Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vừa cứu sống một bé trai cận kề cái chết do nghịch dại với rắn độc đã chết.
Chiều 30/7, Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhi Phạm Tuấn Anh nhập viện trưa 22/7 trong tình trạng ngưng thở, co giật rất nặng, không nói được. Sau gần một tuần điều trị, đến nay bệnh nhân đã tỉnh, có thể ngồi nói chuyện dù còn khó khăn.
Anh Phạm Văn Kha, bố bệnh nhi, cho biết tai nạn xảy ra vào tối 21/7. Ngày hôm đó, anh cho con lên nhà người bác họ ở. Buổi tối, cháu cùng các anh chị em đi chơi và bắt được một con rắn cạp nia nhỏ.
Sau khi đánh chết con rắn cạp nia, do không hiểu biết, Tuấn Anh không vứt đi mà lại bóp miệng nghịch không ngờ bị răng rắn cắm vào ngón trỏ của tay phải. Khi về nhà, cháu vẫn không nói với bác.
Đến 2 giờ sáng, thấy cháu mệt, không nói được, lịm đi, người mềm oặt và thở thoi thóp, người bác họ mới đưa vào Bệnh viện Ninh Bình cấp cứu. Ngay sau đó, cháu được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, rồi chuyển tiếp sang khoa Nhi.
Ngay lập tức, cháu được các bác sỹ cho thở máy, truyền dịch, dùng thuốc chống co giật, tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Một tuần vừa qua, có 4 lần liền các bác sỹ phải tiến hành cấp cứu cho cháu bé.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng cho hay đây là trường hợp rất nặng vì khi vào viện trẻ đã bị liệt cơ hô hấp. Bên cạnh đó, phản xạ ho của Tuấn Anh cũng rất kém nên nhiều lần bị tắc ống nội khí quản, phải cấp cứu. Bệnh nhân còn xảy ra hiện tượng ngừng tim, phải dùng thuốc trợ tim.
Đến nay tình trạng của bệnh nhi đã cơ bản ổn định. Bé sẽ được theo dõi tiếp tục từ 2-3 ngày nữa.
“Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay vì gây liệt cơ hô hấp rất nhanh, khi đó khả năng sống rất thấp, 70-80% sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời” - ông Dũng nói.
Vị bác sỹ Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng lưu ý rắn cạp nong, cạp nia là loại rắn cực độc vì vậy, ngay khi bị cắn, ngoài việc sơ cứu tại chỗ như bóp chảy máu, buộc garô chỗ rắn cắn thì người nhà cần khẩn trương đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ còn tỉnh táo./
Chiều 30/7, Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhi Phạm Tuấn Anh nhập viện trưa 22/7 trong tình trạng ngưng thở, co giật rất nặng, không nói được. Sau gần một tuần điều trị, đến nay bệnh nhân đã tỉnh, có thể ngồi nói chuyện dù còn khó khăn.
Anh Phạm Văn Kha, bố bệnh nhi, cho biết tai nạn xảy ra vào tối 21/7. Ngày hôm đó, anh cho con lên nhà người bác họ ở. Buổi tối, cháu cùng các anh chị em đi chơi và bắt được một con rắn cạp nia nhỏ.
Sau khi đánh chết con rắn cạp nia, do không hiểu biết, Tuấn Anh không vứt đi mà lại bóp miệng nghịch không ngờ bị răng rắn cắm vào ngón trỏ của tay phải. Khi về nhà, cháu vẫn không nói với bác.
Đến 2 giờ sáng, thấy cháu mệt, không nói được, lịm đi, người mềm oặt và thở thoi thóp, người bác họ mới đưa vào Bệnh viện Ninh Bình cấp cứu. Ngay sau đó, cháu được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, rồi chuyển tiếp sang khoa Nhi.
Ngay lập tức, cháu được các bác sỹ cho thở máy, truyền dịch, dùng thuốc chống co giật, tiêm kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Một tuần vừa qua, có 4 lần liền các bác sỹ phải tiến hành cấp cứu cho cháu bé.
Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng cho hay đây là trường hợp rất nặng vì khi vào viện trẻ đã bị liệt cơ hô hấp. Bên cạnh đó, phản xạ ho của Tuấn Anh cũng rất kém nên nhiều lần bị tắc ống nội khí quản, phải cấp cứu. Bệnh nhân còn xảy ra hiện tượng ngừng tim, phải dùng thuốc trợ tim.
Đến nay tình trạng của bệnh nhi đã cơ bản ổn định. Bé sẽ được theo dõi tiếp tục từ 2-3 ngày nữa.
“Rắn cạp nia là một trong những loài rắn độc nhất hiện nay vì gây liệt cơ hô hấp rất nhanh, khi đó khả năng sống rất thấp, 70-80% sẽ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời” - ông Dũng nói.
Vị bác sỹ Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng lưu ý rắn cạp nong, cạp nia là loại rắn cực độc vì vậy, ngay khi bị cắn, ngoài việc sơ cứu tại chỗ như bóp chảy máu, buộc garô chỗ rắn cắn thì người nhà cần khẩn trương đưa trẻ đến viện ngay khi trẻ còn tỉnh táo./