Phòng se duyên les (đồng tính nữ) và gay (đồng tính nam) được lập ra đã ngay lập tức thu hút đông đảo người đồng tính tham gia.
Hơn chục năm trở lại đây, khái niệm “giới tính thứ 3” (đồng tính nam (gay), đồng tính nữ (lessbian) và lưỡng phái (bisexuality) đã dần được mọi người nghe nhiều, nhắc nhiều. Thậm chí, đã có nhiều đám cưới công khai của người đồng tính được diễn ra. Trên thực tế, bộ phận “giới tính thứ 3” này vẫn chưa được công nhận và chưa có luật pháp bảo vệ quyền lợi cho họ.
Phòng se duyên les và gay
Một gay tên Quân (SN 1990, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, hiện đang sinh hoạt trong một câu lạc bộ đồng tính nam ở Hà Nội) bật mí: Đa số gay đều chưa có ý định công khai giới tính thật của mình. Nguyên nhân của việc này có thể xuất phát từ nhiều lý do nhưng chủ yếu là vì muốn làm tròn chữ hiếu với cha mẹ.
Theo đó, các thành viên của “thế giới thứ 3” tìm đến địa chỉ “phòng se duyên les & gay” của website thegioithu3.vn (trang web lớn nhất Việt Nam về người đồng tính nam có xu hướng giả gái) để tâm sự, tìm bạn chung cảnh ngộ.
Quân cho biết: “Để che mắt bố mẹ và họ hàng, em tìm đến phòng se duyên này để mong tìm một les kết hôn cho bố mẹ vui lòng. Nếu một bạn gay quen một bạn les và ngược lại thì khi đó, các bạn vừa không phải sống giả tạo mà vẫn có thể cặp với một người khác giới để làm vui lòng cha mẹ”.
Phòng se duyên les và gay trên mạng
Truy cập vào website thegioithu3, tôi mới cảm nhận được sự sôi nổi của thế giới này. Rất nhiều các topic được lập ra như: “Les tìm gay kín kết hôn”; “Hà Nội, gay 87 tìm les để kết hôn”; “Mong muốn tìm gay kín có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình để kết hôn”; “Tìm les ở TP.HCM kết hôn giả”… Một thành viên có nickname yeukhonghoitiec200 viết: “Mình là les kín, sinh năm 1986, cao 1m57, nặng 42 kg, có công việc làm biên chế nhà nước ở Hà Nội ba năm nay. Gia đình mình gia giáo, kinh tế trung bình, mong tìm được gay kín, nghiêm túc làm bạn để đi tới hôn nhân! Tiêu chuẩn cao 1m7 trở lên có công việc ổn định, chân thành trong tình cảm. Gặp nhau để tìm hiểm thêm”.
Thành viên heosua_522 chia sẻ: “Chào mọi người, tôi là một người con gái rất girly (nữ tính), có nghề nghiệp ổn định trong một công ty nước ngoài, có một người yêu tốt và cô ấy đã có chồng là gay. Mọi thứ chúng tôi đều có nên hiện tại tôi cần một người chồng để gia đình an tâm và một đứa con để cùng xây dựng một gia đình thật sự mà tôi luôn ao ước. Hiện tại, gia đình tôi luôn hỏi tôi khi nào có chồng, khi nào sinh con làm tôi rất mệt mỏi, chẳng biết giải thích thế nào nữa. Tôi muốn có một gay chững chạc, công việc ổn định, thích baby và nghiêm túc trong mối quan hệ”. Có rất nhiều comment (bình luận) sau đó. Điều đặc biệt là tại đây, chúng tôi không bắt gặp bất cứ một lời nào có ý cợt nhả, phản cảm, dung tục. Các thành viên đều có chung một mong muốn làm vừa lòng cha mẹ, để cha mẹ đỡ hổ thẹn với hàng xóm.
Thành viên có nickname gay_chanthat chia sẻ: “Phòng se duyên les và gay là một ý tưởng hay, trước mắt là lối thoát cho những người thuộc thế giới thứ ba. Nếu mình dẫn về nhà một bạn les và giới thiệu là bạn gái, dù sao bố mẹ cũng vui mừng. Mình cũng không bị coi là “đồ lạc loài” nữa”. Quân chia sẻ thêm, hiện nay có rất ít địa chỉ là nơi những người thuộc giới tính thứ 3 có thể tập hợp lại, gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi về mọi mặt trong cuộc sống. Ngoài một vài câu lạc bộ nhỏ, chỉ có trang mạng thegioithu3.vn, thuvientruyen.info là nơi các thành viên tụ hội.
