(suckhoe-gioitinh) - Miếng dán và thuốc uống ngừa thai, loại nào tiện lợi nhất? Dưới đây là giải đáp của dược sĩ Hồ Hạnh Lâm (Tổng Hội Y Dược học Việt Nam).
Thuốc dán và thuốc uống ngừa thai thành phần đều gồm có hai hormone phối hợp, thường là chất tổng hợp, có tính chất của hai hormone sinh dục nữ progesteron (gestromin) và estrogen (ethinyl estradiol). Tác dụng ngừa thai của hai loại giống nhau là ức chế việc phóng noãn. Cũng như trong thuốc uống, hàm lượng các chất này thay đổi tùy theo từng biệt dược.
Estrogen là nguyên nhân gây nên bệnh huyết khối nhưng hiếm gặp, thường chỉ xảy ra với loại có hàm lượng cao trên những người có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao. Thuốc uống hay miếng dán đều có thể gây ra huyết khối, thuốc loại nào có hàm lượng estrogen cao thì nguy cơ này càng dễ lớn. Trong thực tế nhiều năm qua có nhiều chị em dùng miếng dán tránh thai nhưng chưa ghi nhận có tai biến gây huyết khối.
Lưu ý, miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định. Chẳng hạn miếng dán ngừa thai có kích thước 4cm x 5cm có bản hướng dẫn dùng kèm theo, chỉ dùng đúng theo hướng dẫn ấy. Miếng dán có ưu điểm là giải phóng ra hoạt chất từ từ nhưng ổn định, tiện dùng cho người không uống được (như có người uống thuốc viên ngừa thai hay bị nôn).
Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định. (Ảnh minh họa)
Như vậy nếu xác định không bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì người ta có thể dùng miếng dán ngừa thai. Nhưng nếu bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán và dĩ nhiên cũng không được dùng viên uống ngừa thai hỗn hợp có chứa estrogen, nhất là loại có hàm lượng cao. Lúc này, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp cho mình.
Liệu miếng dán này có tác dụng điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt như thuốc ngừa thai uống hay không? Thuốc tránh thai kết hợp nói chung là sử dụng nội tiết tố để giúp tránh thai, nên với liều lượng thích hợp, tuỳ loại thuốc sẽ có hiệu quả tốt. Cũng như viên uống, miếng dán tránh thai có thể dùng để điều chỉnh một số các trường hợp kinh nguyệt bất thường. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân làm cho kinh nguyệt bất thường nên tốt nhất cần khám và được bác sĩ theo dõi xem các nguyên nhân bất thường là gì. Và tất nhiên có các nguyên nhân khác thì thuốc tránh thai không thể điều chỉnh được.
Một số phụ nữ thắc mắc là đến tuần thứ hai, họ quên dán miếng dán ngừa thai tiếp theo, vậy hiệu quả ngừa thai còn không? Thời gian cho phép chị em quên dán miếng ngừa thai tiếp theo là 48 giờ (hai ngày). Nếu đã qua thời gian đó, bạn cần dùng biện pháp tránh thai khác hỗ trợ và sau đó chuẩn bị tốt cho chu kỳ mới.
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, dính trực tiếp lên da. Khi được dán chặt lên da (có thể ở bụng dưới, mông, vai hoặc phần khác trên cơ thể nhưng không phải ngực) thì lượng hormone từ miếng dán sẽ giải phóng từ từ vào cơ thể trong vòng một tuần. Miếng dán sẽ được thay mới mỗi tuần. Sau 3 tuần (thay 3 miếng dán), sẽ còn lại một tuần trong tháng không dán. Đây là thời điểm có kinh nguyệt.
Theo Eva.vn
Thuốc dán và thuốc uống ngừa thai thành phần đều gồm có hai hormone phối hợp, thường là chất tổng hợp, có tính chất của hai hormone sinh dục nữ progesteron (gestromin) và estrogen (ethinyl estradiol). Tác dụng ngừa thai của hai loại giống nhau là ức chế việc phóng noãn. Cũng như trong thuốc uống, hàm lượng các chất này thay đổi tùy theo từng biệt dược.
Estrogen là nguyên nhân gây nên bệnh huyết khối nhưng hiếm gặp, thường chỉ xảy ra với loại có hàm lượng cao trên những người có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao. Thuốc uống hay miếng dán đều có thể gây ra huyết khối, thuốc loại nào có hàm lượng estrogen cao thì nguy cơ này càng dễ lớn. Trong thực tế nhiều năm qua có nhiều chị em dùng miếng dán tránh thai nhưng chưa ghi nhận có tai biến gây huyết khối.
Lưu ý, miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định. Chẳng hạn miếng dán ngừa thai có kích thước 4cm x 5cm có bản hướng dẫn dùng kèm theo, chỉ dùng đúng theo hướng dẫn ấy. Miếng dán có ưu điểm là giải phóng ra hoạt chất từ từ nhưng ổn định, tiện dùng cho người không uống được (như có người uống thuốc viên ngừa thai hay bị nôn).
Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định. (Ảnh minh họa)
Như vậy nếu xác định không bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì người ta có thể dùng miếng dán ngừa thai. Nhưng nếu bị bệnh hay có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao thì không dùng được miếng dán và dĩ nhiên cũng không được dùng viên uống ngừa thai hỗn hợp có chứa estrogen, nhất là loại có hàm lượng cao. Lúc này, cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để chọn phương pháp ngừa thai thích hợp cho mình.
Liệu miếng dán này có tác dụng điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt như thuốc ngừa thai uống hay không? Thuốc tránh thai kết hợp nói chung là sử dụng nội tiết tố để giúp tránh thai, nên với liều lượng thích hợp, tuỳ loại thuốc sẽ có hiệu quả tốt. Cũng như viên uống, miếng dán tránh thai có thể dùng để điều chỉnh một số các trường hợp kinh nguyệt bất thường. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân làm cho kinh nguyệt bất thường nên tốt nhất cần khám và được bác sĩ theo dõi xem các nguyên nhân bất thường là gì. Và tất nhiên có các nguyên nhân khác thì thuốc tránh thai không thể điều chỉnh được.
Một số phụ nữ thắc mắc là đến tuần thứ hai, họ quên dán miếng dán ngừa thai tiếp theo, vậy hiệu quả ngừa thai còn không? Thời gian cho phép chị em quên dán miếng ngừa thai tiếp theo là 48 giờ (hai ngày). Nếu đã qua thời gian đó, bạn cần dùng biện pháp tránh thai khác hỗ trợ và sau đó chuẩn bị tốt cho chu kỳ mới.
Miếng dán tránh thai là một miếng dán nhỏ, dính trực tiếp lên da. Khi được dán chặt lên da (có thể ở bụng dưới, mông, vai hoặc phần khác trên cơ thể nhưng không phải ngực) thì lượng hormone từ miếng dán sẽ giải phóng từ từ vào cơ thể trong vòng một tuần. Miếng dán sẽ được thay mới mỗi tuần. Sau 3 tuần (thay 3 miếng dán), sẽ còn lại một tuần trong tháng không dán. Đây là thời điểm có kinh nguyệt.
Theo Eva.vn