Câu chuyện về sản phụ Trần Thị Kim Hiên được chẩn đoán là mang song thai nhưng chỉ sinh ra một khiến dư luận quan tâm. Trên thực tế, những bác sĩ chuyên về siêu âm cho biết dù siêu âm là một kỹ thuật tiên tiến, hiện đại (có thể coi là một bước tiến lớn trong y học) nhưng phía sau đó vẫn ẩn chứa nhiều tình huống, câu chuyện hài hước ngay cả chính bác sỹ nhiều khi cũng ngạc nhiên.
Không có thai thành có thai!
Trong suốt mấy chục năm làm bác sỹ sản – phụ khoa, chị Lê Thị Kim Dung (hiện đang công tác tại Trung tâm y tế - lao động Thái Hà, Hà Nội) cho biết đã chứng kiến nhiều trường hợp siêu âm rất bi hài.
Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ nghi ngờ có thai, đến một bệnh viện siêu âm thì được bác sỹ kết luận có thai thật, khiến chị và chồng mừng rơi nước mắt, bởi cả hai đều đang mong mỏi có con sau hơn 2 năm kết hôn.
Kể từ thời điểm đó, chị ra sức tẩm bổ, ăn uống, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Niềm vui chưa dứt thì lần đi khám thứ 2 (tại một nơi khác), chị được bác sỹ cho biết chị không có thai như chẩn đoán ban đầu.
“Kết quả này làm bệnh nhân và gia đình sốc nặng. Nhưng bác sỹ chỉ ra rành rành: Không thấy thai trong tử cung, không thấy tim thai, chỉ thấy một túi giống túi nước ối ở trong tử cung, nhưng đây chỉ là túi ối giả (do tử cung có dị tật). Đây là nguyên nhân khiến lần siêu âm trước bác sỹ nhầm là túi ối thật, do đó kết luận là chị đã có thai nhầm!”, bác sỹ Dung kể.
Trên thực tế, còn nhiều trường hợp khác cũng phải “toát mồ hôi hột” vì sử dụng kỹ thuật siêu âm trong thời kỳ mang thai.
Câu chuyện dưới đây là trường hợp của một thai phụ hiếm muộn, mới có bầu được hơn 2 tháng mà khi đi khám thì bác sỹ kết luận không có tim thai và đề nghị bệnh nhân mua thuốc đặt để bỏ thai khiến chị khóc lên khóc xuống.
“Người phụ nữ này sau đó đã chạy vạy đến nhiều nơi để khám lại và hầu như ở những nơi uy tín đều kết luận chị có thai, tim thai bình thường. Cuối cùng, chị cũng sinh được một bé trai kháu khỉnh”, vị bác sỹ thuật lại.
Theo bác sỹ Dung, trong sản khoa, hội chứng “giãn não thất” đối với thai nhi còn ít tháng tuổi thường xuyên xảy ra nhưng hội chứng này không thể kết luận vội vàng mà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã “mất oan” con chỉ vì quá tin tưởng kết quả siêu âm và nghe lời vị bác sỹ “thiếu đạo đức nghề nghiệp”.
Trong khi đó, GS Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam cũng cho biết đã có những trường hợp thai nhi ngưng phát triển nhưng bác sỹ vội vã kết luận đã thai chết lưu và tiến hành bỏ thai, như vậy là rất đáng tiếc.
Chỉ có thể do vô lương tâm hoặc ẩu!
Đánh giá về những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng này, bác sỹ Dung cho rằng chỉ có thể là do 2 nguyên nhân: Hoặc là vô lương tâm, hoặc là làm việc quá ẩu.
“Một là do bác sỹ thiếu hiểu biết, không được đào tạo kỹ về chuyên môn, vội vã kết luận; hai là do bác sỹ không có đạo đức nghề nghiệp, cố tình “phán” như vậy để được làm tiếp các thủ thuật (nạo, phá thai) nhằm kiếm tiền”, bác sỹ Dung nhận đình.
Trong khi đó, bác sỹ Lê Hoàng, Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết siêu âm là bước tiến lớn trong y học nhưng về bản chất, đó cũng chỉ là một xét nghiệm cận lâm sàng, không thể đủ sức để khiến bác sỹ đưa ra một kết luận nào đó về tình trạng của sản phụ cũng như thai nhi.
Do đó, việc bác sỹ kết luận vội vàng hoặc quá tin tưởng, lệ thuộc vào máy móc mà không tiến hành thăm khám kỹ lưỡng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo vị bác sỹ này, độ chính xác của kết quả siêu âm phụ thuộc cả hai yếu tố: Chất lượng máy móc và chất lượng con người thực hiện việc siêu âm (đây là yếu tố then chốt). Trong bất kể trường hợp nào, vì một lý do nào đó (con người hay máy móc) mà không đảm bảo yêu cầu thì “đầu ra” là kết quả siêu âm sẽ có sai số lớn, khiến tình hình sau đó có thể khác đi rất nhiều.
