Các giáo viên cho rằng, đề Toán hay, bao
quát chương trình, hơi dài nhưng có tính phân loại tốt, còn đề Vật lý
đòi hòi tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là phần dòng điện xoay
chiều
Thầy giáo Hoàng Trọng Hảo, Tạp chí Toán
Tuổi thơ nhận định, đề Toán hay, bao quát chương trình, tuy hơi dài
nhưng có tính phân loại tốt. Cụ thể, câu 1b, nếu thí sinh không nhìn ra
tính đối xứng của đồ thị qua trục tung thì sẽ phải xét 3 trường hợp, dẫn
đến bài làm phải tính toán và trình bày dài. Ý này, nếu không chú ý đến
việc thử điều kiện thì thí sinh sẽ không loại nghiệm ngoại lai x = -1.
Câu 2 là phương trình lượng giác cơ bản,
chỉ khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT một chút. Câu 3 là bài toán giải hệ
phương trình đại số khá cồng kềnh. Tuy vậy, đây là một trong những dạng
toán quen thuộc của thi đại học, thí sinh dù mất nhiều thời gian để tính
toán nhưng vẫn có thể làm được, với sự trợ giúp của máy tính cầm tay.
Tương tự, câu 4 cũng rất quen thuộc, dễ
nhìn ra hướng giải là dùng tích phân từng phần. Câu 5 là bài toán hình
học không gian tuy không khó nhưng đòi hỏi nhiều kĩ năng nên sẽ ít thí
sinh làm được trọn vẹn. Câu 6 là bài toán khó nhất, tuy ý tưởng không
mới nhưng rất khó để đưa về bài toán quen thuộc, dù là học sinh giỏi
toán. Do đó, chính câu này sẽ làm thí sinh khó giành được điểm 10.
Với phần riêng theo chương trình chuẩn,
câu 7a là bài toán khá bất ngờ với thí sinh vì hơi lạ, khó tìm được
hướng giải và tìm đủ 2 đáp số, nếu thí sinh không giỏi hình THCS. Dù đáp
số khá đẹp nhưng đề ra tọa độ điểm dạng phân số, ít thấy ở những kỳ
thi. Câu 8a rất cơ bản, có một hướng giải và chỉ cần nhớ kiến thức đơn
giản của hình học THCS cộng với công cụ hình học giải tích là có thể làm
được.
Câu 9a, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến
thức cơ bản về tổ hợp. Tuy vậy, đa phần sẽ mất điểm vì không đọc kĩ đề
bài. Đây là bài toán tuy dễ mà lại rất khó đạt điểm trọn vẹn, dù thí
sinh tính toán đúng. Một cái bẫy nho nhỏ thí sinh sẽ mắc phải nếu không
đọc kĩ đề bài là "Tìm số hạng..." bởi lâu nay học sinh chỉ quen với bài
toán tìm hệ số trong khai triển nhị thức Newton.
Với đề thi phần riêng theo chương trình
nâng cao, câu 7b khá dễ, tương tự sách giáo khoa. Tuy vậy, cũng đòi hỏi
tư duy hình học về đối xứng mới có thể giải nhanh được. Câu 8b sẽ rất
phức tạp nếu dùng phương pháp hình học để giải. Câu này dùng phương pháp
giải tích, gọi tọa độ điểm dưới dạng ẩn số sẽ ngắn gọn nhất. Còn câu 9b
có lẽ là bài gỡ điểm cho mọi thí sinh như mọi năm.
Theo thầy Hảo, dù là phần riêng cho thí
sinh thi theo chương trình nâng cao nhưng có lẽ dễ hơn phần riêng ra
theo chương trình chuẩn. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận của từng thí
sinh. Riêng việc tính toán ít hơn cộng với bài toán về số phức cũng là
một lợi thế. Các thí sinh thi đợt sau cần lưu ý đến điều này.
Qua những phân tích trên, thầy Hảo cho
rằng, với đề thi này thí sinh rất khó đạt 10 điểm và để đạt 8 - 9 điểm
cũng không phải dễ, nhưng lấy 5 - 6 điểm thì không hề khó vì chỉ cần học
vững kiến thức cơ bản. Phải là những học sinh chuyên toán hoặc xuất sắc
mới đạt điểm tuyệt đối. Các thí sinh không nên buồn nếu không vượt qua
được 7 điểm.
"Cá nhân tôi luôn mong trong mỗi kỳ thi
đại học sẽ có nhiều em đạt điểm 10. Tuy vậy, với đề thi toán hiện tại,
điều này không xảy ra. Liệu việc không đến một nửa số thí sinh từng đoạt
giải Toán Quốc gia không thể đạt điểm 10 thi đại học có hợp lý?", thầy
Hảo đặt câu hỏi.
