ụ Dân, 82 tuổi, Phú Thọ hằng ngày hay ăn quả ngão, giống quả sung nhưng to gấp 3. Không ngờ, gần đây cụ bị đau bụng, nôn nhiều, đi khám thì được chẩn đoán bị tắc ruột, nguyên nhân một phần do thường xuyên ăn quả này.
Đi khám ở một bệnh viện tại Hà Nội, ban đầu cụ bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày thực quản do trào ngược. 3 ngày sau, cụ lại được chuyển tiếp đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) trong tình trạng đau thượng vị, nôn khi đau, bụng chướng hơi, suy thận.
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân bị tắc ruột, do một khối bã thức ăn đường kính 4x6cm tại hỗng tràng (một trong 3 đoạn chính của ruột non). Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện đã tiến hành nội soi lấy khối bã thức ăn.
Theo phó giáo sư Triệu Triều Dương, trưởng ca mổ, bệnh lý tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ và người già. Nguyên nhân có thể do răng miệng chưa phát triển hay lão hóa khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi di chuyển vào dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, loại thực phẩm và thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là yếu tố nguy cơ gây tắc ruột.
Những quả có nhiều chất tanin như hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, cam, bưởi, quýt, mít, ngô dễ hình thành u bã thức ăn... Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều pectin và nhựa dễ bị kết tủa, tạo thành khối bã rắn chắc.
Như trường hợp trên, bệnh nhân có thói quen dùng quá nhiều măng, chè tươi và rau muống vốn chứa rất nhiều sợi cellulose dài, không tan trong nước. Cụ Dân lại thường xuyên ăn quả ngão, chứa rất nhiều tanin. Ngoài ra, bệnh nhân tuổi đã cao, răng miệng kém, có bệnh đường tiêu hóa nên khối sợi xơ đã tích tụ và quyện vào nhau tạo thành u bã thức ăn, gây tắc ruột. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được xuất viện 7 ngày sau mổ.
Để phòng bệnh, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao tuổi và trẻ nhỏ: thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ... Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, thức ăn không quá nhiều rau quả có tanin và hàm lượng chất xơ cao.
Phương Trang
Đi khám ở một bệnh viện tại Hà Nội, ban đầu cụ bị chẩn đoán nhầm là viêm dạ dày thực quản do trào ngược. 3 ngày sau, cụ lại được chuyển tiếp đến Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) trong tình trạng đau thượng vị, nôn khi đau, bụng chướng hơi, suy thận.
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân bị tắc ruột, do một khối bã thức ăn đường kính 4x6cm tại hỗng tràng (một trong 3 đoạn chính của ruột non). Ngay lập tức, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp của bệnh viện đã tiến hành nội soi lấy khối bã thức ăn.
Theo phó giáo sư Triệu Triều Dương, trưởng ca mổ, bệnh lý tắc ruột do u bã thức ăn thường gặp ở trẻ nhỏ và người già. Nguyên nhân có thể do răng miệng chưa phát triển hay lão hóa khiến thức ăn không được nghiền nát trước khi di chuyển vào dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, loại thực phẩm và thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng là yếu tố nguy cơ gây tắc ruột.
Những quả có nhiều chất tanin như hồng xiêm, hồng ngâm, sung, ổi và thức ăn có nhiều chất bã xơ như măng, cam, bưởi, quýt, mít, ngô dễ hình thành u bã thức ăn... Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều pectin và nhựa dễ bị kết tủa, tạo thành khối bã rắn chắc.
Như trường hợp trên, bệnh nhân có thói quen dùng quá nhiều măng, chè tươi và rau muống vốn chứa rất nhiều sợi cellulose dài, không tan trong nước. Cụ Dân lại thường xuyên ăn quả ngão, chứa rất nhiều tanin. Ngoài ra, bệnh nhân tuổi đã cao, răng miệng kém, có bệnh đường tiêu hóa nên khối sợi xơ đã tích tụ và quyện vào nhau tạo thành u bã thức ăn, gây tắc ruột. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, được xuất viện 7 ngày sau mổ.
Để phòng bệnh, cần lưu ý cách ăn uống cho người cao tuổi và trẻ nhỏ: thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ... Khi ăn phải nhai kỹ, không ăn quá nhanh hoặc nuốt chửng, thức ăn không quá nhiều rau quả có tanin và hàm lượng chất xơ cao.
Phương Trang