Không ít kẻ đang tâm giết hại cả người thân thích, ruột thịt của mình. Tội ác ắt phải trả giá, song đằng sau những vụ án lạnh người ấy thật khó mà lý giải cặn kẽ được vì sao án mạng trong gia đình không ngừng gia tăng.
Nghịch tôn Phan Thanh Tùng (bên trái) cùng đồng phạm bị
quy kết tội “Giết người” tại phiên tòa
Điểm mặt sát nhân
Chỉ trong tháng 6 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã liên tiếp đưa ra xét xử hàng loạt vụ án mạng mà ở đó hung thủ và nạn nhân là những người thân thích, ruột thịt. Dù rằng thủ phạm phải trả giá bằng những bản án thích đáng, nhưng dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ.
Sáng 12-6, Phan Thanh Tùng (SN 1993, trú ở thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) gây sự chú ý đặc biệt đối với mọi người khi được dẫn giải tới phòng xử án. Vừa qua tuổi 18, trông cậu ta rất vạm vỡ, khỏe mạnh. Vậy mà chỉ vì cần tiền mua quà tặng bạn gái nhân ngày Noel, tối 24-12-2011, Tùng đã rủ bạn là Trương Trung Hiếu (SN 1994, cùng trú ở thôn Quỳnh Đô) giết chết bà nội để cướp tài sản. Thực hiện tội ác, đối tượng và Hiếu lừa chở bà Nguyễn Thị Nhạn (74 tuổi) ra cánh đồng và tại đây Tùng tự tay bóp cổ bà nội đến chết, rồi quẳng xác bà xuống hồ nước. Gây án xong, đứa cháu bất hiếu bình thản tháo đôi hoa tai bằng vàng và lục túi bà nội lấy 30.000 đồng... Bị đưa ra xét xử, nghịch tôn của bà Nhạn không có vẻ gì ân hận. Hành vi mất hết nhân tính đó đã buộc HĐXX quyết định loại bỏ Phan Thanh Tùng ra khỏi đời sống xã hội. Đồng phạm Trương Trung Hiếu do chưa đủ tuổi thành niên nên chỉ phải nhận 17 năm tù giam.
Ngay trong ngày đứa cháu bất hiếu của bà Nhạn phải đền tội, Bùi Tất Trung (SN 1984, trú ở cụm 8, xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội) cũng bị TAND TP Hà Nội xử phạt 13 năm tù giam. Chập tối 28-7-2011, Trung nghe nói bố anh ta vừa đánh mẹ phải nhập viện nên đã đi tìm cha để hỏi cho ra nhẽ. Gặp bố, anh ta lao đến dùng dao đâm liên tiếp vào người ông Bùi Tất Bật làm ông này tử vong.
Ngày 13-6, tuy được tòa án thay đổi tội danh từ tội giết người sang tội cố ý gây thương tích và phải chịu 14 năm tù, song chắc chắn Lê Thị Hiển (SN 1955, trú ở thôn Vân Xá, xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) sẽ vẫn phải gánh chịu điều tiếng về cái chết của chồng. Và thực tế là chính vì ý định đánh chồng què tay của người đàn bà này nên ông Phạm Văn Đường (57 tuổi) mới mất mạng. Hôm tòa đưa Hiển ra xét xử, bị kịch của gia đình bị cáo mới thực sự vỡ lở. Ông Đường có “bồ nhí”, thường xuyên bạo hành vợ. Cùng quẫn, Hiển thuê người chém chồng với giá 30 triệu đồng. Thế nhưng những kẻ “đâm thuê chém mướn” đã ra tay… quá đà.
Đi tìm nguyên nhân
Đối với bất kỳ một vụ trọng án nào, các cơ quan tiến hành tố tụng bao giờ cũng phải cố gắng chứng minh được động cơ phạm tội của hung thủ. Từ đó mới có căn cứ kết tội nhằm trừng trị, giáo dục và cảm hóa bị cáo sau này. Đó cũng là yêu cầu, tiền đề trong công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm. Thế nhưng thấy gì và rút ra được những gì sau hàng loạt vụ án mạng gia đình thời gian gần đây là điều không dễ.
Ngày 28-6, Nguyễn Đức Phú (SN 1981, trú ở thôn Kiều Mộc, xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội) bị xử 15 năm tù về tội giết người. Nạn nhân dưới tay Phú không ai khác chính là vợ của anh ta - chị Đỗ Thị Phúc. Tối 1-1, bị vợ xua đuổi, Phú liền lấy dao đâm, cứa cổ và dùng chày gỗ đập liên tiếp vào đầu nạn nhân. Phúc may mắn thoát chết nhờ một người hàng xóm kịp thời giải cứu…
Ở vụ án này, động cơ gây án của hung thủ được xác định là sự ức chế trong tâm lý do mâu thuẫn vợ chồng lâu ngày. Khi sự ức chế ấy lên đến đỉnh điểm thì bùng phát thành hành vi. Diễn tiến tâm lý của Phú phần nào được lý giải là vậy, song nhìn vào hành vi tội phạm thì không hoàn toàn thế.