Đối với trường hợp chẩn đoán song thai mà sinh một của sản phụ Trần Thị Kim Hiên ở TP.HCM, bác sỹ Lê Thị Kim Dung cùng nhiều bác sỹ sản khoa khác cho rằng, bệnh nhân sinh con trong trạng thái tỉnh táo nên không thể không biết có mấy con ra đời, do đó khả năng mất con (do bệnh viện) là không có.
Ngoài ra, theo đánh giá của bà Dung, việc siêu âm song thai mà chỉ sinh ra một, phần nhiều có thể tại bác sỹ siêu âm trình độ non kém, lại quá lệ thuộc vào máy móc.
“Đây là một thực tế tại Việt Nam, khi mà siêu âm đang tràn lan, bị lạm dụng ở nhiều khâu, bác sỹ siêu âm không phải ai cũng đủ trình độ, còn người bệnh thì chỉ tin vào kết quả siêu âm mà không có khám tổng thể hay hội chẩn đầy đủ. Dịch vụ siêu âm đang nở rộ mạnh mẽ nhưng cũng cần phải chấn chỉnh lại”, bác sỹ Dung nhấn mạnh.
Bác sỹ Lê Hoàng cho biết vai trò của hội chẩn đặc biệt quan trọng trong những trường hợp siêu âm “có vấn đề”.
Khi đó, hội đồng khoa học (liên khoa, liên viện) sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố liên quan để từ đó có thể đưa ra những nhận định, hướng xử lý tốt nhất.
Không có thai thành có thai!
Trong suốt mấy chục năm làm bác sỹ sản – phụ khoa, chị Lê Thị Kim Dung (hiện đang công tác tại Trung tâm y tế - lao động Thái Hà, Hà Nội) cho biết đã chứng kiến nhiều trường hợp siêu âm rất bi hài.
Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ nghi ngờ có thai, đến một bệnh viện siêu âm thì được bác sỹ kết luận có thai thật, khiến chị và chồng mừng rơi nước mắt, bởi cả hai đều đang mong mỏi có con sau hơn 2 năm kết hôn.
Kể từ thời điểm đó, chị ra sức tẩm bổ, ăn uống, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời. Niềm vui chưa dứt thì lần đi khám thứ 2 (tại một nơi khác), chị được bác sỹ cho biết chị không có thai như chẩn đoán ban đầu.
“Kết quả này làm bệnh nhân và gia đình sốc nặng. Nhưng bác sỹ chỉ ra rành rành: Không thấy thai trong tử cung, không thấy tim thai, chỉ thấy một túi giống túi nước ối ở trong tử cung, nhưng đây chỉ là túi ối giả (do tử cung có dị tật). Đây là nguyên nhân khiến lần siêu âm trước bác sỹ nhầm là túi ối thật, do đó kết luận là chị đã có thai nhầm!”, bác sỹ Dung kể.
Trên thực tế, còn nhiều trường hợp khác cũng phải “toát mồ hôi hột” vì sử dụng kỹ thuật siêu âm trong thời kỳ mang thai.
Câu chuyện dưới đây là trường hợp của một thai phụ hiếm muộn, mới có bầu được hơn 2 tháng mà khi đi khám thì bác sỹ kết luận không có tim thai và đề nghị bệnh nhân mua thuốc đặt để bỏ thai khiến chị khóc lên khóc xuống.
“Người phụ nữ này sau đó đã chạy vạy đến nhiều nơi để khám lại và hầu như ở những nơi uy tín đều kết luận chị có thai, tim thai bình thường. Cuối cùng, chị cũng sinh được một bé trai kháu khỉnh”, vị bác sỹ thuật lại.
Theo bác sỹ Dung, trong sản khoa, hội chứng “giãn não thất” đối với thai nhi còn ít tháng tuổi thường xuyên xảy ra nhưng hội chứng này không thể kết luận vội vàng mà cần phải theo dõi hết sức chặt chẽ.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã “mất oan” con chỉ vì quá tin tưởng kết quả siêu âm và nghe lời vị bác sỹ “thiếu đạo đức nghề nghiệp”.
Trong khi đó, GS Nguyễn Đức Vy, nguyên Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, Chủ tịch Hội sản phụ khoa Việt Nam cũng cho biết đã có những trường hợp thai nhi ngưng phát triển nhưng bác sỹ vội vã kết luận đã thai chết lưu và tiến hành bỏ thai, như vậy là rất đáng tiếc.