Theo các chuyên gia tâm lý, lập ra phòng se duyên les & gay là những người đồng tính đã rất bế tắc với gia đình, xã hội. Trước mắt, việc kết hôn của người đồng tính sẽ làm vui lòng cha mẹ. Tuy nhiên, khi hai tâm hồn không thật sự hòa hợp thì những người đồng tính này sẽ rơi vào bi kịch. Anh Nguyễn Ngọc Long, một trong những người đầu tiên hỗ trợ xây dựng lên chia sẻ: “Nếu việc kết hôn đồng giới được chấp nhận là hợp pháp, đó sẽ là niềm vui sướng và hạnh phúc đối với người đồng tính, lưỡng tính. Họ sẽ được thụ hưởng và bình đẳng trước pháp luật với người dị tính. Số đông sẽ có động lực để không phải ẩn mình, họ sẽ bước ra ánh sáng, tự do sống, tự do yêu đương”. Cũng theo anh Long, những người thuộc giới tính thứ ba vẫn làm việc, cống hiến cho xã hội, họ chỉ mong muốn xã hội công nhận và có cái nhìn thiện cảm.
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) cho rằng: “Nếu Luật hôn nhân bảo hộ cho họ, chắc chắn họ sẽ đăng ký để được pháp luật bảo vệ. Đồng quan điểm, TS. Khuất Thu Hồng, viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDC) cho rằng: “Tôi cho rằng không phải quá lo lắng đến các vấn đề như sinh con hay quan niệm truyền thống. Chúng ta vẫn có đủ số em bé ra đời, và với sự tiến bộ của y học ngày nay. Người đồng tính vẫn có thể có những đứa con của chính họ. Quan niệm xã hội sẽ dần dần thay đổi, vì hạnh phúc con người cần đặt lên trên. Người đồng tính là một phần của xã hội cũng mong được xã hội thừa nhận và được bình đẳng như tất cả mọi người. Và chúng tôi – những người làm khoa học về vấn đề này – thấy rằng, đã đến lúc chúng ta phải điều chỉnh. Chiếc áo pháp lý đã cũ, chật, nó cần được thay đổi để bắt kịp với sự trưởng thành của xã hội”.
Chuyện khó nói ở “thế giới” chưa được công nhận
Trò chuyện về những khó khăn, ái ngại trong cuộc sống V.T. một “bóng lộ” tâm sự: “Tôi sợ nhất khi tới bệnh viện. Có lần, bị nặng quá phải vào viện nhưng chẳng biết vào phòng khám nam hay phòng khám nữ. Bề ngoài mình cũng ngực nở, da sáng mịn, cũng hội tụ đầy đủ những đường cong y như thiếu nữ nhưng bên trong lại là nam, tên tuổi cũng vậy. Các y, bác sĩ khám xong lại nhìn tôi với vẻ khinh thường, soi mói”.
Sau lần ấy, V.T. chỉ dám tới các phòng khám tư nhân và chỉ tới một địa chỉ duy nhất, một bác sĩ duy nhất nhờ thăm khám. Mỗi lần có dịp gặp V.T., trông bề ngoài tôi cứ quen gọi là chị, V.T. chỉ thoáng buồn và nói: “Mọi người cũng gọi tôi như thế cả. Nếu có điều kiện, tôi sẽ đi phẫu thuật thẩm mỹ để sống thật với giới tính của mình và sẽ làm lại tất cả giấy tờ có tên đàn ông như hiện tại”.
Một “bóng kín” tên H. (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Khó nhất đối với những người đồng tính nam theo kiểu bóng kín là tìm bạn tình. Các thành viên trong CLB đồng tính hiện nay thường tìm đến “chợ tình” dành riêng cho người đồng tính nam ở khu vực Cầu Giấy (Từ Liêm, Hà Nội). Cũng theo anh H., nhiều thành viên cùng CLB đồng tính nam còn đi bán dâm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Ngoài ra, một số người đồng tính khác vẫn lấy vợ, vẫn có thể ân ái với vợ. Tuy nhiên, khi người vợ phát hiện ra sự thật thì họ làm to chuyện, coi đó là cái gì bệnh hoạn. Trung tâm phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs/HIV/AIDS (SHAPC) đã nghiên cứu và kết luận, trong số gần 1.000 người đồng tính được hỏi ở 5 tỉnh thành thì có tới 86% cho biết họ muốn có dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện hoặc dành riêng cho họ để không gặp phải các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế”.
Theo một số chuyên gia tâm lý, những “bóng lộ” gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì chịu sự kỳ thị của xã hội. Ngoại hình, giọng nói cho đến điệu bộ cử chỉ của họ khiến ai nhìn vào cũng đoán được là đồng tính. Nhiều người đồng tính nam sợ đến bệnh viện, đây là nguy cơ khiến những bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản tình dục không được điều trị kịp, gây nguy hiểm.