Còn thầy Phạm Khánh Hội, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội nhận xét,
đề thi Vật lý tương đối hay, đòi hòi tính sáng tạo của học sinh, đặc
biệt là phần dòng điện xoay chiều. Mức độ khó và tính phân loại của đề
thi năm nay tương đương đề năm ngoái. Đề thi cũng có sự phối hợp các
kiến thức vật lý với nhau và đòi hỏi kỹ thuật tính toán nhiều.
"Chương trình này bám sát sách giáo khoa
nhưng ở mức độ vận dụng chứ không chỉ học thuôc lòng. Lượng câu hỏi chỉ
học thuộc lòng không nhiều, dưới 20%", thầy giáo này nói thêm.
Theo thầy Hội, một số câu hấp dẫn có thể
kể đến như: câu 10, câu 35, câu 17, câu 19. Một câu hỏi gây băn khoăn là
câu số 5 của mã đề 479: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không
hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không
đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA
có mức cường độ âm là 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần
đặt thêm tại O bằng: A. 7, B. 5, C. 4, D.3
Theo như phán đoán của ekip giải đề, lời
giải cho câu này sẽ là: Gọi công suất phát âm của 1 nguồn là P0, n là số
nguồn âm cần đặt tại O. Khi đó, LA = 10lg(2P0/(OA2I0))=20dB
LM=
10lg(nP0/(OM2I0))=10lg(4nP0/(OA2I0))=10lg(2n)+ 10lg(2P0/(OA2I0))=
10lg(2n)+ 20=30. Do đó lg(2n)=1. Từ đó ta có n=5. Vì thế số nguồn cần
thêm vào sẽ là 5 - 2=3. Đáp án đúng là D.
Tuy nhiên nếu các nguồn âm mà giống hệt
nhau thì tần số của chúng bằng nhau và pha của chúng cũng như nhau.
Nghĩa là, chúng là các nguồn kết hợp. Vì vậy không thể cộng gộp cường độ
của các nguồn âm lại với nhau mà phải cộng biên độ dao động âm lại với
nhau. Và đáp án không thể như trên. Còn nếu tính đến giao thoa của nhiều
nguồn âm thì lại là một lý thuyết phức tạp hơn nhiều so với các kiến
thức được học ở phổ thông.
"Tổng hợp các phân tích trên, tôi cho
rằng số thí sinh được điểm trung bình sẽ giữ ổn định như hai mùa tuyển
sinh trước. Đề thi không có câu hỏi nào thực sự lắt léo đến mức tất cả
học sinh đều có thể nhầm lẫn nên năm nay sẽ có điểm 10 môn Vật Lý", thầy
Hội nhận định.
quát chương trình, hơi dài nhưng có tính phân loại tốt, còn đề Vật lý
đòi hòi tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là phần dòng điện xoay
chiều
Tuổi thơ nhận định, đề Toán hay, bao quát chương trình, tuy hơi dài
nhưng có tính phân loại tốt. Cụ thể, câu 1b, nếu thí sinh không nhìn ra
tính đối xứng của đồ thị qua trục tung thì sẽ phải xét 3 trường hợp, dẫn
đến bài làm phải tính toán và trình bày dài. Ý này, nếu không chú ý đến
việc thử điều kiện thì thí sinh sẽ không loại nghiệm ngoại lai x = -1.
Câu 2 là phương trình lượng giác cơ bản,
chỉ khó hơn đề thi tốt nghiệp THPT một chút. Câu 3 là bài toán giải hệ
phương trình đại số khá cồng kềnh. Tuy vậy, đây là một trong những dạng
toán quen thuộc của thi đại học, thí sinh dù mất nhiều thời gian để tính
toán nhưng vẫn có thể làm được, với sự trợ giúp của máy tính cầm tay.
Tương tự, câu 4 cũng rất quen thuộc, dễ
nhìn ra hướng giải là dùng tích phân từng phần. Câu 5 là bài toán hình
học không gian tuy không khó nhưng đòi hỏi nhiều kĩ năng nên sẽ ít thí
sinh làm được trọn vẹn. Câu 6 là bài toán khó nhất, tuy ý tưởng không
mới nhưng rất khó để đưa về bài toán quen thuộc, dù là học sinh giỏi
toán. Do đó, chính câu này sẽ làm thí sinh khó giành được điểm 10.
Thí sinh trao đổi bài sau ngày giờ thi. Ảnh: Hoàng Hà. |
câu 7a là bài toán khá bất ngờ với thí sinh vì hơi lạ, khó tìm được
hướng giải và tìm đủ 2 đáp số, nếu thí sinh không giỏi hình THCS. Dù đáp
số khá đẹp nhưng đề ra tọa độ điểm dạng phân số, ít thấy ở những kỳ
thi. Câu 8a rất cơ bản, có một hướng giải và chỉ cần nhớ kiến thức đơn
giản của hình học THCS cộng với công cụ hình học giải tích là có thể làm
được.
