(suckhoe-gioitinh) - Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng...
Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch, người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, nhiều khi rất nguy kịch dẫn tới suy tim toàn bộ và có thể gây tử vong cho mẹ.
Những ảnh hưởng đến thai nhi
Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hoặc thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu).
Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mạn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2.500g), hoặc là đẻ non. Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn.
Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh màng trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh.
Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch. (Ảnh minh họa)
Những tai biến đối với người mẹ
Dù bệnh tim nhẹ hay nặng thì việc có thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến chứng như:
- Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, tím tái, ho ra máu, nghe phổi có nhiều ran ẩm.
- Suy tim cấp: Tim đập nhanh, nhịp không đều, khó thở, hồi hộp.
- Loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
- Tắc mạch phổi: Ít gặp nhưng nếu có thì xảy ra đột ngột, có khi tử vong rất nhanh.
- Nhiễm khuẩn: Thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim (gọi là viêm nội tâm mạc). Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử vong trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này.
Người bị bệnh tim có nên sinh con không?
Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Do đó người bị bệnh tim muốn có thai hay không, hoặc khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần phải được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch khám, tư vấn, theo dõi cẩn thận.
Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.
(Theo BS Thu Lan/Sức khỏe & Đời sống)
Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch, người mẹ có chức năng tim bình thường có thể thích nghi được nhưng với người bị bệnh tim dù nhẹ hay nặng đều có ảnh hưởng xấu, nhiều khi rất nguy kịch dẫn tới suy tim toàn bộ và có thể gây tử vong cho mẹ.
Những ảnh hưởng đến thai nhi
Khi bị bệnh tim, người mẹ luôn thiếu oxy và chất dinh dưỡng nên phôi thai kém phát triển trong tử cung. Trong 3 tháng đầu có thể làm sẩy thai hoặc thai chết trong tử cung (thường gọi là thai chết lưu).
Nếu thiếu oxy kéo dài dẫn đến suy thai mạn tính, thai thiếu oxy và các chất dinh dưỡng làm cho thai bị gầy yếu, khi sinh nhẹ cân (dưới 2.500g), hoặc là đẻ non. Những trẻ này ốm yếu, chống đỡ kém với môi trường bên ngoài tử cung của người mẹ nên hay bị ngạt, dễ bị viêm phổi, nhiễm khuẩn.
Đặc biệt nếu bị đẻ quá non tháng, phổi thai nhi chưa phát triển làm trẻ bị bệnh màng trong, nghĩa là các phế nang của phổi có một lớp màng trong suốt bao phủ nên trẻ không thở được và sẽ thiếu oxy dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dị dạng thai thường gặp ở người mẹ bị bệnh tim bẩm sinh.
Khi mang thai có nhiều thay đổi lớn trong hệ tim mạch. (Ảnh minh họa)
Những tai biến đối với người mẹ
Dù bệnh tim nhẹ hay nặng thì việc có thai đều làm cho bệnh nặng lên và có thể xuất hiện những biến chứng như:
- Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, tím tái, ho ra máu, nghe phổi có nhiều ran ẩm.
- Suy tim cấp: Tim đập nhanh, nhịp không đều, khó thở, hồi hộp.
- Loạn nhịp tim: Ngoại tâm thu, nhịp nhanh xoang hoặc loạn nhịp hoàn toàn.
- Tắc mạch phổi: Ít gặp nhưng nếu có thì xảy ra đột ngột, có khi tử vong rất nhanh.
- Nhiễm khuẩn: Thường xảy ra sau khi sinh, vi khuẩn bám vào các tổn thương ở màng trong của tim gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và viêm màng trong của tim (gọi là viêm nội tâm mạc). Nếu bệnh nhân may mắn thoát khỏi tử vong trong quá trình mang thai và sinh đẻ thì vẫn có khả năng tử vong sau khi sinh do bệnh viêm nội tâm mạc này.
Người bị bệnh tim có nên sinh con không?
Bệnh tim có nhiều loại, loại nhẹ thì ít ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người mẹ khi có thai và sinh đẻ. Nhưng có loại lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Do đó người bị bệnh tim muốn có thai hay không, hoặc khi đã có thai thì nên giữ thai để sinh đẻ hay không cần phải được các thầy thuốc sản khoa và tim mạch khám, tư vấn, theo dõi cẩn thận.
Trong quá trình phát triển của thai phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc sản khoa và tim mạch để điều trị, theo dõi phát hiện nguy cơ của tai biến để xử trí kịp thời cũng như ra quyết định duy trì thai hay đình chỉ thai nghén để cứu mẹ.
(Theo BS Thu Lan/Sức khỏe & Đời sống)