Hơn chục năm trở lại đây, khái niệm “giới tính thứ 3” (đồng tính nam (gay), đồng tính nữ (lessbian) và lưỡng phái (bisexuality) đã dần được mọi người nghe nhiều, nhắc nhiều. Thậm chí, đã có nhiều đám cưới công khai của người đồng tính được diễn ra. Trên thực tế, bộ phận “giới tính thứ 3” này vẫn chưa được công nhận và chưa có luật pháp bảo vệ quyền lợi cho họ.
Phòng se duyên les và gay
Một gay tên Quân (SN 1990, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội, hiện đang sinh hoạt trong một câu lạc bộ đồng tính nam ở Hà Nội) bật mí: Đa số gay đều chưa có ý định công khai giới tính thật của mình. Nguyên nhân của việc này có thể xuất phát từ nhiều lý do nhưng chủ yếu là vì muốn làm tròn chữ hiếu với cha mẹ.
Theo đó, các thành viên của “thế giới thứ 3” tìm đến địa chỉ “phòng se duyên les & gay” của website thegioithu3.vn (trang web lớn nhất Việt Nam về người đồng tính nam có xu hướng giả gái) để tâm sự, tìm bạn chung cảnh ngộ.
Quân cho biết: “Để che mắt bố mẹ và họ hàng, em tìm đến phòng se duyên này để mong tìm một les kết hôn cho bố mẹ vui lòng. Nếu một bạn gay quen một bạn les và ngược lại thì khi đó, các bạn vừa không phải sống giả tạo mà vẫn có thể cặp với một người khác giới để làm vui lòng cha mẹ”.
Phòng se duyên les và gay trên mạng
Truy cập vào website thegioithu3, tôi mới cảm nhận được sự sôi nổi của thế giới này. Rất nhiều các topic được lập ra như: “Les tìm gay kín kết hôn”; “Hà Nội, gay 87 tìm les để kết hôn”; “Mong muốn tìm gay kín có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình để kết hôn”; “Tìm les ở TP.HCM kết hôn giả”… Một thành viên có nickname yeukhonghoitiec200 viết: “Mình là les kín, sinh năm 1986, cao 1m57, nặng 42 kg, có công việc làm biên chế nhà nước ở Hà Nội ba năm nay. Gia đình mình gia giáo, kinh tế trung bình, mong tìm được gay kín, nghiêm túc làm bạn để đi tới hôn nhân! Tiêu chuẩn cao 1m7 trở lên có công việc ổn định, chân thành trong tình cảm. Gặp nhau để tìm hiểm thêm”.
Thành viên heosua_522 chia sẻ: “Chào mọi người, tôi là một người con gái rất girly (nữ tính), có nghề nghiệp ổn định trong một công ty nước ngoài, có một người yêu tốt và cô ấy đã có chồng là gay. Mọi thứ chúng tôi đều có nên hiện tại tôi cần một người chồng để gia đình an tâm và một đứa con để cùng xây dựng một gia đình thật sự mà tôi luôn ao ước. Hiện tại, gia đình tôi luôn hỏi tôi khi nào có chồng, khi nào sinh con làm tôi rất mệt mỏi, chẳng biết giải thích thế nào nữa. Tôi muốn có một gay chững chạc, công việc ổn định, thích baby và nghiêm túc trong mối quan hệ”. Có rất nhiều comment (bình luận) sau đó. Điều đặc biệt là tại đây, chúng tôi không bắt gặp bất cứ một lời nào có ý cợt nhả, phản cảm, dung tục. Các thành viên đều có chung một mong muốn làm vừa lòng cha mẹ, để cha mẹ đỡ hổ thẹn với hàng xóm.
Thành viên có nickname gay_chanthat chia sẻ: “Phòng se duyên les và gay là một ý tưởng hay, trước mắt là lối thoát cho những người thuộc thế giới thứ ba. Nếu mình dẫn về nhà một bạn les và giới thiệu là bạn gái, dù sao bố mẹ cũng vui mừng. Mình cũng không bị coi là “đồ lạc loài” nữa”. Quân chia sẻ thêm, hiện nay có rất ít địa chỉ là nơi những người thuộc giới tính thứ 3 có thể tập hợp lại, gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi về mọi mặt trong cuộc sống. Ngoài một vài câu lạc bộ nhỏ, chỉ có trang mạng thegioithu3.vn, thuvientruyen.info là nơi các thành viên tụ hội.