Câu 9a, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến
thức cơ bản về tổ hợp. Tuy vậy, đa phần sẽ mất điểm vì không đọc kĩ đề
bài. Đây là bài toán tuy dễ mà lại rất khó đạt điểm trọn vẹn, dù thí
sinh tính toán đúng. Một cái bẫy nho nhỏ thí sinh sẽ mắc phải nếu không
đọc kĩ đề bài là "Tìm số hạng..." bởi lâu nay học sinh chỉ quen với bài
toán tìm hệ số trong khai triển nhị thức Newton.
Với đề thi phần riêng theo chương trình
nâng cao, câu 7b khá dễ, tương tự sách giáo khoa. Tuy vậy, cũng đòi hỏi
tư duy hình học về đối xứng mới có thể giải nhanh được. Câu 8b sẽ rất
phức tạp nếu dùng phương pháp hình học để giải. Câu này dùng phương pháp
giải tích, gọi tọa độ điểm dưới dạng ẩn số sẽ ngắn gọn nhất. Còn câu 9b
có lẽ là bài gỡ điểm cho mọi thí sinh như mọi năm.
Theo thầy Hảo, dù là phần riêng cho thí
sinh thi theo chương trình nâng cao nhưng có lẽ dễ hơn phần riêng ra
theo chương trình chuẩn. Điều này phụ thuộc vào cảm nhận của từng thí
sinh. Riêng việc tính toán ít hơn cộng với bài toán về số phức cũng là
một lợi thế. Các thí sinh thi đợt sau cần lưu ý đến điều này.
Qua những phân tích trên, thầy Hảo cho
rằng, với đề thi này thí sinh rất khó đạt 10 điểm và để đạt 8 - 9 điểm
cũng không phải dễ, nhưng lấy 5 - 6 điểm thì không hề khó vì chỉ cần học
vững kiến thức cơ bản. Phải là những học sinh chuyên toán hoặc xuất sắc
mới đạt điểm tuyệt đối. Các thí sinh không nên buồn nếu không vượt qua
được 7 điểm.
"Cá nhân tôi luôn mong trong mỗi kỳ thi
đại học sẽ có nhiều em đạt điểm 10. Tuy vậy, với đề thi toán hiện tại,
điều này không xảy ra. Liệu việc không đến một nửa số thí sinh từng đoạt
giải Toán Quốc gia không thể đạt điểm 10 thi đại học có hợp lý?", thầy
Hảo đặt câu hỏi.
Còn thầy Phạm Khánh Hội, giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội nhận xét,
đề thi Vật lý tương đối hay, đòi hòi tính sáng tạo của học sinh, đặc
biệt là phần dòng điện xoay chiều. Mức độ khó và tính phân loại của đề
thi năm nay tương đương đề năm ngoái. Đề thi cũng có sự phối hợp các
kiến thức vật lý với nhau và đòi hỏi kỹ thuật tính toán nhiều.
"Chương trình này bám sát sách giáo khoa
nhưng ở mức độ vận dụng chứ không chỉ học thuôc lòng. Lượng câu hỏi chỉ
học thuộc lòng không nhiều, dưới 20%", thầy giáo này nói thêm.
Theo thầy Hội, một số câu hấp dẫn có thể
kể đến như: câu 10, câu 35, câu 17, câu 19. Một câu hỏi gây băn khoăn là
câu số 5 của mã đề 479: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không
hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không
đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA
có mức cường độ âm là 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần
đặt thêm tại O bằng: A. 7, B. 5, C. 4, D.3
Theo như phán đoán của ekip giải đề, lời
giải cho câu này sẽ là: Gọi công suất phát âm của 1 nguồn là P0, n là số
nguồn âm cần đặt tại O. Khi đó, LA = 10lg(2P0/(OA2I0))=20dB
LM=
10lg(nP0/(OM2I0))=10lg(4nP0/(OA2I0))=10lg(2n)+ 10lg(2P0/(OA2I0))=
10lg(2n)+ 20=30. Do đó lg(2n)=1. Từ đó ta có n=5. Vì thế số nguồn cần
thêm vào sẽ là 5 - 2=3. Đáp án đúng là D.
Tuy nhiên nếu các nguồn âm mà giống hệt
nhau thì tần số của chúng bằng nhau và pha của chúng cũng như nhau.
Nghĩa là, chúng là các nguồn kết hợp. Vì vậy không thể cộng gộp cường độ
của các nguồn âm lại với nhau mà phải cộng biên độ dao động âm lại với
nhau. Và đáp án không thể như trên. Còn nếu tính đến giao thoa của nhiều
nguồn âm thì lại là một lý thuyết phức tạp hơn nhiều so với các kiến
thức được học ở phổ thông.
"Tổng hợp các phân tích trên, tôi cho
rằng số thí sinh được điểm trung bình sẽ giữ ổn định như hai mùa tuyển
sinh trước. Đề thi không có câu hỏi nào thực sự lắt léo đến mức tất cả
học sinh đều có thể nhầm lẫn nên năm nay sẽ có điểm 10 môn Vật Lý", thầy
Hội nhận định.