(24h) - "Khách hàng mua nước về để chục năm vẫn còn như mới", một nhân
công đã nói về loại nước tinh khiết do anh làm ra.
Nc có thực sự tinh khiết?
Nước tinh khiết lấy từ giếng khoan cách
nghĩa trang Văn Điển chưa đầy 1km.
Sự nở rộ của thị trường nước uống tinh khiết (nước
uống đóng chai, đóng bình) trong thời gian qua cho thấy nhu cầu tăng
nhanh của người dân về mặt hàng này. Bên cạnh những sản phẩm, tên tuổi
đã được khẳng định thì một số mẫu mã, chủng loại khi nhắc tới chất lượng
sản phẩm khiến không ít người dân phải giật mình.
Khuất mắt trông coi
Trong vai người đi tìm nguồn hàng, chúng
tôi tìm tới cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết nằm trên đường 70 (huyện
Thanh Trì - HN), đường Quan Nhân (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).
Tại cơ sở sản xuất nước uống Newsky ở
đường 70, chúng tôi thật sự bất ngờ vì xưởng sản xuất chỉ là căn nhà cấp
bốn rộng hơn 10m2. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất ra loại nước
uống tinh khiết cho người tiêu dùng đều được đặt trong căn nhà tăm tối,
ẩm thấp.
Chủ cơ sở sản xuất cho biết, sản phẩm bán
cho các đại lý có giá 10.000đ/bình 19, 8lít, sau khi cộng các chi phí
vận chuyển, đại lý có thể bán từ 15.000 - 20.000/bình tùy thuộc từng địa
bàn.
Đồng thời khẳng định, ngoài nguồn nước
máy, cơ sở còn trang bị cả hệ thống giếng khoan để sẵn sàng sản xuất
nước phục vụ người tiêu dùng (đây là nguồn nước đã bị ô nhiễm và cách nghĩa trang Văn Điển chưa đầy
1km - PV).
Nguồn nước sau khi tích trữ tại bể ngầm sẽ
được dẫn qua các đường ống nhỏ tới bình inox, sau đó vận hành qua từng
giai đoạn lắng lọc trước khi đóng vào bình. Quan sát mặt sân cũng như
sàn nhà, nước thải lênh láng, một dòng nước vàng đen từ từ chạy ra mặt
cống cạnh ngõ đang bốc mùi.
Nguy hại hơn, mặc dù môi trường ẩm ướt,
hôi hám như vậy nhưng hàng chục chiếc bình vẫn được người sản xuất vô tư
bật sẵn nắp chờ châm nước vào bình. Bên cạnh đó là các vỏ bình đã qua
sử dụng được thu hồi về vứt chồng chất trong chậu nước đã đổi màu chờ
người lau chùi.
Đặc biệt, trong số 3 lao động đang làm
việc tại đây, không có người nào sử dụng các dụng cụ nhằm bảo đảm vệ
sinh như găng tay, khẩu trang, đồ bảo hộ. Cũng theo lời chủ cơ sở sản
xuất, các sản phẩm sản xuất vào dịp hè thường không có hàng để bán.
Ngoài những khách hàng là người dân quanh
khu vực, cơ sở còn cung cấp cho các cơ quan, trường học, các cửa hàng ăn
uống trên địa bàn với khối lượng lớn.
Tại một vài cơ sở sản xuất nước uống tinh
khiết trên đường Quan Nhân, tình trạng cũng không khá hơn. Hầu hết những
người tham gia sản xuất đều không tuân thủ các yêu cầu vệ sinh mà ngành
y tế quy định.
Khi được hỏi về nguồn nước và bản công bố
chất lượng sản phẩm, chủ cơ sở sản xuất ở đây sẵng giọng: “Yên tâm đi,
chất lượng đảm bảo 100%, khách mua về để hàng chục năm sau dùng vẫn như
mới! Ở đâu tôi không biết, còn ở đây năm nào cũng có cán bộ ngành y tế
đến lấy mẫu về kiểm tra, nếu không đảm bảo chất lượng đã bị phạt lâu
rồi".
Đồng thời anh này cũng cho biết, giá xuất
buôn với mức 7.000đồng/bình 19 lít, còn giá bán thực tế có thể dao động
từ 15.000 - 25.000 đồng tùy thuộc vào từng đại lý. Chất lượng nước có
đảm bảo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quá trình sản xuất, nếu các cơ
sở sản xuất không tuân thủ các quy định đề ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, người bán phải biết "thổi" sản phẩm
lên (về giá cả, mẫu mã, kiểu dáng) thì người tiêu dùng mới tin tưởng mà
sử dụng được?!
Công nghệ tự chế
Sự phát triển của thị trường nước uống
tinh khiết đã thể hiện rất rõ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
Tuy nhiên, ngoài những nhãn hiệu quen thuộc và tạo được uy tín trên thị
trường thì vẫn cần có thời gian để khẳng định chất lượng cũng như sự
đánh giá lâu dài của người tiêu dùng.