Theo các chuyên gia tâm lý, lập ra phòng se duyên les & gay là những người đồng tính đã rất bế tắc với gia đình, xã hội. Trước mắt, việc kết hôn của người đồng tính sẽ làm vui lòng cha mẹ. Tuy nhiên, khi hai tâm hồn không thật sự hòa hợp thì những người đồng tính này sẽ rơi vào bi kịch. Anh Nguyễn Ngọc Long, một trong những người đầu tiên hỗ trợ xây dựng lên chia sẻ: “Nếu việc kết hôn đồng giới được chấp nhận là hợp pháp, đó sẽ là niềm vui sướng và hạnh phúc đối với người đồng tính, lưỡng tính. Họ sẽ được thụ hưởng và bình đẳng trước pháp luật với người dị tính. Số đông sẽ có động lực để không phải ẩn mình, họ sẽ bước ra ánh sáng, tự do sống, tự do yêu đương”. Cũng theo anh Long, những người thuộc giới tính thứ ba vẫn làm việc, cống hiến cho xã hội, họ chỉ mong muốn xã hội công nhận và có cái nhìn thiện cảm.
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế (Bộ Y tế) cho rằng: “Nếu Luật hôn nhân bảo hộ cho họ, chắc chắn họ sẽ đăng ký để được pháp luật bảo vệ. Đồng quan điểm, TS. Khuất Thu Hồng, viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDC) cho rằng: “Tôi cho rằng không phải quá lo lắng đến các vấn đề như sinh con hay quan niệm truyền thống. Chúng ta vẫn có đủ số em bé ra đời, và với sự tiến bộ của y học ngày nay. Người đồng tính vẫn có thể có những đứa con của chính họ. Quan niệm xã hội sẽ dần dần thay đổi, vì hạnh phúc con người cần đặt lên trên. Người đồng tính là một phần của xã hội cũng mong được xã hội thừa nhận và được bình đẳng như tất cả mọi người. Và chúng tôi – những người làm khoa học về vấn đề này – thấy rằng, đã đến lúc chúng ta phải điều chỉnh. Chiếc áo pháp lý đã cũ, chật, nó cần được thay đổi để bắt kịp với sự trưởng thành của xã hội”.
Chuyện khó nói ở “thế giới” chưa được công nhận
Trò chuyện về những khó khăn, ái ngại trong cuộc sống V.T. một “bóng lộ” tâm sự: “Tôi sợ nhất khi tới bệnh viện. Có lần, bị nặng quá phải vào viện nhưng chẳng biết vào phòng khám nam hay phòng khám nữ. Bề ngoài mình cũng ngực nở, da sáng mịn, cũng hội tụ đầy đủ những đường cong y như thiếu nữ nhưng bên trong lại là nam, tên tuổi cũng vậy. Các y, bác sĩ khám xong lại nhìn tôi với vẻ khinh thường, soi mói”.
Sau lần ấy, V.T. chỉ dám tới các phòng khám tư nhân và chỉ tới một địa chỉ duy nhất, một bác sĩ duy nhất nhờ thăm khám. Mỗi lần có dịp gặp V.T., trông bề ngoài tôi cứ quen gọi là chị, V.T. chỉ thoáng buồn và nói: “Mọi người cũng gọi tôi như thế cả. Nếu có điều kiện, tôi sẽ đi phẫu thuật thẩm mỹ để sống thật với giới tính của mình và sẽ làm lại tất cả giấy tờ có tên đàn ông như hiện tại”.
Một “bóng kín” tên H. (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Khó nhất đối với những người đồng tính nam theo kiểu bóng kín là tìm bạn tình. Các thành viên trong CLB đồng tính hiện nay thường tìm đến “chợ tình” dành riêng cho người đồng tính nam ở khu vực Cầu Giấy (Từ Liêm, Hà Nội). Cũng theo anh H., nhiều thành viên cùng CLB đồng tính nam còn đi bán dâm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Ngoài ra, một số người đồng tính khác vẫn lấy vợ, vẫn có thể ân ái với vợ. Tuy nhiên, khi người vợ phát hiện ra sự thật thì họ làm to chuyện, coi đó là cái gì bệnh hoạn. Trung tâm phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục STDs/HIV/AIDS (SHAPC) đã nghiên cứu và kết luận, trong số gần 1.000 người đồng tính được hỏi ở 5 tỉnh thành thì có tới 86% cho biết họ muốn có dịch vụ khám chữa bệnh thân thiện hoặc dành riêng cho họ để không gặp phải các rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế”.
Theo một số chuyên gia tâm lý, những “bóng lộ” gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì chịu sự kỳ thị của xã hội. Ngoại hình, giọng nói cho đến điệu bộ cử chỉ của họ khiến ai nhìn vào cũng đoán được là đồng tính. Nhiều người đồng tính nam sợ đến bệnh viện, đây là nguy cơ khiến những bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản tình dục không được điều trị kịp, gây nguy hiểm.