Anh ta quyết giết chết vợ đến cùng. Chỉ có điều hậu quả mà anh ta mong muốn không xảy ra. Giả thiết động cơ giết vợ của Phú còn có gì khác, tài sản, tình ái hay nhằm che giấu một tội phạm trước đó? Tất cả đều không phải vì tài liệu trong hồ sơ vụ án không cho thấy điều đó. Trong các vụ nêu án trên, động lực xui khiến bị cáo gây án cũng vô cùng giản đơn. Một chút ấm ức, một chút bất bình và cần chút tiền để thỏa mãn nhu cầu bản thân là án mạng xảy ra.
Giữa lúc các vụ án giết người thân đang được các cấp tòa đẩy mạnh xét xử như một lời cảnh báo đối với xã hội, đối với mỗi gia đình thì gần đây lại xảy thêm những vụ đặc biệt nghiêm trọng khác. Rạng sáng 24-6, Lưu Văn Thắng (SN 1986, trú ở phố Thụy Lĩnh, quận Hoàng Mai) đã dùng dao đâm chết bố mẹ đẻ. Trước đó, đêm 8-6, Đinh Lệnh Tuấn (SN 1982, trú ở tổ 22, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) giết chết vợ, rồi chở ra bờ đê vứt xác hòng che mắt cơ quan chức năng…
Theo một thẩm phán TAND TP Hà Nội, không khó để giải mã động cơ phạm tội trong từng vụ án cụ thể. Đó có thể là do mâu thuẫn gia đình, ghen tuông, tranh chấp tài sản hay do bạo hành. Và điểm chung nổi bật trong các vụ án này là ít nhiều nạn nhân có lỗi, bị hại không thể đề phòng.
Tuy nhiên, để “cắt nghĩa” một cách tường tận nguyên nhân sâu xa trước tình trạng án mạng gia đình hiện nay là điều rất khó. “Trước mắt chỉ có thể khẳng định rằng đạo đức, lối sống của con người đang bị băng hoại nghiêm trọng. Bởi không có một lý do nào có thể lấp liếm được tội ác giết hại người thân” - vị thẩm phán này chua chát.
Nghịch tôn Phan Thanh Tùng (bên trái) cùng đồng phạm bị
quy kết tội “Giết người” tại phiên tòa
Điểm mặt sát nhân
Chỉ trong tháng 6 vừa qua, TAND TP Hà Nội đã liên tiếp đưa ra xét xử hàng loạt vụ án mạng mà ở đó hung thủ và nạn nhân là những người thân thích, ruột thịt. Dù rằng thủ phạm phải trả giá bằng những bản án thích đáng, nhưng dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng, phẫn nộ.
Sáng 12-6, Phan Thanh Tùng (SN 1993, trú ở thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội) gây sự chú ý đặc biệt đối với mọi người khi được dẫn giải tới phòng xử án. Vừa qua tuổi 18, trông cậu ta rất vạm vỡ, khỏe mạnh. Vậy mà chỉ vì cần tiền mua quà tặng bạn gái nhân ngày Noel, tối 24-12-2011, Tùng đã rủ bạn là Trương Trung Hiếu (SN 1994, cùng trú ở thôn Quỳnh Đô) giết chết bà nội để cướp tài sản. Thực hiện tội ác, đối tượng và Hiếu lừa chở bà Nguyễn Thị Nhạn (74 tuổi) ra cánh đồng và tại đây Tùng tự tay bóp cổ bà nội đến chết, rồi quẳng xác bà xuống hồ nước. Gây án xong, đứa cháu bất hiếu bình thản tháo đôi hoa tai bằng vàng và lục túi bà nội lấy 30.000 đồng... Bị đưa ra xét xử, nghịch tôn của bà Nhạn không có vẻ gì ân hận. Hành vi mất hết nhân tính đó đã buộc HĐXX quyết định loại bỏ Phan Thanh Tùng ra khỏi đời sống xã hội. Đồng phạm Trương Trung Hiếu do chưa đủ tuổi thành niên nên chỉ phải nhận 17 năm tù giam.
Ngay trong ngày đứa cháu bất hiếu của bà Nhạn phải đền tội, Bùi Tất Trung (SN 1984, trú ở cụm 8, xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội) cũng bị TAND TP Hà Nội xử phạt 13 năm tù giam. Chập tối 28-7-2011, Trung nghe nói bố anh ta vừa đánh mẹ phải nhập viện nên đã đi tìm cha để hỏi cho ra nhẽ. Gặp bố, anh ta lao đến dùng dao đâm liên tiếp vào người ông Bùi Tất Bật làm ông này tử vong.
