phát hiện các phân tử mới, so với ước tính 25% dành cho quảng cáo.
Điều này có nghĩa, cứ 1 đôla dành cho nghiên cứu cơ bản, thì lại có 19 đôla bỏ ra để quảng cáo.
Giáo sư Light và Lexchin cho rằng cần có những thay đổi khẩn cấp để khiến ngành công nghiệp dược tập trung hơn vào các loại thuốc rẻ tiền và hiệu quả hơn.
Và một giải pháp đầu tiên, theo họ, là chính phủ các nước nên dừng cấp phép cho quá nhiều loại thuốc có ít giá trị chữa bệnh. Ngoài ra, cũng nên có cách mới để thưởng cho các phát minh về thuốc. Những cách này có thể giúp các quốc gia tiết kiệm hàng tỷ đồng trong chi phí y tế, và mang lại lợi ích thật sự cho sức khỏe người dùng.
Trong một báo cáo thứ hai, nhóm nghiên cứu từ Trường Kinh tế London cho rằng các nhà sản xuất thuốc phải trình bày rõ sản phẩm mới của họ ưu việt hơn sản phẩm cũ ở chỗ nào.
Tuy nhiên, đại diện ngành dược Anh phản đối những khẳng định này. Theo họ, các tiến bộ y học luôn dựa trên những cải biến dần dần và lặp lại, chứ không phải là những "đột phá" vốn rất hiếm hoi.
Ngoài ra, cũng theo ông này, chi phí cho nghiên cứu và phát triển thuốc đã tăng. Năm 2012, trung bình các hãng mất hơn 1 tỷ bảng Anh để nghiên cứu một loại thuốc mới và mất từ 12 đến 15 năm để phát triển nó.
Thuận An
Ngành công nghiệp dược đang ở trong tình trạng khủng hoảng do các công ty nhăm nhăm tập trung phát triển những loại thuốc mới mà hiệu quả lâm sàng thực tế không cao hơn mấy so với những thuốc sẵn có, các chuyên gia nhận định.
Viết trên tạp chí British Medical Journal, giáo sư Donald Light từ Đại học Y và Nha khoa New Jersey và Joel Lexchin từ Đại học York ở Toronto, cho biết điều này đã làm thui chột những sáng kiến trong vòng 5 thập kỷ qua.
Các báo cáo độc lập của hai chuyên gia này chỉ ra rằng khoảng 85- 90% tất cả các loại thuốc mới được phát triển trong 50 năm qua đã mang lại rất ít lợi ích, trong khi lại gây hại đáng kể.
Họ cho biết hầu hết các quỹ nghiên cứu không hướng đến tìm ra những loại thuốc có tính cách mạng, mà chỉ phát triển những thay đổi nhỏ, để tạo ra dòng lợi nhuận ổn định. Sự quảng cáo ồ ạt của những loại thuốc này có thể chiếm đến 80% tiêu dùng cho thuốc của một quốc gia.
Hai chuyên gia này cũng cảnh báo các công ty đã phóng đại chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển thuốc, để có được vị trí trên thị trường cạnh tranh tự do. Trong khi đó, theo một phân tích độc lập, các hãng dược chỉ dành 1,3% chi phí cho việc phát hiện các phân tử mới, so với ước tính 25% dành cho quảng cáo.
Điều này có nghĩa, cứ 1 đôla dành cho nghiên cứu cơ bản, thì lại có 19 đôla bỏ ra để quảng cáo.
Giáo sư Light và Lexchin cho rằng cần có những thay đổi khẩn cấp để khiến ngành công nghiệp dược tập trung hơn vào các loại thuốc rẻ tiền và hiệu quả hơn.
Và một giải pháp đầu tiên, theo họ, là chính phủ các nước nên dừng cấp phép cho quá nhiều loại thuốc có ít giá trị chữa bệnh. Ngoài ra, cũng nên có cách mới để thưởng cho các phát minh về thuốc. Những cách này có thể giúp các quốc gia tiết kiệm hàng tỷ đồng trong chi phí y tế, và mang lại lợi ích thật sự cho sức khỏe người dùng.
Trong một báo cáo thứ hai, nhóm nghiên cứu từ Trường Kinh tế London cho rằng các nhà sản xuất thuốc phải trình bày rõ sản phẩm mới của họ ưu việt hơn sản phẩm cũ ở chỗ nào.
Tuy nhiên, đại diện ngành dược Anh phản đối những khẳng định này. Theo họ, các tiến bộ y học luôn dựa trên những cải biến dần dần và lặp lại, chứ không phải là những "đột phá" vốn rất hiếm hoi.
Ngoài ra, cũng theo ông này, chi phí cho nghiên cứu và phát triển thuốc đã tăng. Năm 2012, trung bình các hãng mất hơn 1 tỷ bảng Anh để nghiên cứu một loại thuốc mới và mất từ 12 đến 15 năm để phát triển nó.
Thuận An