Đó là chưa kể tới các cơ sở chui mà dây
chuyền sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn trà trộn vào thị trường
bằng nhiều cách, gây ra những khó khăn đối với các cơ quan chuyên môn
trong công tác quản lý, kiểm tra.
ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y
tế Hà Nội thừa nhận, nước uống tinh khiết hiện đang là mặt hàng rất khó
quản lý. Đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận rất cao cho nên cơ sở sản
xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 381
cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình các loại.
Nhưng chỉ có một số ít công ty lớn là có
sự đầu tư thỏa đáng nên chất lượng tương đối đạt tiêu chuẩn, còn lại đa
phần là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ với các trang thiết bị còn
mang tính thủ công, nhà xưởng chật chội, chưa có sự phân khu riêng biệt
(giữa khu xử lý bình và khu chiết rót).
Ông Cường nhấn mạnh, cần phải phân biệt
giữa nước khoáng và nước uống tinh khiết. Nước uống tinh khiết chỉ ở
dạng thông thường trải qua quá trình lọc, thẩm thấu ngược bằng công nghệ
RO cho dạng nước tinh. Còn nước khoáng có ở một nguồn nhất định và được
quản lý chặt chẽ về các chỉ tiêu, chất lượng.
Do vậy, không nên đánh đồng chất lượng
giữa hai loại nước này với nhau. Tất nhiên mỗi loại đều có các tiêu
chuẩn riêng nhưng để đảm bảo chất lượng thì nước uống tinh khiết phải
đảm bảo tuyệt đối các quy định của ngành như: phải có sự giám sát, kiểm
tra chặt chẽ về nguồn nước, đánh giá về các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý,
các dụng cụ trong quá trình sản xuất.
Trên thực tế, có nhiều cơ sở khi sản xuất
nước uống không có vốn đầu tư nên đã sử dụng những công cụ, dây chuyền
sản xuất tự chế, mua những chai nhựa không rõ nguồn gốc nên chắc chắn sẽ
không đảm bảo về chất lượng. Một thực tế khác, có những doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất khi đưa mẫu đi kiểm nghiệm thì đạt tiêu chuẩn nhưng khi
kiểm tra thực tế lại không đạt chất lượng.
Nc đóng bình của cơ sở N trên đg giao hàng
Nguồn:24h.com.vn
công đã nói về loại nước tinh khiết do anh làm ra.
Nc có thực sự tinh khiết?
Nước tinh khiết lấy từ giếng khoan cách
nghĩa trang Văn Điển chưa đầy 1km.
Sự nở rộ của thị trường nước uống tinh khiết (nước
uống đóng chai, đóng bình) trong thời gian qua cho thấy nhu cầu tăng
nhanh của người dân về mặt hàng này. Bên cạnh những sản phẩm, tên tuổi
đã được khẳng định thì một số mẫu mã, chủng loại khi nhắc tới chất lượng
sản phẩm khiến không ít người dân phải giật mình.
Khuất mắt trông coi
Trong vai người đi tìm nguồn hàng, chúng
tôi tìm tới cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết nằm trên đường 70 (huyện
Thanh Trì - HN), đường Quan Nhân (Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội).
Tại cơ sở sản xuất nước uống Newsky ở
đường 70, chúng tôi thật sự bất ngờ vì xưởng sản xuất chỉ là căn nhà cấp
bốn rộng hơn 10m2. Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất ra loại nước
uống tinh khiết cho người tiêu dùng đều được đặt trong căn nhà tăm tối,
ẩm thấp.
Chủ cơ sở sản xuất cho biết, sản phẩm bán
cho các đại lý có giá 10.000đ/bình 19, 8lít, sau khi cộng các chi phí
vận chuyển, đại lý có thể bán từ 15.000 - 20.000/bình tùy thuộc từng địa
bàn.
Đồng thời khẳng định, ngoài nguồn nước
máy, cơ sở còn trang bị cả hệ thống giếng khoan để sẵn sàng sản xuất
nước phục vụ người tiêu dùng (đây là nguồn nước đã bị ô nhiễm và cách nghĩa trang Văn Điển chưa đầy
1km - PV).
Nguồn nước sau khi tích trữ tại bể ngầm sẽ
được dẫn qua các đường ống nhỏ tới bình inox, sau đó vận hành qua từng
giai đoạn lắng lọc trước khi đóng vào bình. Quan sát mặt sân cũng như
sàn nhà, nước thải lênh láng, một dòng nước vàng đen từ từ chạy ra mặt
cống cạnh ngõ đang bốc mùi.
Nguy hại hơn, mặc dù môi trường ẩm ướt,
hôi hám như vậy nhưng hàng chục chiếc bình vẫn được người sản xuất vô tư
bật sẵn nắp chờ châm nước vào bình. Bên cạnh đó là các vỏ bình đã qua
sử dụng được thu hồi về vứt chồng chất trong chậu nước đã đổi màu chờ
người lau chùi.