Ngày 13-6, tuy được tòa án thay đổi tội danh từ tội giết người sang tội cố ý gây thương tích và phải chịu 14 năm tù, song chắc chắn Lê Thị Hiển (SN 1955, trú ở thôn Vân Xá, xã Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội) sẽ vẫn phải gánh chịu điều tiếng về cái chết của chồng. Và thực tế là chính vì ý định đánh chồng què tay của người đàn bà này nên ông Phạm Văn Đường (57 tuổi) mới mất mạng. Hôm tòa đưa Hiển ra xét xử, bị kịch của gia đình bị cáo mới thực sự vỡ lở. Ông Đường có “bồ nhí”, thường xuyên bạo hành vợ. Cùng quẫn, Hiển thuê người chém chồng với giá 30 triệu đồng. Thế nhưng những kẻ “đâm thuê chém mướn” đã ra tay… quá đà.
Đi tìm nguyên nhân
Đối với bất kỳ một vụ trọng án nào, các cơ quan tiến hành tố tụng bao giờ cũng phải cố gắng chứng minh được động cơ phạm tội của hung thủ. Từ đó mới có căn cứ kết tội nhằm trừng trị, giáo dục và cảm hóa bị cáo sau này. Đó cũng là yêu cầu, tiền đề trong công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm. Thế nhưng thấy gì và rút ra được những gì sau hàng loạt vụ án mạng gia đình thời gian gần đây là điều không dễ.
Ngày 28-6, Nguyễn Đức Phú (SN 1981, trú ở thôn Kiều Mộc, xã Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội) bị xử 15 năm tù về tội giết người. Nạn nhân dưới tay Phú không ai khác chính là vợ của anh ta - chị Đỗ Thị Phúc. Tối 1-1, bị vợ xua đuổi, Phú liền lấy dao đâm, cứa cổ và dùng chày gỗ đập liên tiếp vào đầu nạn nhân. Phúc may mắn thoát chết nhờ một người hàng xóm kịp thời giải cứu…
Ở vụ án này, động cơ gây án của hung thủ được xác định là sự ức chế trong tâm lý do mâu thuẫn vợ chồng lâu ngày. Khi sự ức chế ấy lên đến đỉnh điểm thì bùng phát thành hành vi. Diễn tiến tâm lý của Phú phần nào được lý giải là vậy, song nhìn vào hành vi tội phạm thì không hoàn toàn thế.
Anh ta quyết giết chết vợ đến cùng. Chỉ có điều hậu quả mà anh ta mong muốn không xảy ra. Giả thiết động cơ giết vợ của Phú còn có gì khác, tài sản, tình ái hay nhằm che giấu một tội phạm trước đó? Tất cả đều không phải vì tài liệu trong hồ sơ vụ án không cho thấy điều đó. Trong các vụ nêu án trên, động lực xui khiến bị cáo gây án cũng vô cùng giản đơn. Một chút ấm ức, một chút bất bình và cần chút tiền để thỏa mãn nhu cầu bản thân là án mạng xảy ra.
Giữa lúc các vụ án giết người thân đang được các cấp tòa đẩy mạnh xét xử như một lời cảnh báo đối với xã hội, đối với mỗi gia đình thì gần đây lại xảy thêm những vụ đặc biệt nghiêm trọng khác. Rạng sáng 24-6, Lưu Văn Thắng (SN 1986, trú ở phố Thụy Lĩnh, quận Hoàng Mai) đã dùng dao đâm chết bố mẹ đẻ. Trước đó, đêm 8-6, Đinh Lệnh Tuấn (SN 1982, trú ở tổ 22, phường Thượng Thanh, quận Long Biên) giết chết vợ, rồi chở ra bờ đê vứt xác hòng che mắt cơ quan chức năng…
Theo một thẩm phán TAND TP Hà Nội, không khó để giải mã động cơ phạm tội trong từng vụ án cụ thể. Đó có thể là do mâu thuẫn gia đình, ghen tuông, tranh chấp tài sản hay do bạo hành. Và điểm chung nổi bật trong các vụ án này là ít nhiều nạn nhân có lỗi, bị hại không thể đề phòng.
Tuy nhiên, để “cắt nghĩa” một cách tường tận nguyên nhân sâu xa trước tình trạng án mạng gia đình hiện nay là điều rất khó. “Trước mắt chỉ có thể khẳng định rằng đạo đức, lối sống của con người đang bị băng hoại nghiêm trọng. Bởi không có một lý do nào có thể lấp liếm được tội ác giết hại người thân” - vị thẩm phán này chua chát.