Chỉ có thể do vô lương tâm hoặc ẩu!
Đánh giá về những việc làm gây hậu quả nghiêm trọng này, bác sỹ Dung cho rằng chỉ có thể là do 2 nguyên nhân: Hoặc là vô lương tâm, hoặc là làm việc quá ẩu.
“Một là do bác sỹ thiếu hiểu biết, không được đào tạo kỹ về chuyên môn, vội vã kết luận; hai là do bác sỹ không có đạo đức nghề nghiệp, cố tình “phán” như vậy để được làm tiếp các thủ thuật (nạo, phá thai) nhằm kiếm tiền”, bác sỹ Dung nhận đình.
Trong khi đó, bác sỹ Lê Hoàng, Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết siêu âm là bước tiến lớn trong y học nhưng về bản chất, đó cũng chỉ là một xét nghiệm cận lâm sàng, không thể đủ sức để khiến bác sỹ đưa ra một kết luận nào đó về tình trạng của sản phụ cũng như thai nhi.
Do đó, việc bác sỹ kết luận vội vàng hoặc quá tin tưởng, lệ thuộc vào máy móc mà không tiến hành thăm khám kỹ lưỡng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo vị bác sỹ này, độ chính xác của kết quả siêu âm phụ thuộc cả hai yếu tố: Chất lượng máy móc và chất lượng con người thực hiện việc siêu âm (đây là yếu tố then chốt). Trong bất kể trường hợp nào, vì một lý do nào đó (con người hay máy móc) mà không đảm bảo yêu cầu thì “đầu ra” là kết quả siêu âm sẽ có sai số lớn, khiến tình hình sau đó có thể khác đi rất nhiều.
Đối với trường hợp chẩn đoán song thai mà sinh một của sản phụ Trần Thị Kim Hiên ở TP.HCM, bác sỹ Lê Thị Kim Dung cùng nhiều bác sỹ sản khoa khác cho rằng, bệnh nhân sinh con trong trạng thái tỉnh táo nên không thể không biết có mấy con ra đời, do đó khả năng mất con (do bệnh viện) là không có.
Ngoài ra, theo đánh giá của bà Dung, việc siêu âm song thai mà chỉ sinh ra một, phần nhiều có thể tại bác sỹ siêu âm trình độ non kém, lại quá lệ thuộc vào máy móc.
“Đây là một thực tế tại Việt Nam, khi mà siêu âm đang tràn lan, bị lạm dụng ở nhiều khâu, bác sỹ siêu âm không phải ai cũng đủ trình độ, còn người bệnh thì chỉ tin vào kết quả siêu âm mà không có khám tổng thể hay hội chẩn đầy đủ. Dịch vụ siêu âm đang nở rộ mạnh mẽ nhưng cũng cần phải chấn chỉnh lại”, bác sỹ Dung nhấn mạnh.
Bác sỹ Lê Hoàng cho biết vai trò của hội chẩn đặc biệt quan trọng trong những trường hợp siêu âm “có vấn đề”.
Khi đó, hội đồng khoa học (liên khoa, liên viện) sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố liên quan để từ đó có thể đưa ra những nhận định, hướng xử lý tốt nhất.
Tháng 5 vừa qua đã xảy ra câu chuyện đáng tiếc của một thai nhi “chết oan” vì cha mẹ bé tin vào kết quả siêu âm và nghe lời bác sỹ.
Đây là trường hợp một sản phụ siêu âm tại BV ở Gia Lai và TP.HCM. Kết quả cho thấy thai nhi (7 tháng tuổi) của một phụ nữ tại Chư Sê (Gia Lai) bị dị tật và các bác sỹ đã khuyên gia đình nên bỏ thai.
Tin lời bác sỹ, sản phụ đã phá thai. Khi đem cháu bé đi chôn cất, mọi người mới phát hiện cháu bé vẫn còn thoi thóp thở và không có dấu hiệu dị tật như kết quả siêu âm trước đây nên đã vội vã đưa cháu trở lại bệnh viện, song đã không kịp…
Đây là trường hợp một sản phụ siêu âm tại BV ở Gia Lai và TP.HCM. Kết quả cho thấy thai nhi (7 tháng tuổi) của một phụ nữ tại Chư Sê (Gia Lai) bị dị tật và các bác sỹ đã khuyên gia đình nên bỏ thai.
Tin lời bác sỹ, sản phụ đã phá thai. Khi đem cháu bé đi chôn cất, mọi người mới phát hiện cháu bé vẫn còn thoi thóp thở và không có dấu hiệu dị tật như kết quả siêu âm trước đây nên đã vội vã đưa cháu trở lại bệnh viện, song đã không kịp…