Đặc biệt, trong số 3 lao động đang làm
việc tại đây, không có người nào sử dụng các dụng cụ nhằm bảo đảm vệ
sinh như găng tay, khẩu trang, đồ bảo hộ. Cũng theo lời chủ cơ sở sản
xuất, các sản phẩm sản xuất vào dịp hè thường không có hàng để bán.
Ngoài những khách hàng là người dân quanh
khu vực, cơ sở còn cung cấp cho các cơ quan, trường học, các cửa hàng ăn
uống trên địa bàn với khối lượng lớn.
Tại một vài cơ sở sản xuất nước uống tinh
khiết trên đường Quan Nhân, tình trạng cũng không khá hơn. Hầu hết những
người tham gia sản xuất đều không tuân thủ các yêu cầu vệ sinh mà ngành
y tế quy định.
Khi được hỏi về nguồn nước và bản công bố
chất lượng sản phẩm, chủ cơ sở sản xuất ở đây sẵng giọng: “Yên tâm đi,
chất lượng đảm bảo 100%, khách mua về để hàng chục năm sau dùng vẫn như
mới! Ở đâu tôi không biết, còn ở đây năm nào cũng có cán bộ ngành y tế
đến lấy mẫu về kiểm tra, nếu không đảm bảo chất lượng đã bị phạt lâu
rồi".
Đồng thời anh này cũng cho biết, giá xuất
buôn với mức 7.000đồng/bình 19 lít, còn giá bán thực tế có thể dao động
từ 15.000 - 25.000 đồng tùy thuộc vào từng đại lý. Chất lượng nước có
đảm bảo hay không hoàn toàn tùy thuộc vào quá trình sản xuất, nếu các cơ
sở sản xuất không tuân thủ các quy định đề ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm. Tuy vậy, người bán phải biết "thổi" sản phẩm
lên (về giá cả, mẫu mã, kiểu dáng) thì người tiêu dùng mới tin tưởng mà
sử dụng được?!
Công nghệ tự chế
Sự phát triển của thị trường nước uống
tinh khiết đã thể hiện rất rõ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
Tuy nhiên, ngoài những nhãn hiệu quen thuộc và tạo được uy tín trên thị
trường thì vẫn cần có thời gian để khẳng định chất lượng cũng như sự
đánh giá lâu dài của người tiêu dùng.
Đó là chưa kể tới các cơ sở chui mà dây
chuyền sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn vẫn trà trộn vào thị trường
bằng nhiều cách, gây ra những khó khăn đối với các cơ quan chuyên môn
trong công tác quản lý, kiểm tra.
ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y
tế Hà Nội thừa nhận, nước uống tinh khiết hiện đang là mặt hàng rất khó
quản lý. Đây là mặt hàng đem lại lợi nhuận rất cao cho nên cơ sở sản
xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 381
cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình các loại.
Nhưng chỉ có một số ít công ty lớn là có
sự đầu tư thỏa đáng nên chất lượng tương đối đạt tiêu chuẩn, còn lại đa
phần là những hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ với các trang thiết bị còn
mang tính thủ công, nhà xưởng chật chội, chưa có sự phân khu riêng biệt
(giữa khu xử lý bình và khu chiết rót).
Ông Cường nhấn mạnh, cần phải phân biệt
giữa nước khoáng và nước uống tinh khiết. Nước uống tinh khiết chỉ ở
dạng thông thường trải qua quá trình lọc, thẩm thấu ngược bằng công nghệ
RO cho dạng nước tinh. Còn nước khoáng có ở một nguồn nhất định và được
quản lý chặt chẽ về các chỉ tiêu, chất lượng.
Do vậy, không nên đánh đồng chất lượng
giữa hai loại nước này với nhau. Tất nhiên mỗi loại đều có các tiêu
chuẩn riêng nhưng để đảm bảo chất lượng thì nước uống tinh khiết phải
đảm bảo tuyệt đối các quy định của ngành như: phải có sự giám sát, kiểm
tra chặt chẽ về nguồn nước, đánh giá về các chỉ tiêu vi sinh, hóa lý,
các dụng cụ trong quá trình sản xuất.
Trên thực tế, có nhiều cơ sở khi sản xuất
nước uống không có vốn đầu tư nên đã sử dụng những công cụ, dây chuyền
sản xuất tự chế, mua những chai nhựa không rõ nguồn gốc nên chắc chắn sẽ
không đảm bảo về chất lượng. Một thực tế khác, có những doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất khi đưa mẫu đi kiểm nghiệm thì đạt tiêu chuẩn nhưng khi
kiểm tra thực tế lại không đạt chất lượng.
Nc đóng bình của cơ sở N trên đg giao hàng
Nguồn:24h.com.vn